Trang chủ Tu học Lời Phật dạy Mỗi ngày một câu Phật ngôn (Ngày 15 & 16 tháng giêng)

Mỗi ngày một câu Phật ngôn (Ngày 15 & 16 tháng giêng)

208

Tháng giêng 

Ngày 15 tháng giêng
 
15.SV 354
 
Pháp môn đưa đến lợi ích cho tự ngã
 
Tương Ưng Bộ Kinh, Tập V, Thiên Đại Phẩm, Chương Tương Ưng Dự Lưu, Phẩm Veludvava, Câu 7. Những Người Ở Veludvara (S.v, 352) 6-10
 
Thế nào là pháp môn đưa đến lợi ích cho tự ngã? 
 
6) Ở đây, này các gia chủ, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: “Ta muốn sống, không muốn chết, muốn lạc, ghét khổ. Nếu có ai đến đoạt mạng sống của ta, một người muốn sống, không muốn chết, muốn lạc, ghét khổ, như vậy là một việc không khả ái, không khả ý đối với ta. Nhưng nếu ta đoạt mạng sống một người muốn sống, không muốn chết, muốn lạc, ghét khổ, như vậy là một việc không khả ái, không khả ý đối với người ấy. Một pháp này không khả ái, không khả ý cho ta, thời pháp ấy cũng không khả ái, không khả ý đối với người khác. Và một pháp này không khả ái, không khả ý cho ta, thời sao đem cột pháp ấy cho người khác?” Do suy tư như vậy, vị ấy từ bỏ sát sanh, khuyến khích người khác từ bỏ sát sanh, nói lời tán thán từ bỏ sát sanh. Như vậy về thân hành, vị ấy được hoàn toàn thanh tịnh (kotiparisuddham.) 
 
7) Lại nữa các gia chủ, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: “Nếu có ai lấy của không cho của ta, gọi là ăn trộm, như vậy là một việc không khả ái, không khả ý đối với ta. Nhưng nếu ta lấy của không cho của ta, gọi là ăn trộm, như vậy là một việc không khả ái, không khả ý đối với người ấy.  Một pháp này không khả ái, không khả ý cho ta, thời pháp ấy cũng không khả ái, không khả ý đối với người khác. Và một pháp này không khả ái, không khả ý cho ta, thời sao đem cột pháp ấy cho người khác?” Do suy tư như vậy, vị ấy từ bỏ lấy của không cho, khuyến khích người khác từ bỏ lấy của không cho, nói lời tán thán từ bỏ lấy của không cho. Như vậy về thân hành, vị ấy được hoàn toàn thanh tịnh . 
 
8) Lại nữa các gia chủ, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: “Nếu có ai tà hạnh với vợ của ta, như vậy là một việc không khả ái, không khả ý đối với ta. Nhưng nếu ta có tà hạnh với vợ của người khác, như vậy là một việc không khả ái, không khả ý đối với người ấy. Một pháp này không khả ái, không khả ý cho ta, thời pháp ấy cũng không khả ái, không khả ý đối với người khác. Và một pháp này không khả ái, không khả ý cho ta, thời sao đem cột pháp ấy cho người khác?” Do suy tư như vậy, vị ấy từ bỏ tự mình từ bỏ tà hạnh trong các dục, khuyến khích người khác từ bỏ tà hạnh trong các dục , nói lời tán thán từ bỏ tà hạnh trong các dục. Như vậy về thân hành, vị ấy được hoàn toàn thanh tịnh .
 
9) Lại nữa các gia chủ, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: “Nếu có ai làm tổn hại lợi ích của ta với lời nói láo, như vậy là một việc không khả ái, không khả ý đối với ta. Nhưng nếu ta cũng làm tổn hại lợi ích của người khác với lời nói láo, như vậy là một việc không khả ái, không khả ý đối với người ấy. Một pháp này không khả ái, không khả ý cho ta, thời pháp ấy cũng không khả ái, không khả ý đối với người khác. Và một pháp này không khả ái, không khả ý cho ta, thời sao đem cột pháp ấy cho người khác?” Do suy tư như vậy, vị ấy từ bỏ tự mình từ bỏ nói láo, khuyến khích người khác từ bỏ nói láo , nói lời tán thán từ bỏ nói láo. Như vậy về thân hành, vị ấy được hoàn toàn thanh tịnh. 
 
10) Lại nữa các gia chủ, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: “Nếu có ai chia rẽ bạn bè ta bằng lời nói hai lưỡi, như vậy là một việc không khả ái, không khả ý đối với ta. Nhưng nếu ta cũng chia rẽ bạn bè người khác bằng lời nói hai lưỡi, như vậy là một việc không khả ái, không khả ý đối với người ấy. Một pháp này không khả ái, không khả ý cho ta, thời pháp ấy cũng không khả ái, không khả ý đối với người khác. Và một pháp này không khả ái, không khả ý cho ta, thời sao đem cột pháp ấy cho người khác?” Do suy tư như vậy, vị ấy từ bỏ tự mình từ bỏ nói hai lưỡi, khuyến khích người khác từ bỏ nói hai lưỡi, nói lời tán thán từ bỏ nói hai lưỡi. 
 
Ngày 16  tháng giêng
 
16.A I 199 
 
Sự khác biệt giữa tham, sân, si
 
Tăng Chi Bộ Kinh, Chương Ba Pháp, Phẩm Lớn, Câu 68. Di Sĩ Ngoại Đạo
 
1. … “Tham là tội nhỏ, nhưng ly tham là chậm chạp. Sân tội lớn nhưng ly sân là mau chóng. Si tội lớn và ly sân là chậm chạp.” 
 
Nguyên tác: Daily Readings from the Buddha’s Words of Wisdom của Đại đức Shravasti Dhammika