Trang chủ Tu học Lời Phật dạy Mỗi ngày một câu Phật ngôn (Ngày 19, 20 và 21 tháng...

Mỗi ngày một câu Phật ngôn (Ngày 19, 20 và 21 tháng sáu)

102

 

Tháng sáu 
 
Ngày 19 tháng sáu 
 
170. Sn 574 -581 
 
Sinh mạng của loài người 
 
Tiểu Bộ Kinh, Kinh Tập, Chương Ba, Đại Phẩm, Câu (VIII), Kinh Mũi Tên (Sn 112) 
 
574. Sinh mạng của loài người
Ở đời không ai biết
Không tướng, nhiều phiền toái
Nhỏ nhoi, liên hệ khổ 
 
575. Không có sự gắng nào
Khiến sống thoát khỏi chết
Sau khi già là chết
Pháp hữu tình là vậy 
 
576.         Như các trái chín muồi
Có sợ bị rơi sớm
Cũng vậy, người được sanh
Thường có sợ bị chết 
 
577.         Như người thợ làm ghè
Làm chén bát đất sét
Cuối cùng, bể tất cả
Mạng sống người là vậy 
 
578. Trẻ tuổi và lớn tuổi
Người ngu và kẻ trí
Tất cả đi đến chết
Cuối cùng rồi cũng chết 
 
579. Những ai chết chi phối
Đi qua đến đời sau
Cha không cứu được con
Hay bà con cứu nhau
 
 
580. Hãy xem, các bà con
Đứng nhìn và than khóc
Từng người, đi đến chết
Như bò mang đi giết 
 
581.     Như vậy, thế giới này
Bị già chết chi phối
Do vậy, bậc nhiều trí
Biết đời , nên không sầu 
 
Ngày 20 tháng sáu 
 
171.Thig. 511-513 
 
Đường đi đến bất tử 
 
Tiểu Bộ Kinh, Trưởng Lão Ni Kệ, Tập III, Đại Phẩm, Câu (LXXIII) Sumedha (Theri. 167) 
 
511. Đây không già, không chết
Đây con đường không già
Không chết, không sầu não
Không thù địch trói buộc
Không vấp ngã, sợ hãi
Không nung nấu, đọa đầy. 
 
512.   Đích này nhiều người đạt
Đích này là bất tử
Nay cần phải chứng được
Ai như lý chú tâm
Nếu không có nổ lực
Không sao chứng đạt được
Sumedha nói vậy.
Không thích đi đến hành
Nàng thuyết phục được vua
Với tóc quăng trên đất
  
513. Đứng dậy A-ni-ka
Chắp tay xin cha nàng
Hãy cho Sumedha
Được xuất gia tu học
Để nàng thấy cho được
Giải thoát và chân lý. 
 
Ngày 21 tháng sáu 
 
172. A III 373
  
Thế Tôn giáo giới tôn giả Sona 
 
Tăng Chi Bộ Kinh,  Chương Sáu Pháp, Đại Phẩm, Câu (I) (55) Sona-1 
 
1…Tôn giả Sona, trong khi độc cư thiền tịnh, khởi lên tư tưởng sau đây: “Những ai là đệ tử Thế Tôn, sống tinh cần, tinh tấn, ta là một trong những vị ấy. Nhưng ta còn chấp thủ, tâm chưa giải thoát các lậu hoặc. Gia đình ta có tài sản, và ta có thể hưởng thọ tài sản và làm điều công đức. Vậy ta hãy từ bỏ học pháp, hoàn tục, thọ hưởng tài sản và làm các công đức.”
 
 
Rồi Thế Tôn với tâm của mình biết được tâm của tôn giả Sona, như một người lực sĩ duỗi cánh tay đang co lại hay co lại cánh tay đang duỗi ra, biến mất từ núi Gijjahakuta, hiện ra trước mặt tôn giả Sona, ở rừng Sita. Thế Tôn ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Tôn giả Sona đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với tôn giả Sona đang ngồi một bên: 
 
          Này Sona, có phải trong khi thầy độc cư thiền tịnh, tư tưởng sau đây được khởi lên:” Những ai là đệ tử Thế Tôn, sống tinh cần, tinh tấn, ta là một trong những vị ấy. Nhưng ta còn chấp thủ, tâm chưa giải thoát các lậu hoặc. Gia đình ta có tài sản, và ta có thể hưởng thọ tài sản và làm điều công đức. Vậy ta hãy từ bỏ học pháp, hoàn tục, thọ hưởng tài sản và làm các công đức” ? 
 
        –       Thưa vâng, bạch Thế Tôn. 
 
          Thầy nghĩ thế nào, này Sona, có phải thuở trước, khi còn là gia chủ, thầy giỏi đánh đàn tỳ bà có dây? 
 
          Thưa vâng, bạch Thế Tôn. 
 
          Thầy nghĩ thế nào, này Sona, khi những dây đàn tỳ bà của thầy quá căng thẳng, trong khi ấy, đàn tỳ bà của thầy có phát âm hay sử dụng được không? 
 
          Thưa không, bạch Thế Tôn. 
 
          Thầy nghĩ thế nào, này Sona, khi những dây đàn tỳ bà của thầy quá chùng, trong khi ấy, đàn tỳ bà của thầy có phát âm hay sử dụng được không? 
 
          Thưa không, bạch Thế Tôn. 
 
          Nhưng này, Sona, nhưng khi những dây đàn tỳ bà của thầy không  quá căng thẳng, không quá chùng xuống, nhưng vặn đúng mức trung bình,  trong khi ấy, đàn tỳ bà của thầy có phát âm hay sử dụng được không? 
 
          Thưa được, bạch Thế Tôn. 
 
          Cũng vậy, này Sona, khi tinh cần tinh tấn quá căng thẳng, thời đưa đến giao động; khi tinh cần tinh tấn quá thụ động, thời đưa đến biếng nhác. Do vậy, này Sona, thầy phải an trú tinh tấn một cách quân bình, thể nhập các căn một cách quân bình, rồi tại đấy nắm giữ tướng (pháp).
 
Chú thích:
 
Tướng (pháp): đối tượng mà hành giả quan sát trong pháp hành để thực tập chánh niệm 
 
Theo:  Daily Readings from the Buddha’s Words of Wisdom của Đại đức Shravasti Dhammika