Trang chủ Tuổi trẻ Gia đình Phật tử Những đề nghị và các biện pháp duy trì và phát triển...

Những đề nghị và các biện pháp duy trì và phát triển mạnh ngành thiếu một cách bền vững

79

Chúng ta không phải bàn cái gì về tính ưu việt của hệ thống giáo dục GĐPT. Tuy nhiên đã hơn 50 năm, chương trình áo Lam tuy đã có rất nhiều chỉnh huấn qua từng thời kì, từng đại hội và nỗ lực của ban tu thư. Tựu trung, chúgn ta vẫn còn giữ những nét cơ bản của hệ thống tu học ban đầu vào những thập niên 70 thế kỷ trước để cập nhật chương trình phù hợp với thời đại.


PBHĐ GĐPT Kon Tum kính xin được mạo muội trình bày các quan điểm bổ sung của mình cũng xin được trình lên PBHĐ TW GĐPT Việt Nam, đây là những quan điểm bổ sung mang tính chất chủ quan của một đơn vị miền núi để tham khảo bổ sung chứ không phải cách tân hay tham vọng sửa đổi.


1. Thiết lập hệ thống bảo huynh, bảo tỷ theo ngành dọc từ dưới lên trên và ngược lại.


Trong từng đơn vị GĐPT, các huynh trưỏng lãnh đạo nên tổ chức bốc thăm hoặc chỉ định từng huynh trưởng chịu trách nhiệm tôí đa 3 đoàn sinh (nếu một kèm một thì tốt nhất) về tất cả các mặt, giờ giấc, sinh hoạt và tu học, đạo đức.


Nếu các em có vi phạm nào huynh trưởng bảo huynh hoặc bảo tỷ chịu trách nhiệm trước ban huynh trưởng. Các đoàn sinh ngành thiếu sẽ là bảo đệ hoặc bảo muội, các đoàn sinh ngành thiếu sẽ lại là bảo huynh hoặc bảo tỷ của các đoàn sinh ngành oanh (chỉ được phụ trách một em).


2. Đưa lịch sử đất nước vào chương trình tu học


Ngoài chương trình 4 bậc Sơ chánh thiện nên kèm theo chương trình lịch sử phù hợp theo từng lớp tuổi, năm học. Sẽ thiếu sót nếu đoàn sinh GĐPT không có khái niệm gì lịch sử đất nước khi mà mình là công dân, có thể đưa lịch sử của các triều đại thịnh trị gắn với Phật giáo Việt Nam như Đinh, Lê, Lý, Trần…


3. Áp dụng thuyết tri hành hợp nhất vào chương trình


Từ trước đến nay, thuyết tri hành hợp nhất vốn có trong chương trình tu học nhưng chưa được nổi bật lắm. Hãy kết hợp thêm giữa Học – Chơi- Làm việc để các em có một khái niệm rõ ràng hơn giữa nhân và quả từ đó tạo cho các em một đam mê trong công tác tu học và làm việc thiện.


4. Đưa tâm lý giới tính và thể thao vào tu học


Lứa tuổi ngành thiếu rất dễ bị ảnh hưởng từ phim ảnh, cuộc sống vì các em khao khát sự mới lạ, tò mò và dễ mắc vào các sai lầm không thể cứu vãn nên cần đưa tâm lý giới tính và thể thao vào chương trình. Có thể mời giáo viên bên ngoài, phí tổn sẽ tính thêm vào đoàn phí.


Riêng thể thao nên có những bài giảng, nội quy từng môn có bán ngoài thị trường. Huynh trưởng hoặc giảng viên nên tham khảo từ sách báo và Internet.


5. Phát triển các chuyên hiệu nghề


Trong ngành thiếu nên có những chuyên hiệu để các em phát triển năng khiếu, điều này sẽ làm phong phú thêm cuộc sống và làm cho các em, nâng cao thêm lòng tự tin, có thể giúp các em tiến bộ hơn trong học tập từ GĐPT đến học đường.


Ví dụ như chuyên hiệu sinh ngữ, chuyên hiệu cơ khí, chuyên hiệu sửa chữa máy. Nếu phát mẫu chuyên hiệu, mang bên tay trái (dưới cấp bậc) hoặc túi ngực trái có thể tính thang điểm thâm niên cho các em qua các chuyên ngành được công nhận như bằng A, B sinh ngữ A, B Internet ( Tin học ) hoặc bằng sửa chữa cơ khí, máy tính…


6. Âm nhạc và khiêu vũ, giao tế


Văn nghệ là điều không thể thiếu trong GĐPT. Biết và sử dụng nhạc cụ sẽ là một lợi thế rất lớn trong sinh hoạt cộng đồng, các đơn vị GĐPT nên đưa âm nhạc vào trong chương trình tu học để các em hoàn thiện chính mình.


Nếu không có huynh trưởng phụ trách dạy nhạc nên nhờ người ngoài hoặc khuyến khích các em đi học nhạc. Bên cạnh đó, với các đoàn sinh ngành thiếu đang hoặc chuẩn bị học bậc kiên, ban huynh trưởng phải có một chương trình huấn luyện đặc biệt về giao tiếp, hướng dẫn chương trình và khiêu vũ.


7. Bản tin hàng tuần


Ban huynh trưởng nêu có một bản tin hàng tuần, có thể dưới hình thức báo tường cố định hoặc tập tin di chuyển được để các em có thể nêu lên tâm tư nguyện vọng của mình, qua đó phát hiện các năng khiếu và khả năng viết cũng như nét chữ để tuỳ lúc sử dụng các em trong công tác của GĐPT và Giáo hội Phật giáo Việt Nam.