Trang chủ Nghiên cứu Phật giáo và Khoa học Pháp giới duyên khởi và khoa học nguyên tử

Pháp giới duyên khởi và khoa học nguyên tử

149

Nếu khoa học cố gắng để tìm hiểu thế giới bên ngoài và mới được chạm qua bề mặt thế giới nội tại của con người, thì Phật giáo lại là một ngành  khoa học đáp ứng cho cả nội giới và ngoại giới.

Kiến thức khoa học, tuy cần thiết đến đâu, cũng sẽ không thể đáp ứng trọn vẹn cho cuộc sống khi mà khoa học không có trí tuệ về bản tính tương tức tương nhập của vạn pháp.

Bình luận về tính hiệu quả của kiến thức trong lĩnh vực khoa học kỷ thuật, Ông Krishnamurti (1895-1986), một đại triết gia người Ấn đã nói:

Kiến thức kỹ thuật, tuy cần thiết, nhưng sẽ không có cách để giải quyết những mâu thuẫn và áp lực tâm lý bên trong của con người chúng ta; và chính bởi vì chúng ta lĩnh thu kiến thức khoa học thiếu vắng sự hiểu biết về toàn bộ tiến trình sống mà nghành kỹ thuật học đã trở thành một phương tiện huỷ hoại chính bản thân chúng ta. Con người biết cách phân tách nguyên tử mà thiếu vắng trái tim yêu thương thì chỉ là một con quỷ.”

Khoa học thường được coi là nhân tố dẫn đầu tạo nên cái được gọi là nền văn minh khoa học kỹ thuật. Sự khám phá mới đây về việc phóng thả năng lượng nguyên tử đã dẫn đưa nhân loại bước sang một thời kỳ mới – gọi là thời đại nguyên tử. Nhân loại thật sự rất vui trước sự tiến bộ về khoa học và kỹ thuật, nhưng đồng thời, lại rất lo lắng cho toàn bộ nhân loại đã được văn minh hoá có thể bị huỷ diệt vì sự bùng nổ của bom nguyên tử, một vũ khí mới gây chết người là sản phẩm của khoa học hiện đại cũng là sản phẩm có ra từ tư duy hữu ngã của con người.

Thật vậy, những đổi thay của khoa học được con người giới thiệu như hạt nhân nguyên tử, phóng xạ, năng lượng nguyên tử v.v.. đang trở thành những tác nhân đáng gờm nhất của sự ô nhiễm môi trường và là mối đe doạ lớn nhất cho sự tồn tại của loài người trên trái đất.

Vì vậy, việc thiện duy nhất cho loài người làm là có ý thức về vị trí quan trọng nơi mà nhân loại đang đứng và để rồi điều chỉnh tư duy và kiểu sống của họ. Bằng một lối đi như vậy, con người có thể nghĩ ra cách sử dụng sức mạnh mới đã có trong tay họ sao cho hợp lý nhất. Trong thực tế, không có gì sai trái với trái bom; mà sai trái là ở chính bản thân con người.

Theo quan điểm của Phật giáo, bất cứ cái gì thấy, nghe, cảm giác, hiểu biết, tìm kiếm, tư duy trên thế giới này đều là sự vận hành của vô minh, lòng tham ái và sự chấp thủ. Những khám phá mang tính khoa học của nhân loại hôm nay chính là hệ quả của một cái ngã đã được vật chất hoá để cho con người thấy vạn vật như có một cái ngã thường hằng và chấp lấy nó.

Và thế rồi, con người lại lo lắng và sợ hãi trước những đổi thay thuộc về tâm lý và tâm linh như là một kết quả của một lối sống vị kỷ. Do đó, không có gì sai khi nói rằng kiến thức khoa học chỉ là nguyên nhân gây huỷ diệt trái tim của con người nếu như kiến thức khoa học đó không đến từ cái tâm thanh tịnh với lòng  từ bi và sự thương yêu có được nhờ trí tuệ nhận biết bản chất tương tức tương nhập của các pháp.

Khoa học khi nhìn dước góc độ Pháp giới Duyên khởi chỉ là pháp hữu lậu. Thật ra, trên thực tế, sự thật khám phá về bản chất bên trong của nguyên tử rõ ràng có tác dụng vô giá không chỉ ở trên bản thân lĩnh vực khoa học mà còn ở trên tất cả các ngành kiến thức khác, tâm lý học, triết học và cả thần học.

Ở đây ngụ ý rằng, bản chất nhất thời và vô thường của vạn vật cũng là bản chất của nguyên tử. Chúng ta bây giờ hãy thử xét đến bản chất của nguyên tử dưới ánh sáng của nguyên lý tương tức tương nhập như Đức Phật giáo đã thuyết giảng.

Như chúng ta đã biết, thuyết nguyên tử do John Dalton đề xuất vào năm 1808 và ông ấy cho rằng một yếu tố phân tử trên thực tế gồm có những phân tử vô hình và bất khả phân. Ông cho rằng các nguyên tử là những vật có đặc tính của một trái banh bida.

Ở vào hậu bán thế kỷ này, điện tính của nguyên tử một phần được các khoa học gia như Michel Faraday, James Maxwell và Lord Kevin tìm thấy. Theo thuyết đề xuất của Neils Bohrs vào năm 1913, một nguyên tử gồm có hai phần, một hạt nhân nhỏ nặng bao quanh bởi một khoảng trống rộng lớn, trong đó các điện tử có phần chuyển động giống như hành tinh quay quanh mặt trời. Chung quanh các điện tử có nhiều lực từ và ảnh hưởng của những dòng từ về lý thuyết mà nói đều phổ khắp.

Faraday đã biểu tượng hoá một nguyên tử như một con sao biển có thân hình nhỏ bé và chân tay tương đối dài làm vướng những vật chúng đụng tới.

Điều này như vậy có thể diễn đạt là: các phần tử cấu thành thế giới vật chất đều tương tác lẫn nhau và thật sự bất khả phân. Khái niệm nguyên tử này mang ý nghĩa triết lý quan trọng. Vũ trũ vạn van vật không tồn tại một cách đơn độc.

Vì vậy, sự hiện hữu của một cá thể riêng biệt chẳng qua chỉ là một ảo tưởng. Vũ trụ đơn thuần là một tiến trình, một hệ thống bao gồm những sinh hoạt hỗ tương mà trong đó không một pháp nào vận hành đơn độc với những pháp khác nơi mà tất cả đều cùng vận hành không ngừng nghĩ.

Những điều đã nói ở trên hoàn toàn giống với nguyên lý Duyên khởi đã được Đức Phật thuyết giảng và cũng là thuyết Pháp giới Duyên khởi được nói trong kinh Hoa Nghiêm. Toàn bộ thế giới hiện tượng đều do duyên mà hiện hữu, vì vậy nó là vô thường, vô ngã.

Theo nghĩa này, nguyên tử, nguyên nghĩa của nó là “bất khả phân”, cuối cùng đã được minh chứng là có thể chia chẻ được. Một nguyên tử thật sự không hẳn là nguyên tử; nó được gọi là nguyên tử vì thuận tiện.

Trên thực tế, nguyên tử là một vật mà bản thân nó chỉ là một định nghĩa hoặc một dựng hình của tâm; nguyên tử là một hiện hữu có điều kiện, phụ thuộc vào bản thân khoa học và mọi ngành khoa học khác để theo chức năng định nghĩa nó nguyên tử, là bản chất tương đối của một nguyên tử.

Vậy, sự không tồn tại của một nguyên tử tự tồn tại, tự định nghĩa mới là bản chất thật sự hay là bản chất tuyệt đối của một nguyên tử. Như vậy, nó là vô ngã, tương đối và dễ bị biến đổi.

Chính từ cái bản ngã được hình thành trên lòng mong muốn và cảm xúc mà có ra một bức tranh ảo tưởng về sự hiện hữu riêng biệt của “Cái ta”, Chúng sinh” và “Vạn vật”, vì thế ngăn che tâm thức của con người không thấy được thực tại tương tức và tương nhập của vạn vật, che mất thực tính của sự vô thường và vô ngã.

Đức Phật đã dạy rằng nếu người thấy rõ sự thật Duyên khởi hiện hữu trong tất cả pháp, theo đó hiểu rõ tính nhất thời và vô thường của vạn pháp, người đó sẽ đoạn trừ được khổ đau. Đức Phật đã dạy:

Tất cả các pháp do duyên hợp đều vô thường. Người mà đem trí tuệ soi thấy được điều này, thì lập tức sẽ xa lìa thống khổ. Đây là đạo thanh tịnh tối thượng. Tất cả các pháp do duyên hợp đều là khổ. Người mà đem trí tuệ soi thấy được điều này, thì lập tức sẽ xa lìa thống khổ. Đây là đạo thanh tịnh tối thượng. Tất cả các pháp do duyên hợp đều vô ngã. Người mà đem trí tuệ soi thấy được điều này, thì lập tức sẽ xa lìa thống khổ. Đây là đạo thanh tịnh tối thượng

Tóm lại, từ những lời dạy cuối cùng của Đức Phật, chúng ta có thể để đi đến kết luận hợp lý rằng tốt hơn hết hãy từ bỏ năng lượng chết người mà tận hưởng một cuộc sống an lành, dù có giản dị. Nếu con người tránh đi vào cảm giác và đường mòn sai trái của cái được gọi là mục tiêu khoa học quá thiên về vật chất, tránh rơi vào quan niệm về một cái ngã thường hằng, thì người đó có thể nhận thức rõ rằng không có vật gì hiện hữu một mình bởi chính nó và cho một mình nó, vì theo lý Duyên khởi, tất cả vạn pháp đều tương duyên với nhau cho ý nghĩa và sự hiện hữu của chúng, và người ấy hiểu rằng bản chất của vạn vật là duyên sinh và không tính.

Người ấy, như thế, chứng đạt được “Viên minh” trí cũng gọi là “Toàn Giác”, “Toàn Minh”. Đây là thị kiến được kinh Hoa Nghiêm triển khai, mà tính ứng dụng của nó trong đời sống thực tiễn là để trau dồi tâm tư hài hoà của chúng, và để mang lại niềm vui và hy vọng cho chính bản thân chúng ta và cho những người khác.

Nói chung, thị kiến lý Duyên khởi cung cấp một cơ bản lý thuyết cho sự hài hoà cân đối giữa người và người, giữa cá nhân với thiên nhiên, giữa người với cộng đồng. Và tin rằng thị kiến này thực sự dẫn dắt con người đến chỗ giác ngộ. Lời phát biểu dưới đây được Francis H. Cook dẫn chứng sẽ giải thích một cách rõ ràng về giá trị cứu cánh của thị kiến trong kinh Hoa Nghiêm:

Như vậy, Tri kiến của Hoa Nghiêm đòi hỏi cả cái được và cái mất. Cái mất mát là cái tổn thất về một cái ngã đang bị xâm thực, khiến cho sự vật không được là chính nó. Còn cái được chính là cái năng lực mới mẻ có thể nhận thấy mọi vật đều là tuyệt vời và tốt lành. Thế giới này là một chốn bình yên dù ở đó có hổ báo, bệnh dịch và chết choc. Được và mất chỉ là một và đều như nhau, cũng như khi một bên của cán cân chĩu xuống, thì bên kia cao lên. Trong trường hợp này, một Phật tử có thể nói đại bất cứ ngày nào, rằng đó là ngày anh ta được sinh ra, ngày anh ta ngộ đạo, hay ngày anh ta chết, “mỗi một ngày là một ngày tốt lành”

Những điều đã nói ở trên là toàn bộ tinh thần của giáo lý Hoa Nghiêm nói riêng và của Phật giáo nói chung, là đường lối chỉ đạo cho cuộc đời hướng tới một sự hài hoà cân đối về cả vật chất lẫn tinh thần. Đây là đường lối hiệu quả nhất mang lại cuộc sống an lạc cho con người hiện nay.