Trang chủ Văn hóa Triển lãm thư pháp thời hiện đại

Triển lãm thư pháp thời hiện đại

86

Nhóm thư pháp trẻ này bao gồm các thành viên Lê Quốc Việt, Trần Trọng Dương, Nguyễn Đức Dũng, Phạm Văn Tuấn, Nguyễn Quang Thắng, trong đó thành viên Phạm Văn Tuấn hiện là thành viên của website Phật tử Việt Nam.


 


Phạm Văn Tuấn cho biết “Nhóm gồm các bạn trẻ đã từng tham gia các cuộc triển lãm tại Văn Miếu – Quốc tử Giám, tại Hoàng thành Hà Nội… Cả nhóm đều có nhiều tư tưởng và sự khám phá rất mới trong nghệ thuật thư pháp, mỗi người mang một diện mạo và cá tính tự do riêng biệt, không phụ thuộc vào thể chữ truyền thống.


 


Hầu hết các bức thư pháp của họ mang phong cách mạnh mẽ, trẻ trung của hội hoạ trừu tượng, gắn với triết lý sâu sắc của đạo Phật. Các đường nét và các mảng đậm nhạt cho dù chỉ có 2 mầu đen và trắng nhưng người xem vẫn cảm nhận được sắc độ tương phản, hoà quện nhau bởi bút lực điêu luyện và có hồn mang, đến vẻ đẹp chân thiện mỹ tuyệt vời  đầy trí tuệ và sáng tạo trong nghệ thuật hiện tại.


 


Bên cạnh giác độ mỹ thuật, người xem có thể cảm nhận cả kiến thức Hán Nôm sâu sắc của những người thực hiện triển lãm.


 


Triển lãm đã tạo được tiếng vang nhất định và gây sự ngạc nhiên lớn cho nhiều khán giả quen xem thư pháp truyền thống tại thủ đô Hà Nội.


 







Tiền vệ là một loại hình nghệ thuật thư pháp theo quan điểm của thư pháp gia người Nhật Bản Hidai Tencai- người được coi là cha đẻ của thư pháp hiện đại ở đất nước Mặt trời mọc. Ngay từ những năm 1950 những người theo trường phái này đã để lại ấn tượng cũng như nhiều tranh cãi khi họ coi thư pháp là phương tiện, nét chữ không bao hàm ngữ nghĩa… Có thể nói thư pháp tiền vệ là những tác phẩm trừu tượng được sáng tạo cùng một phương thức với thư pháp truyền thống: Sử dụng mực nho, hoạch định đường nét rõ ràng, quá trình dụng bút dưỡng mực được coi như là sự trình diễn phong cách, và chất liệu thường dựa trên ký tự có ý nghĩa. Ký tự hầu hết thường biến thể, có khi nhiều tới mức không thể phân biệt được ngữ nghĩa được nữa. Tiêu đề của tác phẩm thường gắn với ký tự hoặc một nhóm các ký tự gốc, nhưng không thường xuyên. Một số khác lại có xu hướng chuyển thành những hình ảnh bằng mực, tự do hơn và thể hiện triệt để hơn. Trong trường hợp này, một tác phẩm không phải lúc nào cũng dựa trên một ký tự nhất định nhưng nó được viết cùng một cách với một tác phẩm thư pháp.












Thiền Phong – Phạm Văn Tuấn, thành viên website Phật tử Việt Nam

















Cẩm Vân, Trị sự viên trang Phật tử Việt Nam tặng hoa chúc mừng