Trang chủ Đời sống Tâm sự Trở lại Sài Gòn sau Tết, các con xúc động nhìn từng...

Trở lại Sài Gòn sau Tết, các con xúc động nhìn từng gói đồ mẹ chuẩn bị

178

Vậy là kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2022 đã kết thúc, mọi người lại quay trở về với nhịp sống hối hả thường ngày, học sinh sinh viên đến trường, người lớn đi làm. Với những ai lên Hà Nội, Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai,… học tập, làm việc thì họ còn mang theo cả những món quà quê thân thương, chất chứa biết bao tình cảm của ba mẹ, gia đình gửi gắm.

Chị Trần Thị Thu Hương (26 tuổi, đang trọ tại đường Lã Xuân Oai, phường Tăng Nhơn Phú A, TP.Thủ Đức, TP.HCM) bày tỏ với Báo , chị và các anh em trong gia đình được mẹ chuẩn bị cho từ những thứ nhỏ nhất như nước mắm, hạt tiêu, củ hành. “Giống như là nhà có gì là mẹ gói ghém cái đó, cứ sợ con cái vào thành phố mua giá sẽ đắt đỏ. Có lần thấy nhiều quá, mình bỏ ra thì mẹ cũng lén nhét vào cho được”, chị Hương chia sẻ.

Với chị Hương, những món quà quê này chẳng thể đong đếm được bằng giá trị vật chất, bởi đó là cả tấm lòng của mẹ. Chẳng riêng gì dịp Tết mà lần nào về quê trở thành TP.HCM chị cũng được mẹ gói ghém cho ngần ấy đồ. “Ngồi mở từng bao đồ mẹ đã gói rất kỹ mà 2 hàng nước mắt cứ thế tuôn. Vừa thương, vừa nhớ ba mẹ vô cùng”, chị xúc động.

Tương tự, chị Nguyễn Thị Kiều Trinh (28 tuổi, trọ tại phường Bình Trị Đông B, Q.Bình Tân, TP.HCM) cũng cho hay, năm nào nghỉ Tết xong chị cũng được mẹ gói cho rất nhiều bánh tét, ngoài ra còn có các loại mứt mẹ tự tay làm. Những thứ ấy khiến chị luôn nhớ đến hương vị quê nhà và có cảm giác dù không ở quê hương nhưng vẫn có gia đình dõi theo.

“Thành phố không thiếu những thứ này nhưng đồ của mẹ vẫn là ngon nhất và nó làm mình luôn nhớ về mùi vị tết của quê nhà”, chị Trinh nói.

Theo lời chị Trinh, mẹ chị luôn sợ các con phải mua bán tốn kém nên gói được bao nhiêu là mẹ chị đều cố gắng để các con mang đi.

Còn với những bậc làm cha làm mẹ, việc tự tay chuẩn bị đồ cho con đôi khi cũng là một niềm hạnh phúc. Như lời bác Nguyễn Thị Tám (ngụ ở Bình Sa, Thăng Bình, Quảng Nam) tâm sự với Báo , năm nào cũng vậy, cứ đến ngày các con gần đi là bác lại tất tả gói ghém quà quê, chẳng thiếu món nào từ các loại rau củ cây nhà lá vườn đến các loại bánh: “Ôi, kính thưa các loại con ạ. Bỏ đầy bao này lại đi kiếm bao khác, chỉ mong con ra thành phố đỡ phải mua đồ ăn”, bác vui vẻ.

Thực tế, từ chiều ngày 6/2 đến hết ngày 7/2, trên nhiều tuyến đường trở lại thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM hay những địa phương có khu công nghiệp Bình Dương, Đồng Nai,… đã xuất hiện tình trạng ách tắc. Ai nấy đều hồ hởi trở lại làm việc, học tập, trên xe chằng buộc thêm rất nhiều túi đồ là quà quê.

Liên quan đến vấn đề đi làm sau Tết, Báo đăng tải, sáng 8/2, tại Khu công nghệ cao (TP Thủ Đức) có khoảng 80-95% công nhân của 80 nhà máy của toàn khu đã trở lại công ty. Trước đó, ngày 7/2, nhiều nhà máy khác trong vùng cũng có tỉ lệ người lao động trở lại cao, đều từ 90% trở lên. Thậm chí còn có nơi đạt 100% như tại một số nhà máy sợi, dệt thuộc Tập đoàn dệt may Việt Nam.

Ngoài ra, ở 17 khu chế xuất, khu công nghiệp của thành phố có khoảng 82% người lao động đã đến làm việc. Khu công nghiệp Đông Nam, Tây Bắc Củ Chi, Tân Phú Trung tỉ lệ này là trên 90%.

Trải qua 1 năm có nhiều khó khăn, giờ đây cả doanh nghiệp lẫn người lao động đều thầm mong năm mới sẽ thuận buồm xuôi gió. Như lời tâm sự của chị Nguyễn Thị Thu Hương làm việc tại doanh nghiệp ở huyện Củ Chi, TP.HCM tâm sự trên Lao Động: “Chỉ mong sao năm nay không xảy ra dịch bệnh để công nhân chúng tôi được yên ổn đi làm, bảo đảm thu nhập còn nuôi con cái.”

Theo YAN