Vào mùa An cư thứ chín, bấy giờ Thế Tôn trú ở Kosambi. Chính tại đây, một thiếu nữBà la môn xinh đẹp tên là Màgandiyà (Mạn La Hoa) đã tự gây oán hận với Ngài. Thật lạ, chuyện đời thì cái gì cũng có thể xảy ra, khó mà biết trước được.
Có hai vợ chồng Bà La môn đang kén rể cho con gái yêu của mình. Một hôm, trong khi người chồng đang cúng tế thần lửa thì Thế Tôn nhờ quán sát nhân duyên nên ôm bình bát, bộ hành đếnhóa độ. Thoạt nhìn tướng hảo và tư thái của Ngài, ông ta vô cùng mừng rỡ vì đây chính là người mà ông đã tìm kiếm từ lâu. Vội vàng thỉnh Sa môn nán lại, ông chạy về nhà gọi vợ và con gái. Lúc ấy, Thế Tôn lặng lẽ đi đến một chỗ khác, không xa lắm và cố ý để lại những dấu chân rõ ràng trên mặt đất. Khi Bà la môn cùng vợ và con gái. Lúc ấy, Thế Tôn lặng lẽ đi đến một chỗ khác, không xa lắm và cố ý để lại những dấu chân rõ ràng trên mặt đất. Khi Bà La môn cùng vợ và con gái trang diểm xong ra đến nơi thì “chàng rể tương lai” đã đi rồi. Nhìn dấu chân, người vợ thất vọng tràn trề bởi bà giỏi về tướng pháp, với bàn chân này thì đây không phải là người tầm thường mà phải là của người đã rũ sạch mọi tham muốn thế tục. Nhưng ông chồng không tin, có gì mà nghiêm trọng thế làm Sa môn vẫn là con người và Sa môn hoàn tục đâu phải là chuyện hiếm. Rồi trông thấy Thế Tôn đằng xa, ông dắt con gái đến và đề nghị gả cho Ngài. Lời đề nghị này khá khôi hài nhưng chứng tỏ Bà la môn kia cũng biết “chọn mặt gửi vàng”.
Thế Tôn là Bậc Giác ngộ, đã vượt qua những thử thách cám dỗ của ma nữ, ma vương nên sự kiện vừa xảy ra chỉ là chuyện nhỏ. Ngài không có ý chê cô gái nhưng nói thật và thẳng thắn : “Ta không còn thích thú với chuyện này vì đã thấy rõ (dứt hẳn) ái dục, bất mãn và tham vọng. Hình hài kia đầy ô trược, ta không hề muốn đụng đến, dù chỉ bằng chân”. Nghe những lời này, hai ông bà Bà la môn liền giác ngộ, chứng đến Tam quả A na hàm. Nhưng ngặt nỗi nàng Màgandiyà nghe vậy thì cả thấy bị xúc phạm nên giận lắm. Nàng nghĩ : “Nếu ông Sa môn này không cần đến ta thì thôi, cớ sao lại nói thân tể đẹp đẽ yêu kiều này là dơ bẩn? Được rồi, với nhan sắc này ta sẽ có người chồng xứng đág và cừng đó ta sẽ biết làm gì với Sa môn Cồ Đàm này”.
Trên bước đường hoằng pháp, Thế Tôn từng ghi nhận là có những người không có duyên với Ngài nên chẳng thể hóa độ. Ngàng Màgandiyà là một điển hình. Nếu hội đủ duyên lành rất có thể nàng Màgandiyà đã nhận ra chân lý như nữ Tôn giả Khema (nguyên hoàng hậu vua Bimbisara), nữ Tôn giả Ubirì (từng làm hoàng hậu vua xứ Kosala) nhưng nàng Màgandiyà thì ngược lại.
Sau đó, nhờ sắc đẹp nên nàng Màgandiyà được tiến cung và trở thành thứ hậu của vua Udena, quyền lực vô hạn “đứng trên vạn người, chỉ dưới một người”. Và lời nguyền báo thù năm xưa với Sa môn Cồ Đàm, giờ đây đối với thứ hậu Màgandiyà đã đến lúc trở thành hiện thực.
Khi nghe tin Thế Tôn cùng các Tỷ theo du hành đến thành Kosambi, chỉ chờ cơ hội này, thứ hậy Màgandiyà sai các thuộc hạ vung tiền mua chuộc mọi người chửi mắng, nguyền rủa Thế tôn thậm tệ. Đến đâu, Thế Tôn cũng bị lăng nhục : “Sa môn Cồ Đàm là ăn trộm, là tên khờ, là người điên… ông không mong gì được lên cõi trời mà phải chịu thống khổ trong địa ngục…”.
Tôn giả Ananda (lúc bấy giờ chưa chứng A la hán), thị giả của Thế Tôn, thấy tôn sư bị lăng nhục thậm tệ, đau đớn không chịu nổi trước sự chửi rủa tục tằn nên thỉnh cầu Ngài bỏ đi nơi khác. Thế Tôn bình thản đáp lời Ananda : “Nếu đi chỗ khác mà người ta cũng nhục mạ như vậy thì chúng ta sẽ đi đâu? Này Ananda, không nên nói như vậy, bất cứ nơi nào gặp khó khăn, rắc rối thì chính nơi ấy chúng ta phải dàn xếp ổn thỏa. Và đến khi nào dàn xếp xong, chúng ta mới có quyền đi nơi khác”.
Nhân đó, Thế Tôn dạy Ananda, các Tỷ kheo và cho cả những người chửi mắng Ngài về pháp nhẫn nhục: “Ta như voi giữa trận, hứng chịu cung tên rơi, chịu đựng mọi phỉ báng, ác giới rất nhiều người (PC-320) Voi luyện đưa dự hội, ngựa luyện được vua cưỡi, người luyện-bậc tối thượng, chịu đựng mọi phỉ báng (PC-321); Tốt thay con la thuần, thuần chủng loài ngựa Sindh, đại tượng-voi có ngà, tự điều mới tối thượng (PC-322)”.
Nghe xong các pháp cú này, Tôn giả Ananda yên lòng, các Tỷ kheo thực tập pháp nên càng vững chãi hơn. Đặc biệt là những kẻ ăn tiền chửi mướn, ngông cuồng nhục mạ Phật thảy đều chuyển hóa, có rất nhiều người trong họ chứng từ Sơ quả tu dà hoàn đến Tam quả A na hàm. Từ đó về sau, sự nhục mạ Thế Tôn không còn ở Kosambi; không những thế, Ngài hóa độ cho rất nhiều người phát tâm xuất gia hoặc trở thành những cận sự Tam bảo, hộ pháp đắc lực.
Thế Tôn đã trui rèn, tôi luyện thân tâm trở thành vàng ròng nên chẳng ngạ gì khi thử lửa. Lửa cháy sáng càng làm cho vàng thêm lấp lánh. Như cây lớn, thân cành vững chắc, gốc rễ bám sâu vào đất thì sá gì gió táp mưa sa. Học theo hạnh Ngài, mỗi người con Phật cần phấn đấu hơn nữa để tự hoàn thiện mình. Chính sự vững chãi, an định và tuệ giác là nhữngchất liệu giúp cho hành giả thành công trong tu tập và hoằng hóa.