Trang chủ Quốc tế Ấn Độ: Hòa hợp tôn giáo – con đường đối thoại và...

Ấn Độ: Hòa hợp tôn giáo – con đường đối thoại và hợp tác dài lâu

79

Chương trình buổi sáng gồm 2 diễn đàn của các học giả và các nhà lãnh tụ tôn giáo.  Diễn đàn toàn thể thứ nhất có 4 diễn giả: ông Oded Wiener, cố vấn của trưởng giáo sĩ Do Thái giáo, Isreal, HT. Sumana Siri, Tăng trưởng Hội Phật giáo Nam Truyền tại Malaysia và Luân Đôn, GS. Vamsee Krishna Juluri, giáo sư trường đại học San Francisco, Mỹ và TT. Thích Nhật Từ, phó viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. HCM. Diễn đàn này do TT. GS. Naresh Man Bajracharya, Hiệu trưởng Đại học Phật giáo Lumbini điều phối. Diễn đàn mở rộng thứ 2 do GS. Kusum Jain điều phối gồm có: GS. Yasuo Kamata, Đại học Kwansei Gakuin, Nhật Bản, GS. Haiyan Shen, Đại học Thượng Hải, Trung Quốc, GS. Kutumba Shastri, nguyên hiệu trưởng Đại học Sanskrit Somnath.

Mỗi diễn giả thuyết trình 20 phút, theo sau là nhận xét của người chủ tọa. Tại diễn đàn toàn thể này, TT. Thích Nhật Từ chia sẽ quan điểm Phật giáo về sự dị biệt và hòa hợp tôn giáo. Theo Thượng Tọa, dị biệt tôn giáo là thực thể cần được tôn trọng vì đa nguyên tôn giáo vốn là bản chất tự do tôn giáo của con người. Một mặt kêu gọi từ bỏ quan điểm tín điều về tôn giáo, vốn gây ra xung đột và chiến tranh tôn giáo. Thượng Tọa đề cao sự thừa nhận và hiểu biết về các giá trị xã hội, đạo đức, triết lý và tâm linh của tôn giáo. Hòa hợp tôn giáo, một mặt nhằm tránh xung đột tôn giáo vốn là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng nhân loại, mặt khác đề nghị từ bỏ các hình thức cải đạo, giữ gìn bản sắc đa nguyên tôn giáo. Đối thoại tôn giáo trên tinh thần xây dựng là cách thức dẫn đến hòa hợp tôn giáo vì phúc lợi nhân sinh.

Đầu giờ chiều cùng ngày, lễ bế mạc chính thức diễn ra với sự tham dự của ông Shivraj Singh Chouhan, thống đốc tiểu bang Madhya Pradesh, ông  Lobsang Sangay, thủ tướng chính phủ Tây Tạng, bà Surendra Patwa, bộ trưởng Văn hóa và Du lịch bang Madhya Pradesh, giáo sĩ Ravi Shankar, lãnh tụ sáng lập phái Nghệ thuật sống, Ấn Độ, HT. Banagala Upatissa, chủ tịch hội Đại Bồ Đề, Tích Lan và GS. S. R. Phatt, trưởng Ban tổ chức hội thảo.

Hàng nhất và hàng nhì của hội trường là các Tăng sĩ và Giáo sĩ thuộc các tôn giáo khác nhau, kế đến là các học giả và các đại biểu Ấn Độ và quốc tế. Không khí của lễ bế mạc trở nên sôi động hơn trước sự có mặt của các quan khách nêu trên.

Thủ tướng Tây Tạng chia sẽ khái niệm hòa hợp tôn giáo bằng các pháp số tiếng Anh bắt đầu bằng các chữ cái: 4C, 4I, 4E. Nguyên lý 4 C gồm: compassion (từ bi), charity (từ thiện), cooperation (hợp tác), co-existence (cộng tồn) cần được lãnh đạo các tôn giáo đề cao để thiết lập hòa hợp và hòa bình. Nguyên lý 4 I gồm: idea (ý tưởng), institution (thiết chế), individual (cá nhân) và interpretation (giải thích) nhằm phát triển tinh trần hòa hợp vì phúc lợi nhân sinh. Nguyên lý 4E gồm: exclusive (loại trừ), expensive (đắt đỏ), exploitative (lợi dụng) và explosive (nổ tung) nên tránh đối với tôn giáo. Nhiều tràng vỗ tay vang dậy, trước sự thuyết sâu sắc của vị Thủ tướng trẻ, đại diện Phật giáo.

Giáo sĩ Shankar trở thành tâm điểm thu hút của khoảng 2000 đại biểu theo Ấn Độ giáo. Sự sùng bái thần tượng được tín đồ Ấn Độ giáo thể hiện, do sự quý trọng của họ dành cho giáo sĩ nổi tiếng này.

Sau 20 phút phát biểu bằng tiếng Hindi, giáo sĩ Shankar kết luận: “Để hòa hợp tôn giáo vì phúc lợi nhân sinh, tất cả chúng ta cần nhấn mạnh đến 3 phương diện: (i) Chính trị phúc lợi hóa, tức các nhà chính trị, bất luận đảng phái, không chỉ cam kết mà còn phải mang lại phúc lợi xã hội cho nhân dân; (ii) Kinh doanh xã hội hóa, tức các nhà kinh doanh phải cam kết thể hiện trách nhiệm xã hội để xã hội phát triển bền vững; (iii) Tôn giáo thế tục hóa, tức tôn giáo tách rời khỏi chính trị, phục vụ các mục đích thế tục, mang lợi ích cho con người, thay vì đề cập cái siêu nhiên, màu nhiệm và kiếp sau.

Theo giáo sĩ này, lãnh tụ tôn giáo và chính trị cần sáng suốt trong tâm trí, cần chân thành trong hành động, cần có tầm nhìn xa trong nhận thức để tránh xung đột tôn giáo và chính trị, mang hạnh phúc cho con người.

Các tràng vỗ tay vang dội ngay sau quốc ca Ấn Độ kết thúc. Tinh thần sùng tín tôn giáo được người Ấn Độ thể hiện rõ nét hơn. Hội thảo đã kết thúc, tăng sĩ, giáo sĩ, học giả, tín đồ và quần chúng thể hiện sự quyến luyến, trao đổi thẻ địa chỉ, chụp ảnh lưu niệm và chúc mừng những lời tốt đẹp cho nhau.

GS. S. R. Bhatt cho biết: “Năm sau, dự kiến cũng vào tháng 10, hội thảo quốc tế lần thứ 4 sẽ tiếp tục được diễn ra để thúc đẩy phong trào hòa hợp và đối thoại tôn giáo”.

 

TT. Thích Nhật Từ nhận quà lưu niệm từ Giáo sư chủ tọa.

 

 

 

TT. Thích Nhật Từ phát biểu tại hội thảo.

TT. Thích Nhật Từ phát biểu tại hội thảo.

Phiên làm việc buổi chiều.

Ông Shivraj Singh Chouhan, thống đốc tiểu bang Madhya Pradesh phát biểu tại lễ bế mạc.

Ông Lobsang Sangay, thủ tướng chính phủ Tây Tạng.

Giáo sĩ Ravi Shankar, lãnh tụ sáng lập phái Nghệ thuật sống, Ấn Độ

TT. Thích Nhật Từ trò chuyện cùng ông Shivraj Singh Chouhan, thống đốc tiểu bang Madhya Pradesh.

TT. Thích Nhật Từ tặng sách cho ông Lobsang Sangay, thủ tướng chính phủ Tây Tạng.

TT. Thích Nhật Từ chụp hình lưu niệm cùng giáo sĩ Chính Thống giáo