Trang chủ Quốc tế Bài học Nam Hàn: Phật giáo pháp nạn

Bài học Nam Hàn: Phật giáo pháp nạn

524

1. Hai tháng trước đây, dân Nam Hàn đã làm rung chuyển thủ đô Seoul với biển người ước đoán có đến 80 ngàn dân biểu tình chống vụ tân tổng thống Lee Myung-bak, một con chiên Tin lành ngoan đạo, đã chịu áp lực của Mỹ cho nhập cảng thịt bò với các điều kiện nới lỏng. Cuộc biểu tình đã làm cho hai chính phủ Tin lành này phải cấp tốc điều chỉnh lại vài điều kiện trong thỏa ước để an dân, và không để tình trạng chính trị xấu thêm.


Vụ trên vừa dịu thì chiều thứ tư 27/8/2008 vừa qua hơn 60.000 Phật tử (theo ước tính của cảnh sát địa phương; nhưng nhiều nguồn tin độc lập ước tính hơn 200 ngàn người), trong đó có khoảng 4000 – 10.000 Tăng Ni đã tập trung ở khu vực Seoul Plaza và tuần hành trên các đường phố xung quanh tòa thị chính để phản đối chính sách kỳ thị tôn giáo, phân biệt đối xử chống lại Phật giáo từ Chính quyền Tin lành của Tổng thống Lee Myung-bak.


Họ tố cáo công khai những chính sách thất nhân tâm và quyết đòi chính phủ Nam Hàn phải sữa đổi ngay những sai lầm.


Hòa thượng Jinhwa cho biết “Đây mới là điểm khởi đầu cho cuộc đấu tranh của chúng tôi và đây cũng là lần đầu tiên tất cả 25 tông phái Phật giáo trên cả nước Nam Hàn đoàn kết đồng tham gia biểu tình”. Điều này làm cho chúng ta liên tưởng đến Pháp Nạn của Phật Giáo Việt Nam ở miền Nam dưới triều đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm.


2. Sự bất mãn của Phật tử Hàn vốn đã âm ỉ từ rất lâu khi tình trạng đất nước bị các phe phái Tin lành Mỹ liên tục lấn áp vào công việc nội trị kể từ thời các cuộc chiến tranh chống Nhật cuối thế kỷ thứ 19 rồi tiếp đến là cuộc nội chiến Nam-Bắc Hàn kết thúc vào năm 1953.


Do sự vận động ráo riết của Tin lành Yankee đằng sau chính trường Hoa Kỳ mà chính phủ Mỹ phải nhào vào chiến tranh Triều Tiên, rồi áp đặt việc chia cắt Hàn quốc, âm mưu biến Hàn thành một xứ Tin lành.


Điều này tương tự như ở Việt Nam cùng thời khi chú Sam âm mưu với Vatican đã chặt đất nước ta thành hai miền qua vĩ tuyến 17, sau khi dụ gần một triệu con chiên Ca-tô “theo Chúa” vào nam năm 1954 với tham vọng quyết biến miền Nam thành một nước Ca-tô.


Đừng quên rằng lần chia cắt ở Việt Nam năm 1954 là nỗ lực “cố đâm ăn xôi’ cuối của thực dân tây phương và đạo phiệt Vatican vì trước đó gần một thế kỷ vào năm 1867, chúng đã thất bại khi muốn biến miền lục tỉnh trong nam thành một xứ Ca-tô độc lập. Giấc mộng Ki-tô hóa Việt Nam xây dựng mấy thế kỷ một sớm một chiều đã tan theo mây khói.


Dân tộc ta vốn nghèo nàn nhưng rất anh hùng, đã chịu đựng bao hy sinh to lớn thống nhất được đất nước toàn vẹn và hoàn toàn độc lập kể từ tháng 4, 1975 và từng bước xây dựng và dần phát triển như ngày nay. Nếu đất nước không được thống nhất vào năm 1975 thì chắc chắn với sự kiêu ngạo điên rồ của tây phương và các thế lực đạo phiệt, Phật giáo và văn hóa dân tộc sẽ trôi về nơi xa.   


3. Sau thế chiến 2, Mỹ trở thành chú Sam khổng lồ khệnh khạng miệng ngậm đầy bom hạt nhân luôn hét ra lửa ai cũng khiếp, nên chú coi trời bằng vung. Nhân danh các nghị quyết của LHQ do chú giàn dựng để chú đóng quân lâu dài ở vĩ tuyến 38 của Hàn từ 1953 đến nay, mà không ai giám bảo đó là xâm lăng chiếm đóng bởi chú lớn giọng gọi đó là tiền đồn bảo vệ “tự do, dân chủ”.
 
Trong thời kỳ hoạt động gián điệp chống Nhật, Tin lành Yankees đã từng đông đặc ở Pyongyang (Bình Nhưỡng) và từng tuyên bố “Pyongyang là một Jerusalem châu Á”. Khi Pyongyang rơi vào tay “bọn vô thần – có nghĩa là những kẻ không chịu phục thần Jehovah” nên họ kéo thập giá ‘tập kết’ về dưới vĩ tuyến 38 và tiến hành sách lược biến Nam Hàn thành một xứ Ki-tô làm tiền đồn “chống Cộng”, dù miệng lúc nào cũng rêu rao lý tưởng “tự do tín ngưỡng”, “tách rời chính trị ra khỏi tôn giáo”.


4. Thế là từ sau chiến tranh Triều Tiên, dưới cái dù che của lực lượng quân sự Mỹ, Tin lành ồ ạt tiến hành ba mặt giáp công chiến thuật Ki-tô hóa đất nước Hàn. Trong khi hàng ngũ lãnh đạo dân tộc bị tiêu diệt, đất nước tan nát, kinh tế kiệt quệ, dân tình ly tán, đói khổ tràn lan… thì những người truyền giáo đã có một môi trường tuyệt vời để tung hoành ngang dọc mà truyền bá phúc âm.


Đáng tiếc là Phật giáo chẳng bao giờ thành lập được một cộng đồng thế giới để hổ trợ cho nhau vì nhiều lý do nội cũng như ngoại tại. Dù bấy giờ dân Hàn đa số theo Phật giáo; nhưng các nước Phật giáo Á châu khác trong vùng có hoàn cảnh nào có khác gì, thì lấy gì mà tương trợ giúp đỡ?


Tin lành Mỹ liền vung vãi tiền bạc vật chất để cổ xúy cho phương châm “theo đạo có gạo mà ăn”. Thế là có mùa gặt tân tòng khá bộn.


Tài phiệt Mỹ tiếp tay nâng đỡ đào tạo thành phần lãnh đạo mới, vừa trung vừa ngoan, dùng luật lệ mới để hạn chế và gạt bỏ mọi ảnh hưởng cổ truyền của Phật giáo trong đời sống dân Hàn, đẩy chùa chìền, thiền viện, tăng ni vào nơi thâm sơn cùng cốc để Tin Lành độc chiếm chốn đô thị phồn hoa. Chỉ trong vòng vài thập niên mà tỉ số tân tòng từ con số không lên đến 1/3 dân số Nam Hàn.


5. Trong những thập niên gần đây, các con chiên Ki-tô ứng cử tổng thống Nam Hàn đều được Mỹ ủng hộ nhiệt tình. Ngay cả tổng thống đầu tiên đã được Mỹ đào tạo rồi lên ngôi từ 1948 đến 1960 là Syngman Rhee, vì quá hăng mà trở thành độc tài giết hại bao nhiêu thường dân vô tội chỉ vì họ bị nghi ngờ thiên tả thân cộng trong chiến tranh Triều Tiên (không khác gì sự tàn ác của triều đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm ở nam Việt Nam).


Cuối đời y đã phải trốn sang sống ở Hawaii. Nhiều đời tổng thống khác đã không ngần ngại biểu lộ sự ngoan đạo của mình như Kim Young-sam, tổng thống thứ 14 từ 1993 đến 1998 cho dời tượng Phật được an vị lâu đời trong Dinh Tổng thống ra khỏi công ốc nầy. Hành động kỳ thị tôn giáo của chính phủ Lee Myung-bak cũng trơ trẽn không kém.


Vào tháng 12, 2007, ông Lee Myung-bak từ vai thị trưởng Seoul lên ngôi tổng thống. Bốn tháng sau, Lee Myung-bak liền đến Camp David triều bái đại hoàng đế Bush Con, sau đó cho nhập thịt bò Mỹ để gỡ thế kẹt cho sự ứ đọng hàng nông nghiệp xuất khẩu của Mỹ vì bệnh bò điên. Vụ này đã dẫn đến cuộc xuống đường vĩ đại ở Seoul vào ngày 11 tháng 6 năm nay.


Ngưới ta còn nhớ khi mới đắc cử thị trưởng Seoul năm 2002, Lee đã xin dâng thành phố Seoul cho Chúa (có khác gì Ngô Đình Diệm dâng miền nam lên Maria trước đây?).


Dưới áp lực của Ki-tô Yankees, với công lao đã vận động giáo dân Tin lành Hàn dồn phiếu cho Lee đắc cử, Lee trở về nước phát động chính sách đề cao Tin lành một cách công khai mạnh mẽ hơn và mang ý đồ kỳ thị rõ rệt đối với Phật giáo mặc dù hiến pháp Hàn Quốc trong điều 20, khoản 2 đã quy định rằng chính quyền sẽ không công nhận một tôn giáo nào là quốc giáo cả, đồng thời phải tách tôn giáo ra khỏi chính trị.


Sau khi nhậm chức tổng thống, Lee đã bổ nhiệm một loạt các con chiên Tin lành vào những vị trí quan trọng trong văn phòng Tổng thống và Nội các. Lee còn đi xa hơn bằng cách cho thuộc hạ âm thầm loại bỏ các danh mục về các tự viện Phật giáo, bao gồm những ngôi chùa lớn như Bulguk, Baekyang và Bongeun ra khỏi các nguồn thông tin, bản đồ chính thức của Nhà nước; trong đó có các websites của các bộ như Bộ Đất đai, Vận tải và Hàng hải; hệ thống chứa dữ kiện thông tin giáo dục địa lý do bộ Giáo dục, Khoa học và Công nghệ; trong khi đó họ lại liệt kê thêm những nhà thờ Tin lành dù nhỏ nhất.


Ngay cả trên bản đồ về suối Cheonggye Stream, nơi biểu tượng nhất của Lee khi còn là thị trưởng Seoul, tên các chùa cũng bị loại bỏ. Sau một cuộc phản đối của Tông phái Tào Khê hồi tháng 6, bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn, Yu In-chon cam kết sẽ sửa sai và nỗ nực chấm dứt việc kỳ thị tôn giáo của Chính phủ.


Nhiều sự kiện kỳ thị khác còn được ghi nhận như:


1) Trong ngày Lee nhậm chức, đã có một buổi lễ tạ ơn Chúa do mục sư Kim Jin-hong làm chủ ngay tại phủ Tổng thống.


2) Joo Dae-joon, Phụ tá cơ quan an ninh phủ Tổng thống đã tuyên bố trước mọi người rằng: “Ước mơ của tôi là truyền bá phúc âm đến tất cả cơ quan chính quyền.”


3) Choo Boo-gil, Cố vấn về Kế hoạch và Quan hệ công chúng của phủ tổng thống đã gọi những người thắp nến biểu tình chống nhập khẩu thịt bò Mỹ là quỷ Satan.


4) Bộ trưởng cảnh sát quốc gia Eo Cheong-soo đã xuất hiện trong một áp phích quảng bá một lễ hội Ki-tô dành cho cảnh sát.


5) Một nữ con chiên khác, làm hiệu trưởng một trường cấp III lại còn hăng say hơn đã ra tay phá hủy tượng Phật. Bộ trưởng Giáo dục cũng hứa sẽ điều tra làm rõ vụ này.


6) Trong khi đó Văn phòng Tổng thống lại “quên” không gửi thông điệp chúc mừng đến các ngôi chùa chính trong dịp Phật đản như theo truyền thống từ trước.


6. Ngày 5 tháng 8, Bush Con trên đường đi dự thế vận hội Beijing đã ghé Seoul thăm Lee để tỏ sự ủng hộ qua vụ cho nhập cảng thịt bò (điên) và không rút 28,000 lính Hàn ở Afghanistan, và cũng để kỷ niệm 55 năm gắn bó giữa 2 chính phủ Tin lành.


Nhưng Bush Con gặp sự chống đối dữ dội của dân chúng. Họ hét tướng “Bush out! Lee Myung-bak out!” và lớn tiếng phản đối chính sách của Mỹ ở Trung đông và Afghanistan.


Trước khi Bush Con đến, nhà nước Hàn đã phải huy động đến 7,000 cảnh sát bảo vệ chung quanh khách sạn Bush ở qua một đêm và 16,000 cảnh sát khác chống biểu tình để giữ an ninh, và đã phải xử dụng xe vòi rồng để đẩy lùi dân biểu tình.


Dù trước chuyến viếng thăm, Bush Con đã cố lấy lòng dân Hàn bằng cách ra lệnh Ủy ban Quốc gia về đặt tên bản đồ (U.S. Board of Geographic Names) cho rút lại tên gọi một quần đảo nhỏ do Nam Hàn kiểm soát mà trước đây đã ghi “chủ quyền chưa định” (nondesignated sovereignty) vì Nhật cũng bảo là của mình; tuy vậy chuyện ấy cũng hẳn làm dân Hàn mát dạ.


Trong khi Bush Con đang ở Seoul thì một mục sư đã lớn giọng gọi 7,000 dân biểu tình chống Bush là “quân Satan” và bọn thiên cộng điều khiển bởi Bắc Hàn.


7. Trong một cuộc họp với 25 tông phái Phật giáo tại chùa Jogyesa tại thủ đô Seoul hôm 3 tháng 7; các tông phái đã quyết định hành động chống lại xu hướng thiên vị Ki-tô của Chính phủ. Họ kết án đây là những hành động phi dân tộc làm xói mòn sự hòa hợp quốc gia, chia rẽ tình cảm dân chúng và gây ra tranh chấp giữa các tôn giáo.


Họ cũng cương quyết sẽ phản ứng một cách cứng rắn với các viên chức chính quyền đã và đang thiên vị một tôn giáo và buộc chính phủ phải duy trì sự tách biệt giữa Nhà nước và nhà thờ, vốn đã được ghi rõ ràng trong điều 20 của Hiến pháp.


Ban lãnh đạo Trung ương Phật giáo Hàn cũng thành lập một ủy ban có nhiệm vụ yêu cầu chính phủ tiến hành điều tra các cơ quan chính phủ sai phạm chính sách và theo dõi việc thực thi đình chỉ các hành vi kỳ thị chống lại Phật giáo. Tông phái Tào Khê Hàn Quốc còn yêu cầu Chính phủ xin lỗi việc loại bỏ tên các ngôi chùa ra khỏi websites chính thức của Nhà nước.


8. Trong mối giao hảo đầy căng thẳng giữa chính quyền và Phật giáo, hồi cuối tháng 6 thủ tướng Hàn Seung-soo đã tới gặp Hòa thượng Jigwan, Chủ tịch điều hành của Tông phái Tào Khê và cam kết rằng chính quyền không hề thiên vị hay phân biệt đối xử với một tôn giáo nào cả.


Nhưng vào đầu tháng 7, khi chuẩn bị đến dự một cuộc mít-tinh thì xe chở Hòa thượng Jigwan đã bị cảnh sát chặn lại trước cổng chùa Jogyesa đòi khám xét. Đây rõ ràng là một vụ khiêu khích có chủ ý. Dù đã biết vai vế và uy danh của Hòa thượng Jigwan, nhưng một sĩ quan cảnh sát vẫn thản nhiên ra lệnh nhân viên lục lọi khắp xe, kể cả mở luôn nắp thùng xe của ngài. Y bảo việc khám xét là một phần trong nỗ lực bắt giữ những người kích động biểu tình chống thịt bò (điên) của Mỹ, vốn phát động từ chùa Jogyesa.


Hòa thượng Seungwon, phát ngôn viên của Hội nói: “Theo pháp luật, cảnh sát có quyền điều tra và bắt giữ người phạm tội bị bắt quả tang, hoặc có hành vi chuẩn bị phạm tội. Biến cố này cho thấy cảnh sát coi chủ tịch điều hành của Hội chúng tôi, người đại diện cho 20 triệu Phật tử Hàn Quốc, là tội phạm hoặc sẽ là tội phạm”.


Ngài nói thêm: “Việc khám xét Hòa thượng Jigwan cho thấy lời cam kết của thủ tướng Hàn Seung-soo chẳng có giá trị gì. Nó cũng cho thấy cảnh sát đã đàn áp người dân như thế nào. Chúng tôi cho rằng trường hợp này đã cho thấy chính quyền của tổng thống Lee đã bất kính với lịch sử 1,700 năm Phật giáo Hàn Quốc như thế nào”.


Chắc chắn là chính phủ Lee không hành xử như vậy với linh mục Ca-tô hay mục sư Tin lành.


Vào buổi tối cùng ngày, khoảng 70 thành viên của Hội đã đến đồn cảnh sát Jongno để phản đối, và trưởng đồn đã phải xin lỗi. Cảnh sát trưởng thủ đô Seoul Kim Suk-ki cũng cố gặp Hòa thượng Jigwan để xin lỗi, nhưng đã bị từ chối.


Các Phật tử yêu cầu những người có trách nhiệm liên quan đến biến cố bất kính với nhà lãnh đạo Phật giáo Hàn phải bị trừng phạt; tổng trưởng cảnh sát quốc gia Eo Cheong-soo nên từ chức; và rút toàn bộ cảnh sát khỏi khu vực xung quanh chùa.


Trước phản ứng ù lì của Lee Myung-bak, như ta đã biết cộng đồng Phật giáo Nam Hàn buộc phải phát động biểu tình công khai phản đối chính sách kỳ thị Phật giáo của chính quyền Ki-tô. Ban tổ chức cho biết vào thời điểm biểu tình diễn ra, các chùa trên cả nước đã đồng thời đánh chuông báo hiệu.


Suk Jin-Heung, một người biểu tình mang một biểu ngữ đòi hỏi cách chức cảnh sát trưởng nói: “Chính phủ này đang cố gắng truyền bá phúc âm Ki-tô khắp nơi trên đất nước và biến Hàn Quốc trở thành quốc gia Tin lành,” Ông nói tiếp: “Khi Lee lên nắm quyền, nhiều lãnh đạo Tin lành đã ảo tưởng rằng Hàn Quốc sắp biến thành nước Tin lành. Nhưng Lee phải biết rằng ông không chỉ là Tổng thống của người Tin lành, ông còn là Tổng thống của người Phật tử, người Ca-tô, và cả những người không theo tôn giáo.”


Sau khi biểu tình trước Tòa thị chính Seoul, các Tăng Ni và Phật tử đã niệm Phật, tuần hành trên đường phố kéo dài 5 cây số để trở về chùa Jogyesa.


9. Không lẽ lịch sử là một sự lập lại? Hy vọng là chính quyền Lee luôn ghi nhớ bài học “hoa sen trong biển lửa” của PGVN năm 1963 để biết tự chế.


Vì thế Phật tử trên thế giới phải bằng mọi cách ủng hộ cuộc đấu tranh chân chính chống kỳ thị của cộng đồng Phật giáo Nam Hàn. Phật tử Việt Nam cũng cần nhận thức rõ bối cảnh của xã hội Việt Nam ngày nay, để thấy những thách thức đặt ra cho Phật giáo, từ đó có sự chủ động dấn thân vào xã hội, khẳng định vị thế và vai trò của một tôn giáo 2000 năm gắn bó và đồng  hành cùng dân tộc.


Tôn giáo ngày nay ngoài việc chuyên thoả mãn đời sồng tâm linh của quần chúng, còn là một tập hợp đồng thuận có tổ chức để bảo vệ đời sống chính trị và kinh tế của cộng động mình trước sự lấn áp của các thế lực vô minh khác.


Phải tồn tại mới nói được chuyện giải thoát khổ đau. Sự sống luôn theo định luật đào thải tự nhiên; chủng loại yếu đuối sẽ bị tiêu diệt dễ dàng. Nếu Phật giáo không chấn hưng, không tích cực nhập thế thì ngày tàn không xa.







Nếu quý vị có ý kiến về vấn đề bài viết này nêu ra, xin bấm vào đây, hoặc gửi thư điện tử về địa chỉ [email protected].


Bài viết liên quan: