Trang chủ Tuổi trẻ Gia đình Phật tử Báo cáo tổng kết Phật sự năm 2006 và phương hướng Phật...

Báo cáo tổng kết Phật sự năm 2006 và phương hướng Phật sự năm 2007 của Ban Hướng dẫn Phật tử GHPGVN

86

A.- ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH


 


I- ĐẶC ĐIỂM


 


Ban Hướng dẫn Phật tử gồm hai Phân ban:


 


* Phân ban Hướng dẫn Cư sĩ Phật tử hiện do Chư Tôn Đức lãnh dạo, có sự tham gia của một số Cư sĩ giàu đạo tâm, tích cực với Phật sự.


 


Phân ban đã có Nội quy hướng dẫn Cư sĩ Phật tử quy định về cơ cấu tổ chức, nhân sự, nội dung hoạt động nhưng đến nay việc triển khai thực hiện chưa đồng đều, một số Tỉnh, Thành chưa hoàn chỉnh về mặt tổ chức, một số thành viên chưa nắm vững nội quy và chương trình hoạt động.


 


Năm 2006 vừa qua hoạt động của ngành Cư sĩ nói chung đã có nhiều phát triển, xuất hiện nhiều đơn vị điển hình, vững mạnh.


 


* Phân ban Hướng dẫn Gia đình Phật tử với nội dung, chương trình tu học, huấn luyện, tổ chức quản lý đoàn viên chặt chẽ, có hệ thống lâu dài, duy trì được truyền thống từ hơn 50 năm qua và có nhiều thành quả trong nhiều lĩnh vực hoạt động Phật sự.


 


Tổ chức Gia đình Phật tử là hình thức sinh hoạt chỉ duy nhất Phật giáo Việt Nam mới có, hiện đã được triển khai hoạt động tại 1/3 Tỉnh, Thành trên cả nước và chủ yếu do hàng Huynh trường điều hành với sự quan tâm chỉ đạo của Giáo hội, cố vấn về mặt giáo hạnh của chư Tăng Ni.


 


II- THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN:


Ban Hướng dẫn hoạt động với sự thuận lợi rất nhiều mặt:




  • Được sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ của Giáo hội các cấp vì nay là một bộ phận quan trọng trong “tứ chúng đồng tu”, góp phần quyết định nhiều mặt hoạt động của Giáo hội.


  • Có sự kết hợp chặt chẽ của các Ban Ngành và các Ban Trị sự các Tỉnh, Thành hội.


  • Ban đã đề ra chương trình hoạt động cụ thể, chi tiết cho từng Ban và thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc. Tổ chức triển khai chương trình hoạt động, đúc kết rút kinh nghiệm và điều hành kịp thời.

Tuy vậy, Ban Hướng dẫn Phật tử do quy mô của Ban rộng lớn, lại là Ban phụ trách hướng dẫn quản lý và nhân sự đông đảo tín đồ chứ không chỉ là quản lý sự việc, chuyên ngành như một số Ban khác nên cũng có nhiều khó khăn bất cập.


 




  • Một số Tỉnh, Thành hiện nay chưa kiện toàn cơ cấu tổ chức đầy đủ hai Phân ban thậm chí có nơi, có vị chưa nắm vững nội quy và chương trình hoạt động.


  • Một số địa phương do sự kết hợp với các cơ quan chức năng chưa tốt nên còn trở ngại trong việc hình thành cơ cấu tổ chức, thủ tục đăng ký rườm rà, việc công nhận sinh hoạt của từng Phân ban chậm trễ, khó khăn.


  • Còn có tình trạng một số địa phương, một số thành phần mượn pháp lý của GHPGVN để đăng ký tổ chức sinh hoạt GĐPT nhưng lại hiện theo chủ trương ngoài Giáo hội gây ra sự hiểu lầm và phân hóa cho nội bộ tổ chức Gia đình Phật tử.


  • Vừa qua, do sự kết hợp thiếu chặt chẽ, thiếu tôn trọng nguyên tắc quản lý đã được phân nhiệm nên một vài đơn vi đã tự ý điều động nhân sự của Ban vào các hoạt động riêng gây trở ngại cho chương trình và nội dung hoạt động của ngành Hướng dẫn Phật tử.

B.- HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ NĂM 2006:


 


I- HOẠT ĐỘNG CHUNG CỦA BAN


 


1/ Tổ chức Hội nghị tổng kết Phật sự năm 2005 và triển khai chương trình hoạt động Phật sự năm 2006.


2/ Hoà thượng Trưởng ban, Chư Tôn đức trong Ban Thường vụ, các thành viên của hai Phân ban trong quá trình tham gia các Phật sự do Giáo hội tổ chức do các Ban Ngành kết hợp… đã nhắc nhở, đôn đốc các địa phương thực hiện tốt các Phật sự liên quan đến ngành Hướng dẫn Phật tử.


3/ Trong dịp đến chứng minh, thuyết giảng, thăm viếng các Tỉnh, Thành Hoà thượng Trưởng ban và Chư Tôn đức trong Ban đã kết hợp nắm tình hình sinh hoạt, chỉ đạo các Phật sự theo nội dung đã đề ra.


4/ Thường xuyên, Hoà thượng Trưởng ban và Chư Tôn đức trong Thường vụ chỉ đạo các Phân ban kịp thời thực hiện tốt chương trình tu học, sinh hoạt… nhân dịp đến chứng minh, tham dự các Hội nghị, trại huấn luyện, hoạt động xã hội, từ thiện, văn nghệ, hội thi do các Phân ban tổ chức.


 


II- BÁO CÁO CỦA PHÂN BAN CƯ SĨ PHẬT TỬ


 


Thực hiện nghị quyết Kỳ 4 khoá V của Trung ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam và chào mừng 25 năm thành lập Giáo hội cũng là để chào mừng đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần 6 tại Hà Nội 2007, trong năm 2006 cùng với các ban ngành viện Trung ương, Ban Hướng dẫn Phật Tử TW Phân ban Cư sĩ Phật Tử Trung ương thành tựu những công tác Phật sự rất đáng trân trọng.


 


Triển khai tốt phương hướng hoạt động của Phân ban.


 


Thượng Tọa Thích Thanh Hùng – Phó Ban Hướng Dẫn Trưởng Phân ban Cư sĩ Phật tử đã tổ chức đi thăm viếng, nắm tình hình sinh hoạt cư sĩ ở các Tỉnh, Thành miền đông và miền tây nam bộ, từ đó Thượng toạ đã triển khai một số công tác Phật sự quan trọng của Phân ban như chương trình “Gia Đình Phật hoá”, chương trình cấp phát giấy chứng nhận cho Phật tử, chương trình tổ chức hội thảo Cư sĩ Phật tử và chương trình tổ chức các đạo tràng, nhất là các lớp giáo lý để tiến tới tổ chức thi giáo lý cho Phật tử năm 2006 từ cơ sở đến Trung ương.


 


Được sự chấp thuận của Trung ương giáo hội và Văn Phòng 2 Trung ương, ngày 28 tháng 3 năm 2006 Phân ban đã gởi công văn số 122/CV/BHDPTTW đến các Tỉnh, Thành phía nam triển khai việc tổ chức hội thảo Cư sĩ Phật tử cấp Tỉnh, Thành và gởi công văn đến Ban Trị Sự, Ban Tôn giáo, Uỷ ban Nhân dân các Tỉnh, Thành về việc giúp đỡ Ban Hướng dẫn Phật tử các Tỉnh, Thành trong việc tiến hành cấp phát giấy chứng nhận Phật tử cho hàng Cư sĩ Phật tử đang sinh hoạt tu học tại các Tự viện, Tịnh xá, Tịnh thất, Niệm Phật Đường trong phạm vi toàn quốc theo mẫu đính kèm của Ban Hướng dẫn Phật Tử Trung ương đã được HĐTS chấp thuận, kết quả trong năm 2006 đã có nhiều Tỉnh, Thành tổ chức thành công hội thảo Cư sĩ Phật tử như Long An, Tiền Giang, Đồng Nai, Kiên Giang, Cần Thơ, một số Tỉnh đã liên hệ với văn phòng Ban Hướng dẫn PT/TW đặt mẫu giấy chứng nhận và cấp phát cho Phật tử như: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, ĐakLak, Bình Phước, Tây Ninh, Cần Thơ, Bạc Liêu, Bến Tre. v.v…


 


Phân ban cũng đã gởi công văn cho các Tỉnh, Thành và việc triển khai chương trình “Gia đình Phật hóa” được các Tỉnh, Thành hưởng ứng và triển khai rộng rãi, một số Tỉnh đã tổ chức rất tốt mô hình này như: TPHCM, Long An, Tiền Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bến Tre, v.v…


 


Qua báo cáo của các Tỉnh, Thành và thực tế những lần đi thăm viếng, Phân ban được biết tình hình sinh hoạt tu học của hàng Phật tử tại gia phát triển rất mạnh, có thể nói chưa lúc nào tinh thần ham học hỏi tu tập của Phật tử phát triển như lúc này, có lẽ do tình hình đất nước phát triển, đời sống người dân ngày một nâng cao, bên cạnh những hình thức tu học đã có như Bát quan trai, Phật thất, Niệm Phật vãng sanh, đạo tràng Tịnh độ, đạo tràng Pháp hoa, các lớp giáo lý, v.v… một số hình thức tu học mới cũng được áp dụng như sinh hoạt Phật pháp, hái hoa Bát nhã, chương trình văn nghệ, Pháp thoại, báo cáo điển hình những gương tốt trong Tự viện, trong đạo tràng, nhất là sau 2 năm kết hợp cùng Ban Hoằng pháp tổ chức chương trình thi giáo lý cho hàng Phật tử thì tinh thần tu học của Phật tử được nâng lên rất cao, các lớp giáo lý được mở ra rất nhiều, theo báo cáo của các Tỉnh, Thành thì lớp giáo lý là mô hình tăng nhanh nhất, có Tỉnh tăng lên đến 10, 15 lớp trong năm 2006 như: TPHCM, Long An, Tiền Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh v.v… một số Tỉnh tổ chức tốt mô hình Pháp thoại với đề tài Phật pháp và cuộc sống, mỗi lần có 1000 đến 1500 Phật tử tham dự, như Kiên Giang, Long An.


 


Cũng theo báo cáo của các Tỉnh, Thành như: TPHCM, Long An, Tiền Giang, Kiên Giang, Đồng Nai, Đaklak, Gia Lai, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, An Giang, Bạc Liêu, Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng, Tây Ninh, Quảng Trị, Kontum, TP.Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cà Mau v.v… số lượng Phật tử tham gia tu học ở các đạo tràng ngày càng đông, phát triển cả về chất và lượng.


 


Ở các Tỉnh phía bắc tinh thần tu học của Phật tử cũng phát triển rất mạnh, các hình thức tu học như Bát quan trai, Đạo tràng niệm phật, Nhất là đạo tràng Pháp hoa phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, có nơi số Phật tử tham gia trên 1.000 như Chùa Bằng A TP. Hà Nội, Chùa Đồng Đắc, Ninh Bình, Chùa Vọng Cung Nam Định, Chùa Bồ Đề TP. Hà Nội, đặc biệt có những Tỉnh chưa thành lập được Ban Trị sự nhưng tinh thần tu học của Phật tử phát triển rất mạnh như Hà Tĩnh, mỗi kỳ tu Bát Quan trai có trên 1.000 Phật tử tham dự. Các Tỉnh phía Tây bắc như Hoà Bình, Sơn La đồng bào dân tộc cũng tham gia tu học ngày một đông hơn, nhìn chung 16 Tỉnh, Thành phía bắc tình hình tu học của Phật tử phát triển rất mạnh trong năm 2006.


 


Ngày 25 tháng 11 năm 2006 tại Chùa Linh Tiên Cụm Bàng A phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội dưới sự Chủ Trì của Hoà thượng Trưởng Ban Hướng Dẫn Phật tử Trung ương, Phân ban cũng đã tiến hành buổi họp tổng kết công tác Phật sự năm 2006 và triển khai phương hướng năm 2007 của Phân ban Cư sĩ Phật tử với sự tham dự của TT. Thích Quảng Tùng, TT. Thích Bảo Nghiêm và Chư Tôn đức trong Ban Trị sự, Ban Hướng dẫn Phật tử các Tỉnh, Thành phía bắc. Cũng tại đây cùng ngày Phân ban kết hợp với Ban Hoằng pháp Trung ương đã tổ chức thành công hội thi giáo lý Cư sĩ Phật tử năm 2006 cho Phật tử 16 Tỉnh, Thành phía bắc tham dự.


 


Nhờ Chư Tôn đức Tăng Ni tích cực trong công tác hoằng pháp lợi sanh nên việc tu học của Phật tử nhất là đồng bào dân tộc ít người ở các Tỉnh, Thành Tây Nguyên như ĐakLak, Gia Lai, Kontum, Daknông, Lâm Đồng cũng phát triển mạnh mẽ song song việc tổ chức tu học, Chư Tôn đức còn tổ chức cứu trợ khám chữa bệnh, hướng dẫn đồng bào sống định canh định cư, từ đó giúp đồng bào ổn định được sống, cùng với chánh quyền địa phương xây dựng đời sống an lành cho đồng bào Phật tử.


 


Phân ban đã kết hợp với bộ phận hoàng pháp vùng sâu vùng xa và giảng sư đoàn của Ban Hoằng pháp trung ương, công cử các vị giảng sư trẻ đến thuyết giảng cho Phật tử theo những nơi có yêu cầu và những ngày tu Bát quan trai của các trú xứ ở các Tỉnh vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc.


 


Ngoài việc nổ lực tổ chức tốt cho hàng cư sĩ Phật tử tu học, chư tôn đức Tăng Ni các địa phương các tự viện trong cả nước còn hướng dẫn, tổ chức cho hàng Phật tử tại gia làm tốt các công tác từ thiện xã hội ở mọi hình thức như: cất nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, giúp bệnh nhân nghèo, chương trình mổ mắt nhân đạo, hiến máu nhân đạo, mở các bếp ăn từ thiện ở các bệnh viện, giúp đỡ các nạn nhân chất độc màu da cam, các bệnh nhân nhiễm HIV, nhất là việc tham gia cứu trợ đồng bào bị thiên tai bão lụt trong các cơn bão số 5, số 6, tại miền Trung và số 9 tại các Tỉnh, Thành phía nam với số tiền hàng nghìn tỷ đồng. Hàng cư sĩ Phật tử còn tham gia thực hiện tốt những chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, tham gia xây dựng xóm ấp khu phố văn hoá, gia đình văn hoá sống tốt đạo đẹp đời.


 


Trong năm 2006 Phân ban Cư sĩ Phật tử – Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương cùng với các ban ngành viện Trung ương và Chư Tôn đức Trụ trì các Tự viện, Tịnh xá, Tịnh thất, Niệm Phật đường trong toàn quốc, và Chư Tôn đức Tăng Ni đã tổ chức tốt cho hàng Cư sĩ Phật tử tu học đạt được những thành quả vô cùng to lớn trong bối cảnh chung của đất nước trên đà phát triển. Năm 2006 mặc dù gặp nhiều khó khăn do thiên tai bão lụt gây ra, nên việc tố chức thi giáo lý cấp Trung ương chưa được thực hiện ở 3 miền như năm 2005, chỉ tổ chức được phía bắc nhưng Phân ban đã kết hợp với Ban Hoằng pháp Trung ương và các Tỉnh, Thành tổ chức thi vòng loại ở cấp Quận Huyện và Tỉnh, Thành rất tốt, từ đó tạo được tinh thần ham học hỏi giáo lý cho hàng Phật tử rất cao, từ đó tạo được sự tin tưởng và hoan hỷ trong lòng Tăng Ni và Phật tử.


 


Ngành Cư sĩ Phật tử là ngành đặc thù có nhiều điểm khác nhau về địa phương, hệ phái, tông phái, lễ nghi truyền thống và sinh hoạt nên việc tổ chức tu học cho hàng Phật tử và triển khai nội qui các sinh hoạt của Phân ban còn gặp rất nhiều khó khăn nhất là các Tỉnh chưa thành lập được Ban Trị sự và Ban đại diện như: Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình (miền Trung) và một số Tỉnh phía bắc, ngoài ra còn một vài địa phương Chư Tôn đức Tăng Ni chưa chú trọng đến việc phát triển ngành Cư sĩ Phật tử nên việc triển khai công tác của Phân ban gặp không ít khó khăn nhưng toàn Phân ban đã cố gắng, nỗ lực từng bước cùng với Chư Tôn đức Tăng Ni các Tỉnh, Thành, các Tự viện trong cả nước ổn định, mở rộng và phát triển các hình thức tu học cho hàng Cư sĩ Phật tử góp phần đem đạo vào đời một cách thiết thực nhất, giúp cho hàng Phật tử tại gia sống an lạc cho mình và cho tha nhân, cho xã hội.


 


III- BÁO CÁO CỦA PHÂN BAN GIA ĐÌNH PHẬT TỬ


 


Phân ban Hướng dẫn Gia đình Phật tử Trung ương chúng con trân trọng báo cáo tổng kết công tác Phật sự năm 2006 và dự kiến các Phật sự năm 2007.


 


1/ Tổ chức nhân sự:


         Phân ban Hưóng dẫn GĐPT Trung ương có 18 Huynh trưởng đảm nhận 23 nhiệm vụ và 16 Huynh trưởng phụ tá ở rải rác từ Quảng Trị đến Bạc Liêu. Trong số này có 3 Huynh trưởng không sinh hoạt: Anh Phạm Tấn Xu xin nghỉ việc, Anh Cao Văn Tiến và Anh Nguyễn Văn Suyền bị bệnh.


         17 Tỉnh, Thành hiện đang sinh hoạt với Phân ban Hướng dẫn GĐPT Trung ương là : Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, Kom Tum, ĐăkLăk, Lâm Đồng, TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Kiên Giang và Bạc Liêu.


         Tổng số đơn vị Gia đình thuộc 17 Tỉnh, Thành là: 845 Gia đình.


         Tổng số Huynh trưởng và Đoàn sinh là : 64.627 người.


            Trong đó có 7.424 Huynh trưởng gồm:


                        * Cấp Dũng: 8 người.


                        * Cấp Tấn: 164 người.


                        * Cấp Tín: 1.059 người


                        * Cấp Tập: 2.124 người.


                        * Chưa có cấp: 4.069 người.


Và 57.203 Đoàn sinh thuộc các ngành Thanh, Thiếu, Đồng niên.


 


2/ Hoạt động của Phân ban HD.GĐPT/TW


 


1. Ngày 18 – 19/03/2006 tại Chùa Đạo Nguyên, thị xã Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội nghị Phân ban Hướng dẫn GĐPT Trung ương mở rộng đến các Trưởng Phân ban Tỉnh, Thành và các ủy viên Nghiên huấn, Tu thư của các Phân ban để triển khai công tác Phật sự năm 2006, chuẩn bị nội dung cho Hội nghị đại biểu Huynh trưởng GĐPT toàn quốc, tham khảo ý kiến của các Trưởng Phân ban Tỉnh, Thành về việc xét xếp cấp Tấn cho Huynh trưởng .


 


2. Hội đồng xét xếp cấp Tấn họp 3 lần để bình xét 122 hồ sơ của Huynh trưởng thuộc 16 Tỉnh, Thành xin xếp cấp Tấn.


 


3. Tổ chức Hội nghị đại biểu Huynh trưởng GĐPT toàn quốc vào các ngày 11 – 14/08/2006 tại Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội và Chùa Vĩnh Nghiêm – TP. Hồ Chí Minh để tu chỉnh chương trình tu học, huấn luyện của Huynh trưởng và Đoàn sinh GĐPT.


 


4. Tổ chức lễ thọ cấp cho 94 Huynh trưởng cấp Tấn ngày 12/08/2006 tại Thiền viện Quảng Đức – TP. Hồ Chí Minh.


 


5. Tổ chức lễ khai giảng khóa học bậc Lực 2006 – 2010 cho 260 Huynh trưởng cấp Tín.


 


6. Lập thẻ Huynh trường đợt 1 cho Huynh trưởng cấp Dũng và cấp Tấn.


 


7. Thăm viếng để đôn đốc Phật sự các Tỉnh, Thành có GĐPT sinh hoạt, tìm hiểu và nắm tình hình các đơn vị đang xúc tiến thành lập Phân ban GĐPT.


 


8. Yểm trợ việc huấn luyện Huynh trưởng, kiến thức tổ chức GĐPT cho một số Cư sĩ tại các Tỉnh phía Bắc và miền tây Nam bộ có nhu cầu muốn xây dựng GĐPT tại địa phương.


 


9. Họp thường vụ Phân ban GĐPT/TW tại Huế, Đà Nẵng, Quảng Trị và TP. Hồ Chí Minh để triển khai Phật sự theo chương trình.


 


10. Chỉ đạo Phân ban GĐPT các Tỉnh, Thành góp phần hưởng ứng công tác từ thiện xã hội do địa phương tổ chức trong dịp cứu trợ thiên tai, bão lụt. Cụ thể Phân ban HD.GĐPT/TW đã hỗ trợ xây dựng một căn nhà “Tình Lam” cho gia đình một Huynh trưởng có người thân chết nhà sập hư 100% trong cơn bão số 9 tại Đà  Nẵng (10.000.000$)


 


Ngoài Việc hướng dẫn thường xuyên các đơn vị cơ sở tu học theo chương trình, sinh hoạt đúng nội quy, đường hướng của Giáo hội, các Phân ban Tỉnh, Thành chú trọng việc tu học và rèn luyện Huynh trưởng đội ngũ nòng cốt của tổ chức GĐPT và tích cực tham gia các Phật sự do Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh, Thành hội tổ chức.


 




  • Tại Tỉnh Quảng Trị: Có 164 Gia đình, 1.945 Huynh trưởng và 1.350 Đoàn sinh.

         Tổ chức trại họp bạn ngành Thiếu vào dịp Đại lễ Phật đản 2550, có 1.500 Đoàn sinh và Huynh trưởng tham dự.


         Tổ chức 1 trại huấn luyện Huynh trưởng Huyền Trang, có 73 Huynh trưởng trại sinh, 1 trại A Dục có 99 trại sinh và 2 trại Lộc Uyển có 32 trại sinh tham dự.


         Bốn năm 1 lần tổ chức cuộc thăm viếng khắp 164 Gia đình để kiểm tra, hướng dẫn, củng cố, thời gian từ 01/10 đến 30/12/2006.


 




  • Tại Tỉnh Thừa Thiên – Huế: Có 194 Gia đình, 1.905 Huynh trưởng và 15.859 Đoàn sinh.

         Tổ chức 1 trại Huấn luyện Huynh trưởng Huyền Trang, 5 trại A Dục và 5 trại Lộc Uyển có 501 Huynh trưởng trại sinh tham dự.


         Hưởng ứng cuộc vận động hiến máu tình nguyện, 66 Huynh trưởng trực tiếp cho máu và 7 Huynh trưởng đã phát tâm đăng ký vào “Ngân hàng máu sống” tại Bệnh viện Trung ương Huế.


         26 Gia đình Phật tử ở Thành phố Huế đã tham gia hội thi, hội trại tìm hiểu, tuyên truyền, phòng chống HIV/AIDS.


         6.120 Huynh trưởng và Đoàn sinh lớn tham gia chương trình truyền thông và phòng chống HIV/AIDS.


         Tham dự hội nghị các chức sắc Tôn giáo về phòng chống HIV/AIDS và “Hội nghị An ninh Quốc phòng” do ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Ban Trị sự và Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh tổ chức.


         Trên 1.800 Huynh trưởng và Đoàn sinh đã tổ chức hội trại tại núi Tứ Tượng Xã Thủy Bằng, Huyện Hương Thủy để tham dự lễ hội Quán Thế Âm 19 tháng 06 năm Bình Tuất.


         Tổ chức trại họp bạn ngành Thiếu toàn Tỉnh để chuẩn bị tham dự trại họp bạn ngành Thiếu toàn quốc năm 2007.


         Hai tháng 1 lần, phát hành đều đặn mỗi lần 400 tập “Tài liệu tu học sinh hoạt” của GĐPT Thừa Thiên Huế để phân phát cho Huynh trưởng nghiên cứu học tập, việc này đã thực hiện được 9 năm rưỡi (57 số).


         Tặng 192 phần quà (tập vở) cho 192 đoàn sinh nghèo nhân dịp khai giảng năm học 2006 – 2007 trị giá 11.520.000 đồng.


         Đóng góp vào việc đại trùng tu chùa Từ Đàm đợt 1 là 11.700.000 đồng.


 




  • Tại TP Đà Nẵng: Có 52 Gia đình, 504 Huynh trưởng và 3.305 Đoàn sinh

         Tổ chức trại họp bạn ngành Thiếu mang tên Ngài Quảng Đức tại Ngũ Hành Sơn 3 ngày 28 – 30/7/2007 quy tụ 1.000 em thiếu niên nam nữ với nhiều hoạt động sôi nổi chuẩn bị cho trại họp bạn toàn quốc năm 2007.


         Tổ chức cứu trợ các gia đình Đoàn sinh bị thiện hại nặng nề trong trận bão lớn vừa qua.


         Quyên góp tịnh tài để cúng vào việc xây dựng chùa Pháp Lâm (trụ sở Thành hội) đợt đầu được 12 triệu đồng.


 




  • Tại Tỉnh Quảng Nam: có 95 Gia đình, 486 Huynh trưởng và 2.941 Đoàn sinh.

         Đã tổ chức trại huấn luyện Huynh trưởng Lộc Uyển, A Dục, Huyền Trang với trên 200 trại sinh tham dự. Tổ chức lớp học bậc Lực cho 27 Huynh trưởng học 4 năm (2006 – 2010).


         Đăng cai tổ chức Hội nghị mở rộng của Phân ban HD.GĐPT Trung ương để triển khai chương trình hoạt động năm 2006, dự thảo kế hoạch tu chỉnh chương trình tu học và huấn luyện Huynh trưởng và đoàn sinh, họp Hội đồng xếp cấp Tấn. (do Phân ban HD.GĐPT/TW tổ chức).


 




  • Tại Tỉnh Quảng Ngãi: Có 86 Gia đình, 415 Huynh trường và 2.941 Đoàn sinh.

         Mở trại huấn luyện cấp 2 Huyền Trang cho 54 Huynh trưởng trong toàn Tỉnh.


         Ngành Thiếu tổ chức học tập thi đua chuẩn bị tham dự trại họp bạn toàn quốc năm 2007.


 




  • Tại Tỉnh Bình Định: Có 49 Gia đình, 320 Huynh trưởng và 3.569 Đoàn sinh.

         Đã tham gia các đoàn từ thiện xã hội của Ban Trị sự Tỉnh hội Bình Định đã thăm hỏi tặng quà đồng bào vùng sâu, vùng xa, các bệnh nhân tâm thần, khoa nhi, hỗ trợ các Đoàn sinh, Huynh trưởng nghèo gặp khó khăn.


         Tổ chức  đêm văn nghệ trong toàn tỉnh vào đêm 14 tháng 4 năm Bính Tuất. Tổ chức trại họp ban ngành Thiếu toàn Tỉnh có 638 trại sinh tham dự để chuẩn bị dự trại họp bạn toàn quốc 2007.


 




  • Tại Tỉnh Phú Yên: Có 56 Gia đình, 422 Huynh trưởng và 3.950 Đoàn sinh.

         Đã tổ chức trại “Lục Hòa” ngành Thiếu tại chùa Bảo Tịnh, thành phố Tuy Hoà để chuẩn bị dự trại ngành Thiếu toàn quốc 2007.


         Tổ chức các ngày truyền thống Dũng, Hạnh, Hiếu và Hiệp kỵ GĐPT hằng năm.


         Tổ chức xét xếp cấp Tập cho 17 Huynh trưởng.


         Tổ chức trại huấn luyện A Dục và Huyền Trang.


         Tham gia khóa tu học Liễu Quán do Ban Trị sự tổ chức.


 




  • Tại Tỉnh Bình Thuận: Có 24 Gia đình, 299 Huynh trưởng và 2.095 Đoàn sinh.

         Hỗ trợ vải lam cho các Đoàn sinh nghèo ở đơn vị mới thành lập khó khăn.


         Tổ chức thăm viếng các đơn vị trong 6 tháng đầu năm.


         Tham gia đoàn cứu trợ của Ban Trị sự về cứu trợ bão ở Quảng Nam và đồng bào vùng sâu.


         Tổ chức các đêm văn nghệ mừng Phật đản tại chùa Tỉnh hội và chùa ở huyện Hàm Thuận Nam, huyện Đức Linh.


 




  • Tại Tỉnh Kon Tum: Có 12 Gia đình, 122 Huynh trưởng và 650 Đoàn sinh.

         Kết.hợp với Ban Hướng dẫn Phật tử và Ban Trị sự thăm Trung tâm bảo trợ xã hội Tỉnh và thăm hỏi cáv bệnh nhân nghèo tại bệnh viện Kon Tum.


         Kết hợp với “Ban Hộ tự và Chùa thực hiện 18 chiếc xe hoa cúng dường Đại lễ Phật đản.


         Tổ chức tu Bát quan trai cho Huynh trưởng vào ngày Vía Phật A Di Đà.


 




  • Tại Tỉnh ĐăkLăk: Có 58 Gia đình, 677 Huynh trưởng và 3.550 Đoàn sinh .Trong đó có 6 Gia đình đã đăng ký nhưng chưa được ban hành quyết định công nhận chính thức.

         Đoàn huynh trưởng Huyền Trang tố chức quyên góp hiện vật áo quần, gạo… để giúp đỡ gia đình neo đơn (trong nội bộ) được 10 lần trị giá 10 triệu đồng.


         Tổ chức văn nghệ cúng dường Đại Lễ Phật đản tại 11 lễ đài.


         Kết hợp với Ban Từ thiện Xã hội của Ban Trị sự hoạt động các công tác từ thiện xã hội rất hiệu quả.


 




  • Tại Tỉnh Lầm Đồng: Có 24 Gia đình, 174 Huynh trưởng và 2.160 Đoàn sinh.

         Tổ chức các trại truyền thống Dũng, Hạnh, Hiếu.


         Vận động các nhà hảo tâm tặng 800 phần quà cho đồng bào nghèo ở huyện Đức Trọng và huyện Đơn Dương.


         GĐPT Phước Huệ hằng tháng ủng hộ cho 10 hộ nghèo mỗi hộ 05kg gạo.


         Tổ chức nấu cháo từ thiện cho bệnh nhân tại Bệnh viện Bảo Lộc.


         Huyện Đức Trọng có 4 Gia đình tổ chức trại họp bạn với 300 Đoàn sinh tham dự.


 




  • Tại TP Hổ Chí Minh: Có 21 Gia đình, 188 Huynh trưởng và 1.085 Đoàn sinh. Có thêm 9 Gia đình mới đăng ký tham gia chưa báo cáo chính xác số lượng.

         Tổ chức trại Lục Hòa vào các ngày 08 – 09/07/2006 tại chùa Hoàng Pháp có 20 Gia đình tham dự với 900 trại sinh.


         Tham gia tích cực vào Ban Tổ chức Hội nghị Đại biểu Huynh trưởng toàn quốc 11 – 14/8/2006 tại chùa Vinh Nghiêm và Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội, đảm nhiệm hầu hết các công tác chủ yếu của Hội nghị như: vận chuyển, cư trú, ẩm thực, y tế, báo chí, triển lãm, trang hoàng… kết quả rất thành công mỹ mãn.


         Thường xuyên tổ chức quyên góp cứu trợ người nghèo, bệnh tật, neo đơn và các nạn nhân thiên tai bão lụt.


         Tổ chức các buổi trình diễn văn nghệ tại các chùa Xá Lợi, Vĩnh Phước, Long Hưng.


 




  • Tại Tỉnh Bình Dương: Có 8 Gia đình, 54 Huynh trưởng và 393 Đoàn sinh.

         Tổ chức thực hiện xe hoa và tập trung các Gia đình về chùa Tỉnh hội để dự lễ Phật đản.