Trang chủ Đời sống Cần xử lý tội vu khống, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm...

Cần xử lý tội vu khống, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người khác

626

Hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác là hành vi cố ý đưa ra các thông tin không đúng sự thật, nhằm mục đích gây ảnh hưởng xấu đến danh dự nhân phẩm của một cá nhân, trong khi chính họ là một thành phần hèn hạ, gắp lửa bỏ tay người để mọi người cũng đều đê tiện như chính họ.

Hiện nay trong các tổ chức, hành vi vi phạm liên quan đến xúc phạm danh dự của cá nhân ngày càng gia tăng, đặc biệt nhiều đối tượng lợi dụng các sự kiện sắp diễn ra như xếp đặt nhân sư, bình bầu khen thưởng, Đai hội.v.v.. Nhiều đối tượng xấu đã cố tình tuyên truyền thông tin bịa đặt với mục đích xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác, gây ảnh hưởng xấu, hạ uy tín của người bị xúc phạm, ảnh hưởng lớn đến trật tự của tổ chức và an toàn xã hội.

Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác tùy từng trường hợp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý hình sự theo Điều 122, Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về tội vu khống bịa đặt…

Hành vi này thể hiện qua việc người phạm tội đã tự đặt ra và loan truyền những điều không đúng với sự thật và có hành vi loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự, làm tổn thương tinh thần, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. 

Hành vi cố ý xúc phạm danh dự của người khác là dấu hiệu cấu thành  tội, nhằm  mục đích trả thù hoặc do nghen ghét. 

Những người đưa thông tin bịa đặt thường tỏ ra có lòng tốt, chia sẻ  thông tin bịa đặt đến người bị hại, nhằm mục đích gây mất đoàn kết, chia rẽ nội bộ và đặc biệt nguy hiểm là họ tìm thủ đoạn để khống chế và  lợi dụng sự lo sợ mất danh dự và uy tín của người bị hại để thực hiện mưu đồ hèn hạ cá nhân.

Tóm lại, trong trường hợp này, để bảo vệ quyền lợi hợp pháp, người bị hại cần tố cáo người có các hành vi trên đến cơ quan chức năng để giải quyết. Trong quá trình điều tra, nếu phát hiện thấy có dấu hiệu tội phạm nguy hiểm, các cơ quan chức năng sẽ phải khởi tố người đó để bảo vệ người bi hại và giữ trật tư kỷ cương pháp luật, ổn định xã hội.

An Lạc (Pháp luật)