Chính niệm- Thực tập thiền quán (Chương Mười Một)

Những tư tưởng về nhân từ có thể làm phát sinh một vẻ ngoài tử tế, nhưng nó không thật. Gặp chuyện nó cũng sẽ sụp đổ hết. Những ý nghĩ về tâm từ chỉ làm phát sinh những tình thương hời hợt bên ngoài. Vì vậy, những tư tưởng thiện này, tự chúng sẽ không thể nào giúp ta giải thoát.

Dipa Ma- Cuộc đời và di huấn của một nữ thiền sư Phật giáo...

Ðức Phật Thích ca đã rời vợ và con để lên đường tìm sự giác ngộ. Nhưng Dipa Ma, vì hoàn cảnh bó buộc, đã tự tìm ra con đường giải thoát cho mình, ngay trong khung cảnh gia đình, làm mẹ và nội trợ. Thông điệp của bà gởi đến cho tất cả phụ nữ ở khắp nơi là, "Bạn chẳng cần phải rời khỏi gia đình bạn mới có thể đạt đến được các chứng đắc nội tâm và trí huệ cao tột. Bạn có thể vừa là vợ, là mẹ, lại vừa theo đuổi con đường đạo pháp được."

Dipa Ma- Cuộc đời và di huấn của một nữ thiền sư Phật giáo...

Tôi chẳng hoàn toàn đồng ý với tác giả, với các người đã cộng tác với tác giả, về những cảm nghĩ của họ đối với các "kinh nghiệm" tâm linh, các "cảm giác" mà họ nhận thấy trong tâm họ về sự hiện diện của Dipa Ma ngay trong những ngày, tháng, năm mà bà đã lìa cõi đời nầy. Ðấy chẳng phải là tôi chối bỏ sự hiển linh của bực đã giác ngộ, nhưng tôi nghĩ rằng sự linh ứng còn tùy vào sức cảm thông của chính người đương sự.

Chính niệm- Thực tập thiền quán (Chương Cuối) (Phần 2)

Niệm tâm từ không phải là những gì chúng ta làm khi ngồi yên một chỗ trên tọa cụ: suy nghĩ, suy nghĩ và suy nghĩ… Chúng ta cần phải để cho năng lực của tâm từ biểu lộ ra trong mỗi sự tiếp xúc của mình với kẻ khác. Tâm từ là một nguyên lý nền tảng của mọi tư tưởng, lời nói và hành động tốt lành. Với tâm từ, ta sẽ nhận thấy rõ được những nhu cầu của kẻ khác và sẵn sàng để giúp họ. Với tâm từ, ta cảm nhận được một niềm vui chân thật trước sự thành công của kẻ khác.

Chân đế và tục đế (Phần 2)

Bố thí đem lại sự an vui, hoan hỷ cho người và chư Thiên. Nếu bố thí đúng cách thì nhờ sự bố thí nầy sẽ hổ trợ cho ta trong việc chứng ngộ Niết Bàn. Khi bạn cho ra bạn phải có tâm hướng đến Niết Bàn, đến sự chấm dứt đau khổ. Nếu có sự hướng tâm như vậy thì sự bố thí nầy sẽ giúp cho bạn đạt đạ quả Niết Bàn. Không nên bố thí với tâm nhằm đạt được kết quả an vui, hạnh phúc trong cõi người hay cõi Trời. Bạn chẳng cần phải mong ước điều đó bởi vì phước báu mà bạn đã làm sẽ tự động đưa bạn đến nơi an vui hạnh phúc.

Chân đế và tục đế (Phần 3)

Theo truyền thống những người sinh ra trong gia đình Phật giáo có đức tin nơi Đức Phật từ khi còn thơ ấu, họ tin rằng Đức Phật Gotama là Đức Phật thật sự. Nhưng đức tin theo truyền thống nầy không tồn tại lâu dài. Nếu có một người nào tuyên truyền giỏi và họ nói rằng Đức Phật không có thật, thì đức tin truyền thống sẽ bị sụp đổ ngay. Dầu cho đức tin truyền thống không bị hủy hoại ngay trong kiếp sống nầy thì nó cũng có thể bị suy tàn trong kiếp sống kế tiếp.

Thiền quán -Tiếng chuông vượt thời gian (Phần Một) (tt)

Ðể có tâm hồn thanh tịnh và năng lực của Giáo pháp, bạn xa tránh những người khác để tập trung vào nội tâm mình. Nhưng rồi năng lực nội tâm ấy phải được sử dụng một cách ngoại hướng. Cũng giống như một người muốn nhảy xa. Người ấy phải bước lui ra đàng sau một chút để lấy đà rồi chạy tới và nhảy. Cũng vậy, bạn rút lui vào nội tâm bạn, lấy năng lực bạn cần, rồi nhảy xa vào trong xã hội để phục vụ xã hội. Hai điều này không thể tách rời nhau.

Chân đế và tục đế (Phần 7)

Bởi vì không thể nào có hai tâm khởi lên cùng một lúc, nên lúc tâm đang chánh niệm vào sự chuyển động thì các phiền não khác không thể phát sinh. Nhưng nếu trong khi niệm trái phải mà ta chỉ nhớ đến chân, nhớ đến chân trái, nhớ đến chân phải thì đó là tà kiến vì ta đã lầm tưởng chuyển động với chân. Vậy khi đi ghi nhận trái, phải, dỡ đạp hay dỡ bước đạp hãy cố gắng chú tâm chánh niệm chuyển động mà thôi.

Thiền quán -Tiếng chuông vượt thời gian (Phần Ba) (a)

Thiền Quán được coi là cốt tủy lời giảng dạy của Ðức Phật. Các nguyên tắc cơ bản của phương pháp thiền này đã được phác họa bằng nhiều cách trong các kinh điển (suttas), hay các bài thuyết giảng của ngài, được sưu tập lại trong kinh điển Pàli, gồm ba phần và được gọi là Tipitaka, Tam Tạng Kinh (nghĩa đen là "ba cái giỏ" hay sưu tập).

Thiền quán -Tiếng chuông vượt thời gian (Phần Ba) (b)

Saya Thetgyi sinh ngày 27 tháng 6 năm 1873 tại làng quê Pyawbwegyi, cách Yangon 8 dặm về phía nam, và được đặt tên là Maung Po Thet. Cậu có hai em trai và một em gái. Khi Maung Po Thet khoảng 10 tuổi thì cha mất, để lại bà mẹ phải nuôi nấng bốn đứa con nhỏ. Mẹ cậu làm và bán khoai chiên để kiếm tiền nuôi gia đình, và cậu phải phụ giúp mẹ đi khắp làng để bán hết hàng cho mẹ.

Bài xem nhiều