Trang chủ Quốc tế Đức Đạt Lai Lạt Ma: “Tôi có thể là Đạt Lai Lạt...

Đức Đạt Lai Lạt Ma: “Tôi có thể là Đạt Lai Lạt Ma cuối cùng”

111

Đức Lạt Ma cũng cho biết thêm,  chính phủ Anh đang thực hiện những chính sách ngoại giao mềm mỏng với Trung Quốc trong các cuộc biểu tình gần đây của Hồng Kong, vì những lý do tài chính. “Túi của họ có thể nhiều hơn hoặc ít hơn, vì vậy điều này rất quan trọng khi họ có mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc  bởi những lý do tài chính”, ông nói. Mới đây, ông cũng đã từ chối cuộc gặp mặt với Đức giáo hoàng khi ông đến Rome để tham dự Hội nghị của những người đoạt giải Nobel Hòa bình. Vatican cho biết đó có thể la do tình hình tế nhị với Trung Quốc.

bai 49-Đức Đạt Lai Lạt Ma: “Tôi có thể là Đạt Lai Lạt Ma cuối cùng”

Phát biểu với chương trình Newsnight của BBC, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng cộng đồng quốc tế cần nỗ lực hơn nữa để khuyến khích dân chủ tại Trung Quốc.

“Trung Quốc rất muốn tham gia vào nền kinh tế thế giới chính thống, họ đáng được hoan nghênh, nhưng thế giới có trách nhiệm đạo đức đưa Trung Quốc vào nền dân chủ chính thống”, ông nói.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã sang Ấn Độ vào năm 1959, sau khi quân đội Trung Quốc đàn áp một cuộc nổi dậy của người Tây Tạng. Bắc Kinh xem nhân vật đoạt giải Nobel Hòa bình này là một phần tử ly khai, mặc dù hiện nay ông chủ trương trung đạo với Trung Quốc, tìm kiếm quyền tự chủ nhưng không đòi độc lập cho Tây Tạng. Trong cuộc phỏng vấn, vị Lạt Ma 79 tuổi thừa nhận rằng, có thể ông sẽ không có người kế nhiệm. “Một ngày nào đó thể chế của Đạt Lai Lạt Ma sẽ chấm dứt. Các thể chế tương tự như vậy do con người tạo ra cũng sẽ chấm dứt. Sẽ không có sự đảm bảo nào các Lạt Ma  thiển cận sẽ không là người kế tiếp, họ tự làm mình phải xấu hổ. Nếu như vậy sẽ rất buồn. Vì vậy, tốt hơn hết nên kết thúc  thể chế với một Lạt Ma nổi tiếng”, ông nói. Năm 2011, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã có ý định trao trách nhiệm chính trị của mình cho một đại diện dân cử, ông nói hành động đó sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người dân Tây Tạng.