Trang chủ Quốc tế “Đức Phật Thích Ca đang thiền hành” tại trung tâm của vũ...

“Đức Phật Thích Ca đang thiền hành” tại trung tâm của vũ trụ

175
Buddhamonthon là một khu thánh địa tọa lạc tại Nakhon Pathom (nakhon có nghĩa là thành phố, pathom có nghĩa là thứ nhất, đệ nhất), một nằm cạnh Bangkok. Và còn nơi nào tốt hơn nữa để xây dựng “Đất của Đức Phật” tại thành phố đệ nhất Suvarnabhumi (Đất vàng), nơi mà hơn một ngàn năm trước đây Phật giáo đã truyền từ Sri Lanka sang đây.

Trung tâm Buddhamonthon được xây dựng vào năm 1957 để kỷ niệm 2.500 Đức Phật đản sanh. Đó thời điểm giữa của kỷ nguyên của Phật giáo, vì giáo pháp của Đức Phật Thích Ca được Ngài tiên đoán rằng chỉ tồn tại trong vòng 5.000 năm. Sau thời kỳ này, một Đức Phật mới tên là Di Lặc (Maitreya) sẽ ra đời để tạo nên một kỷ nguyên Phật giáo mới).
 
Người Thái tin rằng Đức Phật đã đến Suvarnabhumi trong thời Ngài còn tại thế và đã tuyên bố rằng vùng đất này sẽ trở thành đất của Đức Phật và Đức Phật Di Lặc sẽ đản sinh tại Suvarnabhumi. Đức Phật đã để lại 154 dấu chân tại Suvarnabhumi để    làm bằng chứng cho lời tiên tri của mình, nhiều dấu chân hiện nay vẫn chưa được khám phá.
 
Bức tượng Đức Phật Thích Ca đang thiền hành ( Phra Sri Sakayathospholyan ) khổng lồ được đúc bằng đồng và vàng cao 15,8 mét, đặt tại trung tâm của Buddhamonthon. Bức tượng được thiết kế vào năm 1955 bởi một trong những nghệ nhân nổi tiếng nhất tại Thái Lan, cố giáo sư Silp Birasri. Hầu hết những nghệ nhân hiện đại của Thái thuộc thế hệ đầu tiên đều là học trò hoặc đệ từ của vị giáo sư sinh tại Ý này. Ông cũng đặt nền móng cho việc giảng dạy nghệ thuật tại trường đại học Silapakorn.
 
Ban đầu, giáo sư Silp tạc bức tượng Đức Phật đi kinh hành cao 2,14 mét. Để kỷ niệm thời điểm đánh dấu giai đoạn giữa của kỷ nguyên Phật giáo, kích thước của bức tượng sau đó được nâng lên 2,500 krabiat ( đơn vị đo lường của Thái). Một krabiat tương đương với 0,25 inch. Vì vậy bức tượng Đức Phật đi kinh hành cao 7,5 lần so với thiết kế ban đầu của giáo sư Silp. Đức vua Thái đã đặt tên cho bức tượng Phật này là Phra Sri Sakayathospholyan.
 
Phra Sakayathospholyan nâng chân trái lên chuẩn bị để bước đi. Tay phải của Ngài buông lơi một bên thân. Tay trái đưa lên phía trước cao tới tầm ngực. Bức tượng là một công trình đập nổi bật, thu hút sự chú ý của những ai đến viếng Buddhamonthon. Bức tượng này gợi nhớ đến dáng điệu của một bức tượng Đức Phật đang thiền hành khác được xây dựng trong thời đại Sukhothai, một vương quốc cổ nằm ở phía bắc Thái Lan.
 
Dáng điệu của bức tượng Đức Phật đang thiền hành ở Thái Lan gọi là phra leela, trong dáng điệu này có pha vào có sự mềm mại, uyển chuyển của phụ nữ. Bạn có thể thấy một số phra leela trong các bức tượng được sáng tác trong thời Sukhothai đặt tại chùa Benjamabophit tại Bangkok và chùa Cẩm thạch xây dựng dưới thời vua Chulalongkorn.
 
 
Giáo sư Silp nói rằng có hai cách để thưởng thức nghệ thuật cổ. Bạn có thể chiêm ngưỡng nó theo giá trị cổ xưa của nó hoặc có thể thưởng lãm nó theo vẽ đẹp.
 
Giáo sư nói, “Nói chung, các nhà khảo cổ và sử học rất say mê với các cổ vật vì chúng thể hiện các hoạt động của con người trong quá khứ, trong khi đối với các nghệ nhân,  giá trị của các cổ vật trong một chừng mực nào đó nằm trong vẽ đẹp thực sự toát ra từ chúng. Nghệ nhân đánh giá một tác phẩm theo quan điểm thẩm mỹ trong khi các nhà khảo cổ và sử học đánh giá một tác phẩm theo các nguyên tắc khoa học.” 
 
Nhưng Mom Chao Chnd Chirayu Rajani, một nhà thơ lớn đã quá vãng của Thái Lan, chủ trương không  nhìn ngắm tượng Phật theo theo lối mô tả bằng hình tượng. Thay vì chiêm ngưỡng bức tượng Đức Phật từ bên ngoài, ông đề nghị chúng ta nhìn từ bên trong, thưởng thức vẽ đẹp của bức tượng theo cả hai hướng vừa thẩm mỹ vừa tâm linh. Với cách thưởng thức như vậy, chúng ta có thể vừa thưởng thức vẽ đẹp về mặt nghệ thuật lại vừa cảm nhận cái hồn của bức tượng mà không cần bận tâm nhiều về lý do gì hoặc tại sao mà bức tượng lại được sáng tác như vậy.
 
Các nghệ nhân Sukhothai khi tạo dáng điệu cho tượng Đức Phật đang thiền hành đã lấy cảm hứng từ những truyền thuyết Phật giáo. Để thuyết pháp cho mẹ của mình ở cung trời Đâu Suất, Đức Phật Thích Ca đã từng một lần lên cung trời Đao Lợi hay còn gọi là cõi trời thứ ba mươi ba (vì ở đó có 33 vị trời mà ngài Đế-thích  là thiên chủ) thấp hơn trời Đâu Suất hai tầng.
 
Đức Phật chọn cung trời Đao Lợi để thuyết pháp vì Ngài muốn chúng sanh ở giữa hai tầng trời Đâu Suất và Đao Lợi trời đều có thể nghe Ngài nói pháp cùng một lúc. Sau khi thuyết pháp xong, Đức Phật trở về trái đất bằng cách vô cùng ngoạn mục. Ngài bước xuống một chiếc thang bằng pha lê ở giữa, hai bên là những chiếc thang bằng vàng và bạc. Vua trời Đế Thích và Phạm Thiên theo  sau hầu Ngài một cách tôn kính.
 
Montri Umavijani lập luận rằng sự kiện này có một ý nghĩa vô cùng to lớn cho nền nghệ thuật của Phật giáo. Ông nói, “Trước tiên, nó làm cơ sở tạo hình cho tượng Đức Phật đang thiền hành. Ngoài ra nó có một ảnh hưởng lớn đến quan điểm về nghệ thuật phối cảnh trong nghệ thuật Phật giáo Thái. Truyền thuyết kể rằng, khi Đức Phật trở về dương gian từ cõi trời, Ngài dùng thần thông để mở tất cả các cảnh giới cho chúng sanh nhìn thấy. Tất cả các tầng trời, các cõi địa ngục và tất cả các đại lục có thể nhìn thấy bằng mắt trần với khoảng cách bằng nhau. Điều này giải thích một phần nào tại sao các tác phẩm của các nghệ nhân Thái trước sự ảnh hưởng của nền nghệ thuật phương Tây luôn luôn có hai chiều.”
 
Mặc dù Phra Sri Sakayathospholyan tương đối chỉ là một bức tượng mới và mức độ cổ của nó không thể so sánh với Phra Srisakayamuni của Wat Suthat, bức tượng Phật này không vì thế mà kém quan trọng về mặt nghệ thuật và giá trị tinh thần. Bạn chỉ có thể cảm nhận nó từ bên trong. Vào một đêm trăng tròn, mặt trăng tỏa ánh sáng vằng vặc từ phía sau bức tượng, chiêm ngưỡng bức tượng trong giây phút đó, bạn sẽ có cảm tưởng như bức tượng đang đứng sừng sững giữa trung tâm vũ trụ.
 
Người dịch: Quảng Hiền
 
Theo: The Buddhist Channel