Trang chủ Thời đại Hoằng pháp Lợi ích việc tổ chức các lớp học Phật

Lợi ích việc tổ chức các lớp học Phật

136

Và Phật giáo cũng vậy, hành giả sau khi xuất gia, học hết cấp III, tiếp tục học Trung cấp Phật học 3 năm, Cao đẳng 3 năm, Đại học 4 năm, trung bình họ phải theo học trong trường lớp ít nhất 7 năm, mới có thể nhận tấm bằng Cử nhân Phật học.

Nhưng sau khi tốt nghiệp, số lượng nhân lực tinh hoa do Giáo hội đem hết nhiệt huyết đào tạo này, sẽ được tham gia trong những lĩnh vực nào. Chỉ có một số ít học tiếp Thạc sĩ, Tiến sĩ trong và ngoài nước, hoặc theo học tiếp các lớp Gia giáo, hoặc các tổ chức phiên dịch, thành phần này chiếm số lượng không nhiều.

Có một số tự viện, Tăng Ni sau khi tốt nghiệp trở về, vừa gác bút nghiêng, liền bắt tay vào việc xe nhang, gói bánh, làm kẹo v.v… để đi bán sỉ hoặc bán lẻ cho Phật tử, nhưng theo tìm hiểu, thì món ăn vật chất đó chúng tại gia có thể tự tạo được, và chính cá nhân họ trước đây học theo đức Phật, từ bỏ gia đình và vật chất đi xuất gia, hiện tại lại quay về lối cũ…

Còn người Phật tử tại gia họ muốn món ăn tinh thần, muốn được thưởng thức cam lồ pháp vị từ quý Thầy cô, thì họ tìm hoài mà không thấy.

Nếu có đi chăng nữa, thì chỉ nghe giảng tập trung về các vấn đề chung chung, một bài diễn thuyết mà thính chúng đủ mọi thành phần thanh niên lão ấu tham dự, thế thì làm sao có được một chất lượng chuyên sâu, khó có cơ hội tiếp xúc được với ba tạng Thánh điển Kinh Luật và Luận, do chư Phật, Bồ-tát và Thánh hiền Tăng lưu lại.

Để khắc phục nhược điểm đó, chúng ta nên phân lớp theo trình độ, tuổi tác và soạn thảo một giáo trình để phục vụ công tác giảng dạy này, ví dụ lớp mới học Phật thì dạy “Phật pháp Khái luận”, lớp cao hơn dạy về “Kinh A Hàm” hoặc “Nikaya”, rồi học đến “Kinh Di Đà, Kinh Kim Cang, Kinh Pháp Hoa” v.v… khi có một trình độ nhất định thì dạy về Luận điển như: Câu xá, Trung Quán, Duy Thức, Đại thừa Khởi Tín v.v…

Như vậy các lớp học sẽ được thấm nhuần trong giáo pháp và tu tập trong sự truyền thừa như thế, nếu được như vậy tâm hồn của người dạy và học cùng nhau thăng hoa hơn, thâm nhập lời Phật dạy hơn, từ đó mới nói đến việc: sửa đổi ba nghiệp thân khẩu ý, tu tâm dưỡng tánh, tham thiền quán chiếu, niệm Phật vãng sinh, trì chú phát tuệ v.v…

Và “đất vua chùa làng, phong cảnh Bụt”, mỗi làng xã ở Việt Nam đều có một ngôi chùa, nơi sinh hoạt cộng đồng của mọi người, nơi giao lưu giữa các dòng tộc, là mái nhà tâm linh chung của những ngôi nhà huyết thống. Vì thế quý Thầy cô đã tốt nghiệp các trường Phật học, được diễm phúc ở nơi thiêng liêng ấy, mở các lớp Phật học, để giảng dạy lời từ bi trí tuệ của đức Phật, và đào tạo cách sống, cách làm người và duy trì nền văn hóa của dân tộc.

Về thời gian, chúng ta có thể mở các lớp tùy theo tập quán sinh hoạt của địa phương, căn cứ vào Phật tử vùng đó làm công nghiệp, nông nghiệp, hay nhân viên nhà nước v.v… mà nghiên cứu thảo luận thời gian cho linh hoạt. Yêu cầu học viên mỗi lớp thì luôn đặt chất lượng lên hàng đầu, còn số lượng thì tùy duyên. Vì giáo pháp giác ngộ rất là thâm thúy uyên áo nên khó mà có nhiều người theo học được.

Chúng ta không chỉ dừng lại ở sự hạnh phúc từ vật chất, mà càng cao hơn nữa là được an lạc từ tinh thần, Phật giáo hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu đó, chỉ cần nhân duyên hòa hợp viên mãn, quý Thầy cô và Phật tử đồng lòng, tin tưởng lẫn nhau thì sẽ đạt được những gì mà chúng ta mong muốn.

Để lời dạy của bậc giác ngộ:

–         Đức hạnh vĩ đại nhất là đức hạnh đạt được từ sự tạo dựng trong tình thương đại đồng.

–         Hạnh phúc tối thượng là hành phúc xuất phát từ tâm hồn thanh thản.

–         Chân lý tuyệt đối đạt được qua sự thấu triệt nguyên nhân khổ đau của loài người.

–         Tôn giáo cao nhất là tôn giáo chỉ dạy trí tuệ tối thượng, luân lý và sự thanh tịnh tâm trí.

–         Triết lý vĩ đại nhất là triết lý trình bày kiến thức được phân tích và lối sống thực tiễn không tùy thuộc vào lý thuyết và niềm tin suông.

Luôn luôn vang mãi và đem lại lợi ích cho mọi người.