Trang chủ Đời sống Mùa Phật đản an lạc

Mùa Phật đản an lạc

62

Nhiều hoạt động tín ngưỡng, vui chơi được tổ chức mang lại không khí vui tươi nhưng cũng không kém phần trang trọng cho ngày đại lễ. Phật tử và cả những người không theo đạo đều có chung ý nghĩ đó là ngày hội văn hoá tâm linh.

ĐẠI ĐỨC THÍCH THIỆN MINH, CHÙA BỬU QUANG, Q. THỦ ĐỨC, TPHCM

Đại lễ Phật đản năm 2008 do Liên hiệp quốc tổ chức tại Hà Nội gặt hái thành công rất lớn. Năm nay đại lễ tổ chức tại Thái Lan có phái đoàn đại diện Phật giáo Việt Nam tham dự cùng 200 phật tử.

Cùng với nhiều nơi trong cả nước, chùa Bửu Quang năm nay tổ chức lễ Phật đản theo tinh thần quốc tế là Đại lễ Tam Hợi (Đản sanh, thành đạo và Phật nhập niết bàn). Nhiều chư tôn đức, giáo phẩm các chùa Nam Tông về dự lễ với hơn 300 tăng ni và 2.000 phật tử. Ngoài chương trình cúng Phật đản, chùa còn tổ chức lễ đặt bát cho chư phật tử giao duyên trong ngày lễ hội. Buổi tối tổ chức thọ hạnh đầu đà thức suốt đêm dưới hình thức thiền định, nghe pháp, luận đạo và ôn lại cuộc đời của Đức Phật Thích Ca đã cống hiến lòng từ bi, trí tuệ cho nhân loại.

Mùa Phật đản năm nay đều được các chùa tổ chức trang nghiêm, long trọng và phật tử tham gia đông đảo. Những ngày hội lớn mang đến cho mọi người  sự thanh bình, an lạc.

NHÀ THƠ VŨ ANH SƯƠNG

Những năm gần đây, Đại lễ Phật đản tại TP.Hồ Chí Minh diễn ra rất hân hoan và nhộn nhịp. Vào những ngày diễn ra đại lễ, mọi gia đình theo đạo Phật đều trang hoàng nơi thờ Phật như thể là ngày Tết cổ truyền. Các ngôi chùa trong thành phố đều treo cờ, tổ chức lễ Phật đản rất hoành tráng. Các hoạt động văn nghệ, triển lãm nghệ thuật cũng được diễn ra khá sôi nổi. Điều này nói lên tính chất quan trọng và ý nghĩa của một lễ hội mang tính tâm linh.

Thời gian gần đây, Việt Nam chịu ảnh hưởng ít nhiều về sự suy thoái kinh tế toàn cầu, vấn đề an sinh của người dân cũng gặp nhiều khó khăn, do đó Đại lễ Phật đản năm 2009 ít nhiều cũng bị ảnh hưởng về các mặt tổ chức. Tuy nhiên, nền tảng của ý nghĩa Đại lễ Phật đản luôn là một thông điệp giúp mọi người vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống nội tại cũng như trong hiện thực đời sống.

Tuy tôi không phải là một tín đồ theo Phật giáo nhưng ngày Phật đản luôn là  sự gợi nhớ trong tôi một thông điệp về hòa bình, hòa hợp, từ bi và trí tuệ. Theo tôi, Đại lễ Phật đản không chỉ  có ý nghĩa dành riêng cho giới Phật giáo mà mọi dân Việt Nam nói riêng đều có thể đón nhận ngày lễ Phật đản như một lễ hội văn hóa của dân tộc. Nếu như ngày lễ Giáng sinh là dịp để mọi người chia sẻ tình yêu thương, lòng bác ái thì ngày Phật đản là dịp để chúng ta soi lại lòng mình bằng sức mạnh từ bi và trí tuệ của Phật giáo.

NS.TS BẠCH TUYẾT

Gia đình tôi có truyền thống theo đạo Phật từ nhiều thế hệ. Riêng tôi đã có 50 năm gắn bó với Phật giáo. Sự nghiệp ngày nay mà tôi có được là nhờ những lời Phật dạy và tôi rất hạnh phúc khi được an trú trong chánh pháp của Ngài. Mỗi ngày tôi đều có sự tôn kính đến đức Phật để tôi có một ngày sống tốt hơn cho mình và cho mọi người, do đó đối với tôi ngày nào cũng là ngày “Phật đản”.

Nhà nước ta luôn chú trọng đến tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo. Việc tôn tạo, xây dựng các cơ sở  tín ngưỡng như đình, chùa, miếu… cũng được quan tâm đúng mức.

Những năm gần đây, Đại lễ Phật đản tại Việt Nam được tổ chức rất trang trọng trên khắp mọi miền đất nước. Gần đây nhất, năm 2008, nước ta đăng cai tổ chức Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc. Đại lễ được tổ chức trọng thể tại thủ đô Hà Nội. Điều này nói lên tinh thần giáo lý Phật giáo luôn thích ứng theo dòng chảy của sự phát triển ở từng quốc gia và từng nền văn hóa của mỗi dân tộc.

Đại lễ Phật đản là một trong những lễ hội tâm linh đối với các nước có Phật giáo phát triển, và là một ngày lễ trọng của Phật giáo Việt Nam. Đại lễ Phật đản là dịp để Phật giáo truyền bá thông điệp về từ bi, bình đẳng và trí tuệ đến với mọi người, mọi loài, đồng thời cũng là dịp giao lưu văn hóa trong cộng đồng Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Vì vậy việc quảng bá tinh thần Đại lễ Phật đản trong mọi tầng lớp nhân dân là điều hết sức cần thiết. Tuy nhiên, nếu chúng ta chỉ chú trọng đến hình thức của Đại lễ mà quên đi ý nghĩa đích thực của Đại lễ Phật đản thì lẽ dĩ nhiên chúng ta đang đánh mất đức Phật trong chính