Trang chủ Quốc tế Myanmar: Phần Tử Phật Giáo Cực Đoan Đốt Nhà Thờ Hồi Giáo

Myanmar: Phần Tử Phật Giáo Cực Đoan Đốt Nhà Thờ Hồi Giáo

312

Tờ báo của Myanmar, Global New Light cho biết các lực lượng an ninh ở Hpakant ở bang Kachin đã không thể kiểm soát những kẻ tấn công hôm thứ sáu, những kẻ được vũ trang bằng gậy, dao và một số vũ khí khác.

04-H01

Đám đông Phật giáo cực đoan đốt nhà thờ Hồi giáo ở bắc Myanmar. (Nguồn: chiangraitimes.com)

Tờ báo cho biết những nhà lãnh đạo của nhà thờ Hồi giáo đã không đáp ứng thời hạn ngày 30/6 do chính quyền địa phương đưa ra để phá bỏ nhà thờ cho mục đích xây dựng một cây cầu.

Hôm 23/6, do tranh chấp, một đám đông đã phá hủy một nhà thờ và một nghĩa trang Hồi giáo ở một ngôi làng tại khu Bago, cách thủ đô Yangon khoảng 60km về phía đông bắc.

Những vụ bạo lực rải rác nhưng khốc liệt chống lại người Hồi giáo ở quốc gia đa phần Phật giáo này đã diễn ra từ sự kiện bạo loạn năm 2012, buộc hơn 100.000 người thuộc cộng đồng thiểu số Hồi giáo Rohingya phải trốn chạy khỏi nhà cửa của mình ở miền tây bang Rakhine.

Sự phân biệt đối xử chống lại người Hồi giáo Rohingya đang lan rộng và chính phủ từ chối xử lý, công nhận quyền công dân, cư trú lâu dài, cũng như xem họ là những người nhập cư bất hợp pháp.

Đặc phái viên nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở Myanmar, Yanghee Lee, vừa kết thúc chuyến làm việc 12 ngày ở quốc gia này, kêu gọi chính phủ mới của người đạt giải Nobel, Aung San Suu Kyi làm giảm những công tấn công như vừa qua.

“Rõ ràng là tình trạng căng thẳng trong các cộng đồng tôn giáo vẫn phổ biến trong toàn xã hội Myanmar. Hằn thù, kích động phân biệt đối xử, hận thù, bạo lực và không bao dung tiếp tục trở thành nguyên nhân cho tình trạng trên”, đặc phái viên Lee phát biểu hôm thứ sáu.

Bà bày tỏ mối quan tâm cụ thể đối với những cuộc tấn công có tính chất tôn giáo. Đối với sự kiện hôm 23/6, bà Lee bày tỏ quan điểm:

“Điều quan trọng là chính phủ phải có hành động nhanh chóng, bao gồm cả việc tiến hành điều tra kỹ lưỡng và bắt giữ thủ phạm. Vì vậy tôi e ngại với những báo cáo cho thấy chính phủ sẽ không theo đuổi bất cứ hành động nào đối với trường hợp bạo lực mới nhất vì lo sợ gia tăng căng thẳng và kích động hơn xung đột. Đây thực sự là một tín hiệu không đúng đắn”.

Không ai bị bắt vì tàn phá nhà thờ Hồi giáo mặc dù tờ Global New Light của Myanmar đã nói rằng các nhà chức trách đang điều tra vụ tấn công ở Hpakant.

Các nhóm nhân quyền đã chỉ trích bà Suu Kyi vì không hành động dứt khoát để chống lại những kẻ Phật giáo cực đoan tham gia vào các vụ tấn công. Mặc dù vậy, chính quyền do quân đội hậu thuẫn của bà Suu Kyi cũng có chút ít thành công trong việc giảm bớt tình trạng căng thẳng.