Trang chủ Tuổi trẻ Gia đình Phật tử Nguyễn Thị Vân – Đoàn sinh GĐPT hy sinh vì đạo pháp

Nguyễn Thị Vân – Đoàn sinh GĐPT hy sinh vì đạo pháp

390

Cả gia đình đều thọ Tam quy Ngũ giới quy y với Hoà thượng trú trì chùa Quy Thiện – Huế và rất ngưỡng mộ đạo Phật. Trong số hơn 10 anh chị em trong gia đình thì có đến 7 người tham gia sinh hoạt GĐPT Thành Nội trong đó có Vân. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình Phật giáo thuần thành và sinh hoạt GĐPT từ nhỏ nên Vân đã được hung đúc nhiều đức tính tốt đẹp, hết lòng kính tin Tam bảo trung thành với đạo pháp.

Năm lên 8 tuổi, Vân được ba mẹ cho đến sinh hoạt với GĐPT Thành Nội, quá trình sinh hoạt liên tục từ Oanh vũ nữ cho đến khi trở thành Chúng trưởng Thiếu nữ, Vân luôn là một đoàn sinh gương mẫu, ngoan hiền và tinh tấn trong tu học, được các anh chị trưởng thương quý.

Năm Vân lên 15 tuổi đã nhiều lần xin cha mẹ cho xuất gia, cha mẹ Vân hứa sẽ cho con tròn ý nguyện sau khi học xong chương trình Trung học phổ thông. Kể từ đây, Vân đã phát nguyện ăn chay và áo quần mặc hàng ngày chỉ chọn 2 màu nâu và lam

Trong phong trào đấu tranh của các giới Phật giáo phản đối chính sách kỳ thị Phật giáo của chế độ Nguyễn Văn Thiệu, Vân luôn có mặt trong các cuộc bãi khoá, xuống đường cùng các anh chị trưởng và các bạn. Những ngày cuối tháng 5/1966, giữa lúc phong trào đấu tranh của Phật giáo Huế đang bị đàn áp dã man. Theo lệnh của vị lãnh đạo Giáo hội, tất cả bàn thờ Phật của các tư gia Phật tử trong thành phố được chuyển ra ngoài đường nhằm để ngăn cản các lực lượng cảnh sát, quân đội Thiệu – Kỳ đàn áp Phật giáo. Nhiều vị Tăng Ni, nhiều Phật tử khắp các đã liên tiếp tự nguyện thiêu thân để bảo vệ đạo pháp và gàn nhất là Ni cô Thích Nữ Thanh Quang tự thiêu tại chùa Diệu Đế – Huế.

Chiều ngày 28/5/1966, sau khi đến chùa Diệu Đế quốc tự để đãnh lễ thọ tang trước giác linh sư cô Thích Nữ Thanh Quang. Lúc trở về Vân đã tâm sự cới chị em trong Đoàn, Chúng: “Có lẻ mình cũng sẽ noi gương Sư cô”. Chị em nghe vậy cứ ngỡ là Vân do quá đau buồn vì sự ra đi của Sư Cô và căm phẫn sự đàn áp, bắt bớ, tù đày Tăng, Ni, Phật tử nên nói vậy.

Nào ngờ đâu, 2 giờ sáng ngày 31/5/1966 (12/4 năm Bính Ngọ) vân đã từ giã gia đình trong y phục Thiếu Nữ, tay xách bình xăng 7 lít hướng thẳng vào chùa Thành Nội. Anh chị em Phật tử bảo vệ phong trào đấu tranh có phần khả nghi hỏi thì chị bảo “Mình đưa dầu vào chùa để phòng đêm hôm họ đàn áp mạnh hơn nếu mất điện thì có đèn dầu cúng Phật”.

Vào đến sân chùa, sau khi giấu thùng xăng, Vân đã vào đãnh lễ Phật và phát đại nguyện rất lâu. Khoảng 3 giờ sáng, Vân đã tĩnh toạ trước tiền đường chùa Thành Nội và tự châm lửa cúng dường Tam bảo.

Khi phát hiện ngọn lửa thiêng bừng sáng anh chị em trực hôm đó đang ngủ trong chùa chạy đến và nhận ra người đang ngồi trong lửa chắp tay niệm Phật chính là chị, mấy phút sau vì dầu quá ít và ngọn lửa không đủ thiêu cháy toàn thân, mọi người ùa đến cứu chữa thì thân thể Vân đã phồng rộp, rướm máu. Lúc này Chư Tôn Đức lãnh đạo Giáo hội đã hiện diện.

Mặc dù vô cùng đau đớn nhưng Vân vẫn lâm râm niệm Phật với tinh thần quả cảm cao độ và ý chí cực kỳ mãnh liệt, kiên quyết hy sinh vì đạo pháp, qua hơi thở yếu ớt, Vân vẫn thì thào đầy tâm huyết: Nam Mô A Di Đà Phật, xin quý Thượng toạ cho con thêm xăng để tròn ước nguyện.

Quý vị lãnh đạo Giáo hội quá xúc động và cảm phục nhưng không thể chìu theo ý nguyện của Vân, đã chuyển chị qua phòng cấp cứu đặc biệt của bệnh viện Trung ương Huế. Tại đây, Không Gian – Nguyễn Thị Vân đã trút hơi thở cuối cùng về cõi Phật lúc 6h15 sáng ngày 31/5/1966 (12/4 Bính Ngọ). Chị tròn 18 tuổi.

Trước khi quyết định tự thiêu, chị đã viết để lại 3 bức thư:

– Một gởi cho thân mẫu tạ ơn sinh thành, từ biệt thân quyến cùng với đầy đủ huy, cấp hiệu của Gia đình Phật tử.

– Một gởi cho chính quyền đương thời yêu cầu chấm dứt đàn áp Phật giáo và nhân dân.

– Một gởi cho Tổng thống Mỹ Nixon kêu gọi Chính phủ Mỹ ngưng tiếp sức chế độ độc tài đàn áp Phật giáo, đi ngược lại quyền lợi đất nước và nhân dân Việt Nam.

Nội dung 3 bức thư là yêu cầu chính phủ Mỹ và hai ông Thiệu – Kỳ phải chấm dứt ngay chính sách kỳ thị tôn giáo, đàn áp, bắt bớ, tù đày Tăng Ni Phật tử; cầu nguyện cho đạo pháp sớm qua cơn pháp nạn.

Linh cửu chị Không Gian – Nguyễn Thị Vân được quàn tại chùa Diệu Đế – Huế cùng với Sư Cô Thích Nữ Thanh Quang. Hơn 45 ngày sau thì bị chính quyền Sài Gòn đến cướp thi hài rồi chôn trước chùa Viên Thông cạnh chân núi Ngự Bình. Được sự quan tâm của Giáo Hội, mùa thu năm 1996, linh cốt chị đã được chuyển về an táng tại một nơi khiêm tốn trong khuôn viên chùa Quy Thiện – gần bảo tháp Ngài Bổn sư truyền giới của mình.