Trang chủ Tin tức Ni sư Thích Đàm Mai bảo vệ luận văn thạc sỹ

Ni sư Thích Đàm Mai bảo vệ luận văn thạc sỹ

182

Hội đồng khoa học chấm luận văn thạc sỹ gồm có: Phó Giáo sư, Tiến sỹ Dương Văn Thịnh, Trường Đại học KHXHNV – Chủ tịch Hội đồng; Phó Giáo sư Bùi Thanh Quất – Trường Đại học KHXHNV; Tiến sỹ Nguyễn Quốc Tuấn – Viện nghiên cứu Tôn giáo; Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Anh Tuấn – Trường Đại học KHXHNV; Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Hà – Viện Triết học.

Giáo viên hướng dẫn học viên có Giáo sư, Tiến sỹ Đỗ Quang Hưng – Trường Đại học KHXHNV.

Quang lâm chứng minh buổi bảo vệ luận văn thạc sỹ của học viên Phan Thị Hội có Thượng toạ Thích Bảo Nghiêm – Phó Chủ tịch HĐTWGHPGVN.

Những năm đầu thế kỷ thứ 20, tình hình trên thế giới cũng như trong nước có nhiều biến động lớn. Việt Nam chịu sự đô hộ của Thực dân Pháp xâm lược, nhiều cuộc khởi nghĩa tự phát đã nổ ra để đấu tranh nhưng đều bị thất bại.

Nhiều nhà  trí thức yêu nước đi đến nhận thức: Muốn đánh đuổi thực dân xâm lược phải vận động nhân dân duy tân đất nước, tôn giáo có vai trò rất lớn đối với sự phát triển đời sống xã hội, vì vậy chấn hưng Phật giáo được ủng hộ. Bởi vì Phật giáo mới đại diện cho “ Tinh thần tôn giáo” mà Phan Chu Trinh đã nêu.

Trong phong trào chấn hưng Phật giáo ở những năm đầu thế kỷ 20 được tập chung các mặt như:

– Chấn hưng về mặt tổ chức giáo hội: Chính thức hình thành một tổ chức theo lối mới, có nhiều điểm khác với lối tổ chức truyền thống. Bộ máy tổ chức được hoàn thiện vào những năm tiếp theo.

– Chấn hưng về giáo lý, phương pháp tu tập và công tác xã hội của Tăng già: Giáo lý nâng cao hơn về mặt lý luận, đề cao phương pháp tu tập tịnh độ, phương pháp cách thức hoằng pháp…

– Chấn hưng về đào tạo tăng tài: Trước sự xuống cấp về sự đạo hạnh và trí tuệ của tăng đồ, sự chia rẽ các tong phái, vì vậy phải tăng sỹ phải được đào tạo bài bản, đặc biệt phải tu học theo “Lối mới”

Chấn hưng về nghi lễ và nơi thờ tự: Cải cách về nghi lễ Phật giáo là một trong những nội dung được đặt ra, những nghi lễ được cải sửa có ảnh hưởng tích cực không những đối với phong trào chấn hưng ở miền Bắc đương thời và Phật giáo Việt Nam sau này.

Theo Phó Giáo sư Bùi Thanh Quất – Trường Đại học KHXHNV: “Đề tài khoa học: Một số tư tưởng chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc nước ta những năm đầu thế kỷ 20 có ý nghĩa thiết thực cả về khoa học và thực tiễn.

Tác giả đã đọc, hiểu và nghiên cứu rất sâu sắc những tài liệu triết học, tôn giáo học và những tài liệu liên quan đến chấn hừng Phật giáo.

Mục đích và phương pháp nghiên cứu được tác giả xác định rất rõ ràng, giúp kết quả nghiên cứu có tính thuyết phục. Tác giả đã làm rõ những nguyên nhân, diễn biến của phong trào chấn hưng Phật giao; Đưa ra một số khuynh hướng tư tưởng trong phong trào chấn hưng Phật giáo ở Miền Bắc; Những vai trò ý nghĩa của phong trào lịch sử tư tưởng Việt Nam.”

Hội đồng khoa học đánh giá cao về kết quả của bản luận văn thạc sỹ do học viên Phan Thị Hội nghiên cứu và trình bày. Với những kết quả được tác giả công bố trong bản luận văn và trả lới những câu hỏi của các nhà khoa học trong buổi bảo vệ. Hội đồng khoa học nhất trí cho điểm xuất sắc bản luận văn của học viên Phan Thị Hội.