Trang chủ Quốc tế Phật giáo Campuchia dấn thân vì sự phát triển xã hội

Phật giáo Campuchia dấn thân vì sự phát triển xã hội

59

1.Huấn luyện và đào tạo


BFD cung cấp các chương trình huấn luyện và đào tạo thường xuyên cho các tăng, ni các kiến thức về kinh tế-xã hội theo quan điểm Phật giáo và khuyến khích họ dấn thân với các hoạt động xã hội.


 


2.Dự án “người mẹ hiền”


Dự án này bắt nguồn từ sự tự nguyện của 28 ni cô ở tỉnh Battambang. Mục tiêu là nâng cao vai trò của người phụ nữ không chỉ là một người mẹ hiền mà còn đóng góp vào sự phát triển của xã hội. Các hoạt động tiêu biểu bao gồm: tư vấn cho những bệnh nhân HIV/AIDS, giúp phụ nữ nhận thức rõ hơn về bạo lực trong gia đình và xã hội, cung cấp sự hỗ trợ khẩn cấp đối với các gia đình khó khăn. Ban đầu là sự khởi đầu tự phát nhưng sau đó vào năm 2002 các ni cô đã trở thành một bộ phận của BFD. Thường thì việc triển khai dự án diễn ra suôn sẻ nhưng có lúc cũng gặp khó khăn nhất là khi tiếp cận người dân nông thôn vì họ nghĩ các ni cô đến để xin tiền, một ni cô tâm sự.  


 


3.Dự án “Bạn tốt cho xã hội”


Đối tượng của dự án là các bạn tuổi học trò nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm và sự tự tin, tạo một “chốn đi về” để các bạn tuổi ô mai có thể thảo luận và tâm sự các vấn đề của mình với nhau và giúp các bạn vạch ra một kế hoạch cho cuộc sống của mình khi trưởng thành. Riêng các bạn nữ sinh được khuyến khích tập sự làm ni cô trong khoảng thời gian một tháng khi mùa hè đến.


 


4.Các chương trình chăm sóc cức khỏe.


Mục tiêu là hạn chế là sư lan rộng của bệnh sốt xuất huyết, bệnh bại liệt, HIV/AIDS và các bệnh gây nguy hiểm với công động thông qua giáo dục và tuyên truyền. Dự án Ngôi nhà chung HIV/AIDS là một điển hình trong việc kết hợp nền tảng Phật giáo truyền thống và các kỹ thuật tư vấn hiện đại. Các nhà sư và các ni cô đã làm việc với các thành viên trong cộng đồng nhằm hạn chế sự phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS. Các phản hồi cho thấy những bệnh nhân này cảm thấy phấn khích khi các nhà sư và các ni cô đến thăm nhà họ và giúp người thân của họ học cách chăm sóc và yêu thương người bệnh.


 


5.Sự hoàn thiện cho tương lai.


Các tăng, ni nào đến từ các gia đình khó khăn sẽ được giúp đỡ nâng cao việc học, đặc biệt là các nghành xã hội học.


 


Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng các nhà sư không nên dân thân vào các công việc xã hội nhất là các công việc liên quan đến kinh tế và HIV/AIDS vì họ lo ngại các công việc này sẽ cản trở sự tu tập của các sư. Nhưng các nhà sư trấn an rằng đó cũng là một cách tu tập và Đức Phật không cấm các nhà sư dấn thân vì xã hội.


 


Việc các nhà sư Campuchia dấn thân vì sự tiến bộ xã hội là một hành động cao đẹp vì điều đó sẽ giúp tạo ra một xã hội tốt đẹp hơn không những về phương diện vật chất mà còn giúp người dân có một cuộc sống tinh thần cao thượng khi xã hội phát triển.