Trang chủ Quốc tế Trung Quốc: Lễ hội "Văn hóa Hoa Nghiêm Quốc tế Chiết Giang...

Trung Quốc: Lễ hội "Văn hóa Hoa Nghiêm Quốc tế Chiết Giang – 2013"

179

Ban Tổ chức Lễ hội văn hóa đã cung thỉnh chư Đại đức cao tăng trong và ngoài nước đến từ 29 quốc gia, cùng các ban ngành đoàn thể, chính phủ nhân dân các cấp thành phố, quận, huyện Lệ Thủy, Long Tuyền cùng chư sơn Trưởng lão trong Hiệp hội Phật giáo; các nhà lãnh đạo có liên quan, các học giả, các nhân sĩ, các chuyên gia, các đơn vị truyền thông… cùng tham dự “Lễ hội Văn hóa quốc tế Hoa Nghiêm Chiết Giang – 2013”: Phó Chủ nhiệm Nghê Trung Dương, Xứ trưởng Ngô Mộng Bảo – Ủy ban Tôn giáo Nhân dân tỉnh Chiết Giang; Pháp sư Nguyệt Chân – Phó Hội trưởng Hiệp hội Phật giáo tỉnh Chiết Giang; ông Trịnh Quốc Nguyên – Tổng Thư ký HHPG tỉnh Chiết Giang…; Cục Trưởng Trương Lượng Minh, Phó Cục trưởng Kim Vĩ Khánh – Cục Tôn giáo Nhân dân thành phố Lệ Thủy; ông Mã Bân – Phó Thị trưởng thành phố Long Tuyền; ông Diệp Tiên Trường – Bộ trưởng Bộ Thống chiến, Phó Chủ tịch Hiệp thương Chính trị thành phố Long Tuyền…

Hội nghị do ông Trịnh Quốc Nguyên – Tổng thư ký Hiệp hội Phật giáo tỉnh Chiết Giang chủ trì. Các nhà lãnh đạo, các nhân viên có liên quan theo dõi và quan sát đoạn video ngắn tuyên truyền “Lễ hội Văn Hóa Hoa Nghiêm… ” do đài truyền hình Trung ương và viện Khoa học Xã hội Chiết Giang công bố công khai, và có những ý kiến đóng góp cũng như đề xuất sửa đổi. Đoạn phim ngắn giới thiệu nội hàm tông Hoa Nghiêm, văn hóa Hoa Nghiêm… Những người tham dự lễ hội hy vọng, sẽ cùng nhau đem “Lễ hội văn hóa Hoa Nghiêm” của tỉnh Chiết Giang – nền lịch sử lâu đời của văn hóa Phật giáo, nội dung tỉ mỉ sâu sắc của nhân văn Chiết Giang, đưa vào danh thiếp Văn hóa Phật giáo sẽ trở thành lễ hội đứng thứ ba sau “Lễ hội văn hóa Quan Âm Phổ Đà” và “Lễ hội văn hóa Di Lặc núi Tuyết Đậu”.

Pháp sư Đại Nguyện – Phương trượng chùa Lục Tổ Quảng Đông, Trụ trì chùa Sùng Nhân, Hội trưởng Hiệp hội Phật giáo thành phố Lệ Thủy, giới thiệu về địa vị lịch sử trong văn hóa Phật giáo Tông Hoa Nghiêm, hoằng dương văn hóa Hoa Nghiêm đối với giá trị hiện thực để thúc đẩy tiến bộ văn minh xã hội. Hoa tạng Thế giới thanh tịnh trang nghiêm được mô tả trong Kinh Hoa Nghiêm, như biển thơm bao quanh, hoa sen đầy khắp, xinh đẹp tuyệt luân không thể nghĩ bàn. Hai vị Đại sĩ  Bồ Tát Văn Thù và Bồ tát Phổ Hiền trong Hoa tạng thế giới là hóa thân của trí tuệ và hạnh nguyện, mà trí tuệ và hạnh nguyện là thành quả của tất cả sự nghiệp thành tựu. “Đỉnh núi cao đứng thẳng, đáy biển sâu vận hành”, “tâm mình thường thức tỉnh (Trí), điều thiện thường siêng làm (Hạnh)”, Trí, Hạnh song vận là tinh thần của văn hóa Hoa Nghiêm.

Chư vị lịch đại Tổ sư của “Tông Hoa Nghiêm”, đều ở trong thời kỳ huy hoàng nhất của nền văn minh Trung Quốc, văn hóa Hoa Nghiêm đã có sự cống hiến trọng đại về mặt tiến bộ của nền văn minh xã hội. “Tông Hoa Nghiêm” cũng từ đó mà trở thành một trong những biểu tượng của văn hóa Phật giáo Trung Quốc. Đây là niềm tự hào của nền văn minh Trung Quốc, cũng là một trong những thành tựu quan trọng nhất của nền văn minh nhân loại. Làm sao để khiến cho nó phát huy tác dụng trong xã hội hiện đại, phục vụ xã hội tốt hơn và nâng cao chỉ số hạnh phúc phục vụ nhân dân. Đây là trách nhiệm ủy thác của lịch sử, đây cũng là một trong những mục đích tổ chức “Lễ hội Văn hóa Hoa Nghiêm Quốc tế Chiết Giang 2013”. Hy vọng thông qua tổ chức lễ hội văn hóa lần này, khiến cho ánh sáng trí tuệ của văn hóa Phật giáo sẽ đi sâu vào lòng người, nhân đây, cũng nâng cao chỉ số hạnh phúc của đại chúng trong xã hội. Chân chánh thực hiện chủ đề “đẩy mạnh phục hưng nền văn hóa Hoa Nghiêm, nỗ lực tăng cường xây dựng văn hóa tỉnh”, để xúc tiến nâng cao thực lực yếu của văn hóa Chiết Giang, càng phát triển nền kinh tế xã hội và phục vụ thăng cấp sản nghiệp một cách tốt hơn.

Lễ hội văn hóa lần này thông qua hàng loạt phù hiệu văn hóa như: văn hóa học thuật, văn hóa nghệ thuật, văn hóa kiến trúc, văn hóa du lịch…, nhằm nâng cao từ Phật giáo của Tôn giáo cho đến Phật giáo của văn hóa, Phật giáo của trí tuệ, Phật giáo của hiện thực và Phật giáo của phương thức đời sống giác ngộ. Thể hiện một cách chính xác là lấy cộng đồng tôn giáo làm chủ thể, tập trung chính vào các đặc điểm văn hóa. Nội dung cụ thể: Khai mạc Lễ hội Văn hóa và kịch “Hạnh Nguyện” – Vũ đài Phật giáo; Đại điện Tam Thánh Hoa Nghiêm và khai quang tháp Ngũ tổ Hoa Nghiêm; “Hội thảo luận nghiên cứu học thuật quốc tế Thiền Hoa Nghiêm” & nghi thức treo tấm biển thư viện văn hóa Hoa Nghiêm; khai mở Viện Bảo tàng Thánh bảo Hoa Nghiêm & triển lãm hình ảnh thư họa Hoa Nghiêm; Pháp hội cầu nguyện hòa bình thế giới…