Trang chủ Quốc tế Trung Quốc: "Pháp Hội Lăng Nghiêm 1.5" tại chùa Long Tuyền

Trung Quốc: "Pháp Hội Lăng Nghiêm 1.5" tại chùa Long Tuyền

120

Ba ngày Pháp hội đều có hai chúng xuất gia và tại gia trì tụng "Kinh Lăng Nghiêm". Ngày thứ nhất có Pháp hội phóng sinh; ngày thứ hai Pháp hội quy y, buổi tối cúng Mông Sơn; ngày thứ ba triều sơn lễ Phật. Ngoài ra còn có những buổi thuyết giảng do các Pháp sư chùa Long Tuyền phụ trách. Chùa cung ứng tất cả phương tiện, để cho mọi người có cơ hội tiếp xúc và làm quen Phật pháp, và cũng để cho mỗi chúng sinh hữu duyên đến chùa Long Tuyền đều được gieo trồng hạt giống thiện pháp. Pháp hội lần này sẽ sắp xếp cho đội ngũ chấp lao phục dịch tích chứa phúc báo, đó cũng là nét đặc sắc của ba ngày Pháp hội

Cơ cấu tổ chức Pháp hội phân làm 5 bộ lớn: Bộ Phụ đạo, bộ Pháp vụ, bộ Tiếp đãi, bộ Pháp duyên và bộ Hậu cần, cùng 3 tổ lớn: Tổ đại sứ Ái Tâm, tổ Thư ký và tổ Văn tuyên. Ngoài ra còn phân ra các tổ nhỏ, từ tổ 1 đến tổ 43, cư sĩ Hoài Nhu tại Bắc Kinh rất phát tâm, đã thành lập tổ Y vụ tạm thời.

Buổi sáng 4 giờ 30 ngày 30/4/2011, ngày đầu tiên của Pháp hội Chánh Hạnh, (Pháp hội Lăng Nghiêm Tinh Tấn cùng tu 1.5). Chư tăng và các học viên, tình nguyện viên đã vân tập tại Phật đường lầu Kiến Hạnh và dùng điểm tâm tại đây. Các tổ hành đường cho Pháp hội lấy học viên làm chủ lực, lần lượt hành đường cho đại chúng tại Ngũ Quán Đường và Trai đường cư sĩ.

Trong các tình nguyện viên đến tham gia Pháp hội có 50 người nước ngoài, những người đa ngôn ngữ này đều phải tham gia khóa tụng kinh bằng tiếng Trung vào buổi sáng. Những pháp hội trước đều dùng tiếng Anh để tụng "Kinh Lăng Nghiêm". Việc trao đổi tiếng Trung và Anh, đối với các tình nguyện viên rất có hữu ích cho việc học tập và hiểu rõ kinh văn Phật giáo Đại thừa. Sau đó tùy chúng tham gia các hoạt động Pháp hội.

8 giờ 40, các Pháp sư hướng dẫn hai chúng tăng tục tụng "Kinh Lăng Nghiêm" tại Phật đường lầu Kiến Hạnh. Tiếp theo là Phổ Phật kiết tường và cúng ngọ.
 
13 giờ 30, Pháp sư Hiền Song hướng dẫn 50 tình nguyện viên nước ngoài tụng "Kinh Lăng Nghiêm" bản tiếng Anh tại phòng 521 lầu Đông Phối. Những tình nguyện viên Nhật, Hàn, Pháp, Nga sau khi được Pháp sư hướng dẫn tụng "Kệ Khai Kinh" xong, họ lần lượt đến phòng 602 và 409 tụng "Kinh Pháp Hoa". Sau thời kinh, Pháp sư Hiền Song cùng tiến hành giao lưu với tình nguyện viên, họ nói rằng tụng kinh bằng tiếng Anh rất hay, khi tụng kinh họ có những cảm giác thân như hòa nhập cùng cảnh, giống như Đức Phật đang ở bên họ.

15 giờ 30, 50 tình nguyện viên này tham gia thể nghiệm hoạt động tọa thiền tại Thiền đường lầu 5 Kiến Hạnh Đường, Trước hết Pháp sư Kiến Phong hướng dẫn họ ngồi thiền trong 10 phút, sau đó khai thị về cảm nhận của họ khi tọa thiền

Ngày 1/5, cũng là ngày thứ 2 của Pháp hội Chánh Hạnh. Đúng 10 giờ 10 dưới sự nghinh thỉnh của ban nghi lễ, Pháp sư Học Thành – Phương trượng chùa Long Tuyền bắt đầu khai thị trong khóa lễ Quy y. Trong thời giảng Pháp sư thường nhấn mạnh hai chữ "Trí Tuệ" để nhắc nhở mọi người.

Pháp sư nói: Trên xã hội này, mỗi chúng ta ai cũng đọc rất nhiều sách, ai cũng nắm vững rất nhiều tri thức, ai cũng có rất nhiều văn hóa, nhưng những văn hóa tri thức này và đạo lý trong kinh Phật không giống nhau. Chúng ta học Phật pháp là để khai mở trí tuệ. Người có trí tuệ trong lòng thanh tịnh, đơn thuần, thiện lương; người không có trí tuệ, trong lòng khổ não, phiền muộn, phức tạp… Chúng ta nắm rất nhiều tri thức, không nhất định có thể làm cho nội tâm chúng ta đơn thuần, thanh tịnh. Có khi, người càng có nhiều tri thức, thì tâm phân biệt của họ càng nặng, cuối cùng, thì tư tưởng của họ càng thêm phức tạp. Ngày ngày nghĩ tới nghĩ lui, lý không có đầu mối, tưởng không thể triển khai. Vào chùa, sau khi quy y Tam bảo, điều chúng ta cần là trí tuệ của Phật giáo, cho nên, không những chúng ta chỉ có tri thức, mà điều quan trọng hơn là cần phải có trí tuệ.

Trí tuệ của Phật pháp đều bắt đầu từ tin Phật, học Phật. Cho nên, việc rất đơn giản là chúng ta muốn mở khai trí tuệ cần phải tin Phật và học Phật. Ngoài ra, tụng kinh, lễ Phật, trì chú cũng tốt, chấp tác lao động cũng tốt, đều tích chứa tư lương, khai phát trí tuệ… Vì vậy, không nên phân biệt các pháp tu, càng phân biệt thì phiền não càng nhiều, phiền não càng nhiều thì dễ dẫn đến chấp trước, chấp trước sẽ mang đến cho chúng ta sự thống khổ. Những điều này cần phải dùng tâm trí tuệ để loại trừ. Tâm chúng ta không có hình tướng, nhưng nó có thể trùm khắp cõi thái hư, chu biến khắp hằng sa pháp giới, không gì rộng lớn bằng tâm chúng ta. Tất cả những điều thấy, nghe, hiểu, biết, pháp hữu vi, pháp vô vi, đều có mối quan hệ với tâm chúng ta.

Sau khi quy y chúng ta cần phải học Phật Pháp. Tiền đề trước khi học Phật pháp là niềm tin, tín ngưỡng Tam Bảo, tin Phật, tin Pháp, tin Tăng. Tin Phật, vì Phật là bậc đại triệt đại ngộ, trí tuệ viên mãn, có tâm đại bi, có tâm Bồ đề, có công đức, có năng lực… Khi Quy y rồi, chúng ta sẽ có một số khóa trình, mọi người từng bước, từng bước theo đó để học tập, để dụng công, dần dần sẽ được tiến bộ, tâm thái chúng ta cũng sẽ thay đổi, tâm tánh dần dần thiện lương, do đó mỗi ngày đều sống trong khoái lạc, đây chính là diệu dụng của sự học Phật.

Mọi người thường đến chùa để tham gia vào các hoạt động, tích chứa tư lương, nhìn lại nội tâm chính mình, tìm xét vấn đề nội tâm của mình, rồi sau đó đồng hành giao lưu chia sẻ cùng thiện hữu tri thức, được sự giúp đỡ của người khác. Như vậy, chúng ta mới có biện pháp càng học càng tốt.

Có một cô gái Việt Nam và một chàng trai người Đức cùng tham gia nghi thức Quy y. Trước đây không lâu, họ cùng tham gia "Pháp hội Tế Tổ tiết Thanh Minh", lần này ngẫu nhiên gặp lại nhau tại chùa Long Tuyền núi Phụng Hoàng. Thật có thể nói là "có duyên dù nghìn dặm cũng sẽ gặp nhau" (Hữu duyên thiên lý lai tương hội) !

Nguyễn Hạnh Linh – lưu học sinh Việt Nam nói, trước đây cô có đến chùa Long Tuyền, dự định sẽ Quy y. Cô nghĩ rằng Quy y tại Việt Nam tốt hơn, nhưng không ngờ lại Quy y Trung Quốc. Thế là, trước đó mấy ngày cô đã liên hệ với Pháp sư Việt Nam, sau khi được Pháp sư cho phép, cuối cùng hôm nay đã được như nguyện là quy y tại Trung Quốc.

Ngày 2/5/2011, là ngày cuối cùng của Pháp hội Chánh Hạnh. Sáng sớm, các học viên và tình nguyện viên với chiếc áo tràng màu nâu chờ đợi tăng đoàn trong tư thái hoan hỉ, an lạc, chuẩn bị "Tam bộ nhất bái" triều sơn lễ Phật. Đối với họ, không gì quan trọng bằng tạm thời xã bỏ tâm kiêu mạn, tâm não phiền, những lo toan của cuộc sống. Những câu niệm Phật trầm bổng theo bước đi cách lạy đã đem đến cho họ sự an lạc vô biên. Họ cảm ân chư Phật, Bồ tát cho họ tâm tinh tấn, họ cảm ân Pháp sư Học Thành đã cho họ nguồn Pháp lạc Quy y, họ cảm ân các Pháp sư đã hướng dẫn họ tụng kinh tu trì, giảng kinh giao lưu học hỏi, và cảm ân ông trời đã mang thời tiết khí hậu tốt đẹp đến cho họ ba ngày thuận lợi học tu…
 
Ngày "1.5" là lễ Lao Động – Pháp định Quốc gia, các cư sĩ nhân ngày nghỉ lễ đến chùa tham gia pháp hội. Theo thống kê, ngày đầu tiên có 924 người dùng ngọ trai, 296 người gia nhập tình nguyện viên Pháp hội. Hai ngày sau đó, điều tối quan trọng là khóa lễ truyền thụ Quy y và khai thị… các Pháp sư hướng dẫn đại chúng tụng "Kinh Lăng Nghiêm"; chư tăng hướng dẫn đại chúng tam bộ nhất bái triều sơn lễ Phật… Pháp hội được tiến hành vô cùng thuận lợi, mọi người rất hoan hỷ. "Pháp hội Tinh Tấn cùng tu Lăng Nghiêm 1.5" đã kết thúc viên mãn thù thắng.

Ngày 2/5, là ngày viên mãn của 3 ngày "Pháp hội Lăng Nghiêm Tinh tấn cùng tu 1.5" tại chùa Long Tuyền Bắc Kinh, lại nhằm vào ngày cuối của tháng mùa xuân (30/3 Tân Mão), ngày Sóc (mồng 1) đẹp nhất của đầu tháng mùa xuân lại đến, Tăng đoàn vẫn y luật tụng giới như kỳ hạn.

Đúng 19 giờ, toàn thể đại chúng trang nghiêm trong trong y hậu, vân tập tại Ngũ Quán Đường, sư Duy na và đại chúng tiến về Phương Trượng Thất cung thỉnh Pháp sư Học Thành thăng tòa tụng giới. Trong "Luận Thiện Kiến", Phật dạy A Nan: "… dưới 5 người trì luật tại thế gian, Phật pháp sẽ trụ thế 5 nghìn năm". "Luật Tứ Phần" thì cho rằng có năm cách khiến cho Chánh Pháp diệt nhanh. Đó là "Không tụng đọc Giới luật, vui thích vì quên lỗi lầm, chữ nghĩa không đầy đủ, lấy gì để dạy người, chữ đã không đủ, thì nghĩa cũng thiếu sót…" Giới nghĩa là Thanh Lương, là căn bản của đạo. Trong Kinh Phật Di Giáo nói: "Ba La Đề Mộc Xoa, là Đại sư của các ngươi", cho nên cần phải nắm giữ, làm kỉ cương cho tăng đoàn. Cũng trong Kinh Phật Di Giáo: "…Ta không diệt độ, nửa tháng đến một lần", do đó vào ngày bạch nguyệt (15 âl) và hắc nguyệt (30), chư tăng đều tuân theo lời Phật dạy tụng giới như luật.

Cuộc sống thực tiễn tại Đạo tràng chùa Long Tuyền trong nhiều năm nay, Pháp sư Học Thành đặc biệt hướng dẫn tăng chúng học tập và hành trì về phương diện giới luật, chư tăng mỗi nửa tháng đều phải yết ma như pháp y luật tụng giới; mỗi năm Kiết hạ an cư ba tháng, mở lớp giới học bồi dưỡng tăng tài, xây dựng đạo phong, tuân theo tôn chỉ của Phật, lấy giới làm giềng mối để duy trì tuệ mạng của Phật.