Sau khi phát hiện bức tượng được đăng tải trên Tạp chí Meteoritics & Planetary Science, do nhà nghiên cứu Elmar Bucher tại Đại học Stuttgart và các đồng nghiệp báo cáo.
Theo báo cáo, bức tượng được một đoàn thám hiểm thời Đức Quốc Xã tìm thấy ở Tây Tạng vào năm 1938-1939, tại vùng biên giới Siberia-Mông Cổ. Nó có niên đại khoảng 1.000 năm được tạc từ thiên thạch sắt và niken, có phong cách giao thoa văn hóa với Mông Cổ và Tây Tạng.
Tượng Phật tạc từ thiên thạch có thể từ Châu Âu vào thế 20 (Ảnh: Livescience) |
Tuy nhiên, qua phân tích, chuyên gia Achim Bayer cho rằng, bức tượng Phật rõ ràng thể hiện “tính giả Tây Tạng”, nó giống như một sản phẩm của Châu Âu, được tạc vào khoảng 1910-1970.
Cụ thể như: giày dép kéo dài đến mắt cá chân theo phong cách Châu Âu, mặc quần thay bằng áo choàng, hình ống tay áo cũng không giống như trang phục truyền thống Tây Tạng hoặc trang phục Mông Cổ, khuôn mặt có một bộ râu rậm cũng không nhìn thấy trong văn hóa Tây Tạng hay các tác phẩm điêu khắc vị thần Mông Cổ. Đặc biệt, lại có bông tai và khuyên mũi giống như người La Mã thường dùng thời cổ đại.
Ngoài sự nghi ngờ về nguồn gốc của bức tượng, Bayer còn cho rằng, bức tượng không phải do Đức Quốc Xã phát hiện ra. Có thể nó được tạo ra để buôn bán trong thị trường đồ cổ hoặc được tạo ra để làm tăng giá trị của bức tượng.