Trang chủ Bài nổi bật 35 năm thành lập HVPGVN TP.HCM: Hội thảo Phật học VN thời hiện...

35 năm thành lập HVPGVN TP.HCM: Hội thảo Phật học VN thời hiện đại

347

Sáng nay ngày 07/12/2019, tại Học Viện Phật Giáo Việt Nam, cơ sở II (H.Bình Chánh) đã chính thức khai mạc Hội thảo Phật học Việt Nam thời hiện đại: Bản chất, hội nhập & phát triển.

Ban tổ chức Hội thảo trân trọng đón tiếp sự hiện diện của Đức trưởng lão Hòa Thượng Thích Trí Quảng – Đệ nhất phó pháp chủ kiêm Giám luật HĐCM GHPGVN, Viện Trưởng Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại TP.HCM;  HT.Thích Giác Toàn – Phó chủ tịch Hội Đồng Trị sự, Viện Trưởng Viện Nghiên cứu, Phó Viện Trưởng HVPGVN TP.HCM; TT.Thích Thanh Quyết – Phó chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban Giáo dục Phật giáo TW, Viện Trưởng  HVPGVN TP Hà Nội;  TT.Thích Đức Thiện – Phó chủ tịch HĐTS, Tổng Thư ký HĐTS GHPGVN, Trưởng Ban Phật giáo Quốc tế TW; HT.Thích Huệ Thông – phó Tổng Thư Ký kiêm Chánh Văn Phòng II TW , HT.Danh Lung – Phó văn phòng II TW GHPGVN , HT.Thích Hải Ấn – UVTT HĐTS GHPGVN – Viện trưởng Học viện Phật giáo Huế, TT.Thích Bửu Chánh – UVTT HĐTS, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM , TT.Thích Minh Thành – UV. TT HĐTS – Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật giáo VN, Phó Trưởng Ban Giáo dục Phật Giáo TW, TT.Thích Tâm Đức – UVTT HĐTS, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM , TT.Thích Nhật Từ – Phó Viện trưởng, Trưởng khoa Triết học Phật giáo HVPGVN tại TP.HCM; HT.Thích Minh Thiện – Phó Trưởng Ban Hoằng Pháp TW Giáo Hội, HT. Thích Chơn Không – Phó Trưởng Ban Hướng dẫn Phật tử TW, TT.Thích Phước Nguyên – Phó Trưởng Ban Pháp Chế TW, TT.Thích Minh Nhẫn – Phó Trưởng Ban Hoằng Pháp TW… đã quang lâm chứng minh buổi lễ, cùng sự hiện diện của chư tôn đức HĐĐH, Ban Giảng Huấn, Cựu Tăng Ni sinh các khóa và TNS đang theo học tại Học Viện.

 

Đại diện Ban tôn giáo chính phủ, có sự hiện điện của ông Bùi Hữu Dược – Vụ trưởng Vụ Phật giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ đến tham dự.

Mở đầu buổi lễ, HT.Thích Giác Toàn – Phó Viện trưởng Học Viện Phật Giáo Việt Nam phát biểu khai mạc Hội thảo. Hòa thượng cho biết, BTC Hội thảo đã nhận được hơn 140 bài nghiên cứu của chư tôn đức, quý học giả tri thức từ các nơi gởi về, trong đó có 134 bài nghiên cứu có nội dung phù hợp với chủ đề. Mục đích của hội thảo lần này là cùng hướng đến ý nghĩa cao thượng của giáo dục Phật giáo là giáo hóa con người, là chuyển hóa khổ đau, ứng dụng giáo dục phật giáo vào giáo dục xã hội, chặn đứng các vấn nạn xã hội hiện nay. Hòa thượng cũng tri ân đến quý chư tôn đức, học giả tri thức gửi bài tham dự, và đến tham gia hội thảo khoa học lần này.

 

Theo đó, TT. TS.Thích Nhật Từ trình bày về đề dẫn Hội thảo. Chư tôn đức TT. TS.Thích Thanh Quyết; TT. TS. Thích Đức Thiện. HT. Thích Huệ Thông … trình tự báo cáo tham luận, phát biểu đóng góp ý kiến.

Trong bài phát biểu của đại diện Ban Tôn Giáo Chính Phủ, ông Bùi Hữu Dược đánh giá cao vai trò của Phật Học Việt Phật Giáo TP.HCM trong hệ thống giáo dục Phật Giáo Việt Nam.

Thông qua nội dung các ý kiến, đánh giá của chư tôn đức, quý Học giả, HT.Thích Trí Quảng nhận định Học Viện Phật Giáo tại TPHCM đóng vai trò rất quan trọng trong nền giáo dục Phật Giáo Việt Nam.  Học viện PGVN tại TP.HCM đã kế thừa và phát huy được nền tảng giáo dục từ Đại Học Vạn hạnh, trước đó nữa là Phật Học Lưỡng xuyên, Phật Học đường Nam Việt…. Đặc biệt là sự kế thừa tư tưởng Phật giáo Nguyên Thủy từ thời đức Phật đến thời kỳ Phát triển là đỉnh cao là Phật giáo đại thừa.

Hòa thượng Viện Trưởng cho rằng, khi nói đến Phật giáo TPHCM trước hết là chúng ta phải nghĩ, nhắc đến cố Hòa thượng Thích Minh Châu, Ngài đã bỏ ra nhiều thời gian, công sức để sang Ấn Độ cầu pháp, chuyên tâm và nghiên cứu kinh điển Phật giáo Nguyên thủy, mở ra chương mới cho PGVN.

HVPGVN tại TP.HCM đã kết hợp 2 nền tư tưởng lớn của kinh điển Nam truyền và Bắc truyền của Phật giáo, tạo điều kiện thuận lợi để chúng ta có cơ hội quan hệ với Phật giáo các nước trong khu vực.

Trong lần Hội thảo tại Học Viện PGVN tại TP.HCM này, Ban tổ chức đã tiếp nhận rất nhiều bài tham luận ở nhiều lĩnh vực khác nhau có giá trị về mặt nghiên cứu và học thuật. Qua đó, Tăng Ni Học Viện có thêm một kho tài liệu quý để học tập và tham khảo.

Hòa thượng mong mỏi, sau khi tốt nghiệp nghiên cứu sinh, các Tăng Ni sinh  phải tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu về các đề tài giảng dạy và tâm đắc, hướng đến việc cống hiến, phụng sự cho xã hội trong tương lai – mỗi năm phải có một bài nghiên cứu để công bố.

Hòa thượng đề nghị Ban Giáo Dục Phật TW nên có chỉ đạo liên kết bốn cơ sở Học Viện Phật Giáo Việt Nam Hà Nội, Huế, TP.HCM và Cân Thơ tổ chức các Hội thảo để Tăng Ni học viên theo học tại Học viên đó có thêm nguồn tư liệu để tiếp cận một cách phong phú và đa dạng.

Hy vọng sau lần hội thảo này, sẽ có nhiều hội thảo khoa học nữa ở diễn ra để kho tàng pháp bảo của VN chúng ta ngang tầm với kho tàng pháp bảo của các nước trên thế giới. Hòa thượng nhấn mạnh.

Kết thúc phiên khai mạc là phiên thảo luận thứ I được tiến hành và chia thành các nhóm chủ đề: Giáo dục Phật giáo : Bản chất, phương pháp và giá trị; Phật học Việt Nam thời hiện đại: bản chất, hội nhập và phát triển; Các phong trào Phật học tại Việt Nam; Giáo dục đạo đức Phật Giáo trong Trường Học và Xã hội; Phật học việt Nam và thế giới,

Buổi chiều, Hội thảo bắt đầu từ 13 giờ 30 với các nhóm chuyên đề quan trọng như : Giáo dục Phật giáo: Bản chất, phương pháp và giá trị; Các nhân vật có công phát triển Phật học tại Việt Nam; Đề xuất cải cách Phật Học tại Việt Nam; Giáo dục đạo đức Phật giáo trong Xã Hội; Giáo dục Phật giáo cho Thanh thiếu niên, học sinh và sinh viên.

 Hội thảo Phật Học Việt Nam thời hiện đại đã  kết thúc vào lúc 5h 30 cùng ngày tại tòa nhà Chánh điện tạm, HVPGVN TPHCM (H.Bình Chánh).

Chấn Phong – Phùng Anh Quốc