Trang chủ Tin tức Cần Thơ: Gần 1,5 vạn người tham dự buổi Pháp thoại của...

Cần Thơ: Gần 1,5 vạn người tham dự buổi Pháp thoại của TT TS Thích Chân Quang

219

Vừa qua, nhận lời mời củaông Võ Ngọc Châu – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình Giao thông 586, tối ngày 09/03/2024 (nhằm ngày 29/01/ năm Giáp Thìn), Thượng tọa Thích Chân Quang – Giảng sư Phật học, Tiến sĩ Luật học, Viện chủ Thiền Tôn Phật Quang đã có buổi chia sẻ Pháp thoạivề đề tài “Ý NGHĨA CỦA PHÓNG SINH”,với hơn 15.000 Phật tửđến từ các tỉnh thành vànhân dân tại xứ được mệnh danh là Tây Đôtham dự.

Buổi Pháp thoại diễn ra dưới sự chứng minh của Hòa thượng Đào Như, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự Phật giáo TP.Cần Thơ, Viện trưởng Học viện Phật giáo Nam tông KhmerTP.Cần Thơcùng TT Thích Giác Minh – Trụ trì chùa Phong Hoà (Đồng Tháp) và chư Tôn đức Tăng Ni đến từ Thiền Tôn Phật Quang.

Về phía lãnh đạo Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Công Trình Giao Thông 586 có:Ông Võ Ngọc Châu – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình Giao thông 586.

Trước buổi chia sẻ Pháp thoại, Hòa thượng Đào Như và Thượng tọa Thích Chân Quang đã cúng khai trương Quảng trường Tây Đô.

Mở đầu chương trình, Ông Võ Ngọc Châu đã bày tỏ lòng tri ân đến Hòa thượng Đào Như và Thượng tọaThích Chân Quang (một người thuộc Phật giáoNam Tông, một người thuộc Phật giáo Bắc Tông cùng xuất hiện trong buổi lễ cúng Khai trương Quảng trường Tây Đôkhiến Ông thấy rất hoan hỉ và biết ơn).Điều này thể hiện sự đoàn kết, chung tay của chư Tăng, Phật tử và cả chính quyền sở tại, góp phần cho sự kiện phóng sinh đầu năm 2024 tại Cần Thơ được thành tựu viên mãn.

Dịp này, Ông cho biết mình rất thích phóng sinh nhưng không đồng tình trước nhiều hoạt động phóng sinh hiện nay. Ông lý giải, phong trào phóng sinh hiện nay đang phát triển mạnh mẽ nhưng việc tổ chức lại chưa đúng, thiếu khoa học. Đơn giản như mọi người mua cá được nuôi trong hồ rồi phóng sinh ra sông, vì sự sai lệch môi trường sống khiến những con vật được phóng sinh không sống nổi.

Ông nhấn mạnh, rõ ràng chúng ta phóng sinh nhằm bảo vệ sự sống cho chúng sinh, chống lại hiện tượng biến đổi khí hậu, tái tạo lại môi trường nhưng không ngờ, việc phóng sinh sai cách lại gây nguy hại cho môi trường sinh thái.

Sau khi nghe những bài giảng của TT TS Thích Chân Quang về lợi ích cũng như phương thức đúng đắn của phóng sinh, lại được sự đồng tình, ủng hộ của lãnh đạo chính quyền các cấp ở Cần Thơ, Ôngliền xin được gieo duyên cho buổi lễ Phóng sinh lần này. Ông hy vọng sự kiện phóng sinh này sẽ mang lại hiệu ứng lớn, sẽ được tổ chức thường niên, duy trì trong những năm sau.

Nghe những chia sẻ chân tình của ÔngVõ Ngọc Châu, Hoà thượng Đào Như- một Vị có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức phóng sinh rất đồng tình. Trong lời đạo từ Hoà thượng khẳng định, nhiều người hiện nay lấy viêc phóng sinh để mưu cầu phúc, lợi. Tuy nhiên, họ cứ làm một cách tùy hứng mà không có một hình thức, phương pháp cụ thể, đúng đắn nào.

Để Phật tử Cần Thơ hiểu rõ hơn về lợi ích của việc phóng sinh, Ban tổ chức quyết định thỉnh TT TS Thích Chân Quang- người thường thuyết giảng về ý nghĩa, cách thức của việc phóng sinh theo đúng lời Đức Phật dạy, đúng với thực tế hiện nay đến chủ trì cho buổi lễ Phóng sinh, và chia sẻ dạo lývới bà con Phật tử nhân sự kiện này.

Đức Phật từng dạy trong kinh Pháp Cú rằng: “Mình đem lại sự an vui cho mọi người thì sự an vui đó sẽ trở lại cho bản thân mình”. Điều này có nghĩa là nếu chúng ta không sát sinh, lúc nào cũng có tinh thần khoan dung, độ lượng, muốn tất cả chúng sinh được an vui, bình an, sống lâu thì những điều tốt đẹp đó cũng sẽ ứng ngược lại với chúng ta. Đó chính là Nhân quả. Nhưng để tổ chức buổi lễ Phóng sinh được thành công thì cần người có đủ khả năng đứng đầu, thực hiện. Lại thêm, ta cũng cần hiểu về cách tiến hành cũng như lợi ích của việc phóng sinh.

Với tư cách là người đứng đầu Phật giáo Cần Thơ, Hoà thượng rất vui mừng với bước chân an lạc của TT TS Thích Chân Quang đã đến với mảnh đất Tây đô, trợ duyên tổ chức buổi lễ Phóng sinh, tạo cho Cần Thơ một môi trường sinh thái xanh-sạch-đẹp. Người tin tưởng rằng với kinh nghiệm, trí tuệ của mình, Thượng tọa Thích Chân Quang sẽ giúp người dân Cần Thơ nói chung, Phật tử Cần Thơ nói riêng được hanh thông, hiểu rõ về cách thức tiến hành và lợi ích của việc phóng sinh.

Trước những lời đạo từ quý giá của Hoà thượng Đào Như – vị cao Tăng đức độ của Phật giáo Việt Nam tại khu vực miền Tây, TT Thích Chân Quang rất xúc động, biết ơn Ngài vàxin y giáo phụng hành.

Đi vào nội dung bài Pháp thoại, Thượng tọa cho rằng: mọi người về tham dự lễ Phóng sinh này đều có chung một niềm vui. Niềm vui ấy đến từ sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự đóng góp của Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Công Trình Giao Thông 586. Đặc biệt, chúng ta được ngồi thụ hưởng niềm vui của đời, của đạo hôm nay, một phần công lao rất lớn thuộc về những chiến sĩ đang căng thẳng, vất vả làm nhiệm vụ ngoài kia.

Cần Thơ được gọi là “Tây đô” (tức kinh đô của miền Tây) – là nơi tập trung nhiều hoạt động văn hóa, kinh tế, xã hội, chính trị của các tỉnh miền Tây. Giữa cảnh đất nước đang yên bình thế này, chúng ta đừng bao giờ quên ơn những người vất vả cho mình được bình yên, hay những người đã ngã xuống cho ta được sống.Nhờ có các lực lượng chức năng, chúng ta mới có môi trường bình yên để sinh hoạt, tu hành. Vậy nên, chúng ta phải biết ơn sự hy sinh thầm lặng ấy. Nhớ ơn những người chiến sĩ chính là đạo đức của chúng ta.

Thực sự, chúng ta mang ơn biết bao người trong cuộc đời này. Có những cái ơn ta nhìn được bằng mắt nhưng cũng có những cái ơn ta phải cảm nhận bằng trái tim, bằng trí tuệ của mình. Vậy nên, không bao giờ ta được phép sống hời hợt, ích kỉ, chỉ biết lo cho bản thân. Thay vào đó, ta phải nguyện lòng xây dựng lý tưởng sống yêu thương, phụng sự, cống hiến cho cộng đồng, xã hội, bỏ qua cái tôi và lợi ích riêng tư cá nhân để sống xứng đáng với đất trời, với tổ tiên, với những anh hùng dân tộc, với công lao của vô số người.

Trong cuộc sống này, chúng ta cứ vất cả đi tìm hạnh phúc mà không biết hạnh phúc chính là không sống cho mình nữa. Thực sự, khái niệm hạnh phúc này rất trừu tượng, chỉ người rất trí tuệ, đạo đức mới hiểu được. Còn để định nghĩa cụ thể nó là gì thì rất khó.

Nhân đây, Thượng tọa cũng kể lại nguồn gốc của câu chuyện phóng sinh cũng như quá trình phát triển rầm rộ của nó. Từ đấy Người khẳng định, việc phóng sinh mang ý nghĩa tốt đẹp, nhằm cứu sống, bảo vệ sinh mạng chúng sinh. Tuy nhiên, việc phóng sinh hiện nay chưa được thực hiện đúng cách nên không đạt hiệu quả cao. Ý nghĩa tốt đẹp ban đầu cũng dần bị thay thế bởi những mưu cầu lợi ích cá nhân.

Có một sự thật rất đau lòng, một cái lỗi mà ai cũng mắc phải là để sống, chúng ta phải tiêu diệt sự sống, ví như: cọng rau ta ăn hàng ngày, hay thức ăn từ động vật, đều là tước đi sự sống của muôn loài.Mà nếu cướp đi sự sống của giống loài khác thì một ngày nào đó tai họa sẽ tìm đến ta. Đây là lý do ta phải làm gì đó để bù lại cái nghiệp của mình. Đồng thời, nó cũng là ý nghĩa của việc phóng sinh. Tức là, ta phóng sinh để bảo tồn, duy trì, phát triển sự sống cho trái đất và hành tinh này. Ai mà bảo vệ, duy trì, phát triển được sự sống cho trái đất, người đó sẽ được phước rất lớn. Cuộc sống về sau sẽ luôn an vui, sung mãn cả về tài vật và sức khỏe.

Phóng sinh có rất nhiều hình thức. Có thế ta mua những con vật bị đánh bắt, bán ngoài chợ về thả nó vào môi trường sống tự nhiên. Cũng có thể ta trồng cây gây rừng ở những khu đất trống… Tất cả những việc này đều nhằm mục đích duy trì, bảo vệ, phát triển sự sống.

Nói đến cái phúc, đầu năm chúng ta hay đến chùa cầu phúc với mong muốn một năm gặp nhiều may mắn. Thượng tọa nhấn mạnh, muốn cầu phúc thì phải làm một việc phúc rõ ràng. Mà muốn làm được việc phúc thì đầu tiên “tâm” ta phải “muốn” làm đã. Ngoài cái tâm, ta cũng cần phải có đủ khả năng để giúp. Thấy ai khổ, tâm ta muốn giúp nhưng bản thân lại không có khả năng thì đó là giây phút buồn nhất cuộc đời. Và có khả năng giúp nhưng ta không chịu giúp thì đó là giây phút đáng trách nhất cuộc đời.

Tuy nhiên, không phải ai muốn làm phước cũng có cơ hội. Rồi khi có cơ hội rồi, ta làm như thế nào cho đúng cũng không phải dễ. Trên con đường làm phước của ta, có rất nhiều trở ngại. Một số trở ngại có thể kể đến ngay như: sự lười nhác, tâm loạn động, thiếu từ bi,…

Cụ thể, sự lười nhác che ngập hết cuộc đời, tâm lý khiến ta khó làm phước. Nếu vướng vào khuynh hướng lười thì cuộc đời ta xem như bất hạnh. Cái lười này có nhiều nguyên nhân:

–  Một là do ta ít lao động chân tay.

– Hai là do sức khỏe ta kém.

Giờ thời đại công nghệ phát triển, ta làm gì cũng có máy móc hỗ trợ, ít có cơ hội lao động chân tay. Vậy nên, để chống lại huynh hướng lười, ta phải siêng năng luyện tập võ thuật, khí công, tích cực phụng sự, hỗ trợ cộng đồng khi có cơ hội.

Để làm phúc, ta cần tâm từ bi lớn, phủ trùm mọi nơi. Tình thương này không tự nhiên có mà phải kiên trì tu tập, ra lệnh cho chính mình hết năm này đến năm khác. Đây cũng là lí do ta phải đến chùa lễ Phật, tụng những bài kinh dạy yêu thương chúng sinh. Dần dần, khi lòng từ bi xuất hiện, tự nhiên ta nhìn ai cũng thấy yêu thương, muốn giúp đỡ. Vậy nên, tình yêu thương là động lực quan trọng để ta có thể làm được nhiều công đức lành trong cuộc đời.

Tâm động loạn cũng là một trở ngại khiến ta khó làm phước bởi nó làm ta xao lãng, không nhìn ra được điều gì cần phải giúp người. Còn tâm thanh tịnh, trống rỗng, tự nhiên ta thông minh, sáng suốt, đầy sáng kiến, biết việc gì cần làm để cuộc đời được tốt đẹp hơn. Khi tâm động loạn ta chỉ thấy có mỗi mình,. Và điều để giúp tâm ta thanh tịnh, đầu ta sáng suốt chính là thiền định. Nhờ thiền định, tâm ta rỗng rang. Ta thấy trước mắt mình không còn là cuộc sống của riêng mình mà là cuộc sống của cả cộng đồng, đất nước, thế giới. Lúc ấy, ta yêu thương họ, thấy được cả nỗi khổ của họ. Dù không giúp được gì cho họ nhưng lòng ta vẫn trào dâng một tình yêu thương vô hạn.

Người yêu thương được tất cả chúng sinh không phải là người hạnh phúc nhất. Nhưng chắc chắn họ sẽ có nhiều động lực và cơ hội để làm việc phước lành. Cuộc sống họ cũng từ đó mà suôn sẻ, may mắn hơn. Còn muốn thực sự hạnh phúc, chúng ta phải cùng nhau xây dựng thế giới này thành tinh cầu giác ngộ, yên vui. Đây mới là hạnh phúc lâu dài, đích thực.

Cũng bởi làm phước khó quá nên chùa mới gợi ý chúng ta đi phóng sinh cầu phúc, cầu may. Mà để tổ chức được buổi lễ Phóng sinh như hôm nay cũng rất phức tạp, đòi hỏi phải có sự đồng ý của các cấp chính quyền, sự bảo vệ của các lực lượng an ninh, v,v..

Và khi lễ Phóng sinh thành công rồi, ta yên tâm rằng cái phước đó sẽ theo ta suốt năm. Như vậy, ta yên lòng nương theo chùa, tích cực tham gia các hoạt động phóng sinh do chùa tổ chức là một cách làm phước khôn ngoan. Nhờ cái phúc ta làm đầu năm này sẽ giúp ta bù lại những cái nghiệp đã gây ra trong quá khứ, để cuộc đời ta trở nên suôn sẻ, tránh được nhiều tai ương, bệnh tật, rồi ta sẽ gặp được nhiều may mắn, con đường tu cũng ngắn lại, sớm về đến mục đích giác ngộ.

Quả thực, có quá nhiều hoạt động phóng sinh đang được tổ chức hàng ngày… hàng tháng… hàng năm, nhưng đâu mới thực sự là phóng sinh đúng, không phải ai cũng đủ trí tuệ để nhìn ra được. Nhất là gần đây, khi hoạt động phóng sinh bị “thương mại hóa”, “thần thánh hóa” một cách chuyên nghiệp, khiến ý nghĩa phóng sinh tốt đẹp ban đầu bị bóp méo đi. Cái nhìn của dân chúng về việc phóng sinh cũng không còn thiện cảm như trước nữa. Thực trạng này không chỉ đe dọa nghiêm trọng đến mạng sống của chúng sinh mà còn gây nên những hệ lụy xấu đến môi trường sống.

Hoan hỷ thay, hôm nayhàng vạn ngườitrước khi tham gia buổi lễ Phóng sinh, được tiếp cận những đạo lý đúng đắn. Từ đây, họ có cái nhìn khách quan, đầy đủ về việc phóng sinh khoa học, đúng cách. Chỉ có làm đúng cách, việc phóng sinh của ta mới thực sự có ý nghĩa, mang lại phước báu lớn, góp phần cân bằng hệ sinh thái, bảo vệ môi trường sống. Đồng thời, có thể duy trì, phát triển sự sống lâu dài cho trái đất này.

Sau đây là hình ảnh ghi nhận:

Tâm Trụ