Phật giáo và tinh thần khoa học

Tìm hiểu suy nghĩ về những lời căn bản Phật dạy, ta thấy đặc tính duy lý, và tinh thần khách quan của khoa học. Hãy nghe lời đức Phật giảng cho chư tăng ở vùng Vesali, trên chặng cuối cuộc đời hành đạo của Ngài từ Beluva tới Mehavali :"Này các đệ tử ! Pháp mà ta nghiệm thấy đã nói cho các người rồi. Các ngươi hãy suy tưởng, hành Pháp và truyền giảng ra rộng rãi vì lòng thương thế giới, cho điều lành và hạnh phúc của thần và người" 

Tôn giáo hay tín ngưỡng

Không phải không có lí trong những văn bản buổi đầu mang tính pháp lí của Hồ Chủ tịch, Người không dùng chữ Tôn giáo. Như trong Chương trình Việt Minh do Người biên soạn chính đã thể hiện rõ: “… 2. Ban bố các quyền tự do dân chủ cho nhân dân: tự do ngôn luận; tự do xuất bản; tự do tổ chức; tự do tín ngưỡng (tác giả nhấn mạnh - ĐNV)”. Trong bài thơ Mười chính sách của Việt Minh, Hồ Chí Minh viết: “… Hội hè, tín ngưỡng, báo chương. Họp hành đi lại có quyền tự do”.

Khởi nguyên Thiền Học Việt Nam

Phần đông chúng ta đều cho rằng đạo Phật có mặt ở Việt Nam là do du nhập từ Trung Quốc, nên Thiền học Việt Nam cũng cùng chung số phận như thế. Mọi người đều không ngờ rằng trước khi Tổ Đạt Ma mang Thiền tông sang Trung Quốc (thế kỷ VI) thì ở Việt Nam (thế kỷ III) đã có Thiền học gần ba thế kỷ rồi, Thiền học đó lại được truyền ngược lại từ Việt Nam sang Trung Quốc. Và người phát huy nền Thiền học đó cũng như hoằng truyền đạo Phật tại Việt Nam chính là Thiền sư Khương Tăng Hội.

Quan hệ nhân quả trong khoa học

Khi nói đến quan hệ nhân quả có lẽ ít ai tưởng tượng được rằng đó là một vấn đề rất phức tạp. Phức tạp là vì nhiều lý do.

Quan niệm giải thoát trong Phật giáo và Bà La Môn giáo

Nhìn chung, cả hai nguồn tư tưởng đều cho rằng cuộc đời này là giả tạm và chúng sinh cứ phải sống trong đau khổ vì lòng tham dục vô bờ bến. Dục có nghĩa là thèm khát, ham muốn và đam mê, bắt nguồn từ vô minh, khiến con người tự mình trói buộc với những xung đột và khổ đau do không bao giờ thoả mãn, nên phải luân hồi triền miên trong vòng sinh tử. 

Vấn đề phân biệt hay không phân biệt thiện-ác?

Chúng ta nhiều khi đứng ở vào một tình thế khó xử, trước hai thái độ chủ trương bởi đạo Phật: một thái độ tạm gọi là chính thống, có tính chất phổ thông và mô phạm; và một thái độ phóng khoáng, dành cho hạng “thượng căn”, và đặt nặng vào trí tuệ. Nói một cách giản lược, một bên lấy “diệt khổ” làm cứu cánh, theo con đường vạch ra bởi các bộ kinh (Nikāya) của Phật giáo Nguyên thủy; một bên lấy “tuệ giác” làm cứu cánh, theo tinh thần Bát-nhã Ba-la-mật (Prajñā-pāramitā) của Thiền tông.

Phương pháp thiền cơ bản cho mọi người

Thiền Minh sát là một trong những phương pháp thiền cơ bản, thực hành phương pháp thiền này giúp thiền sinh có một cách hiểu đúng đắn về bản chất của tinh thần và thể lý trong thân thể người tu tập. Hiện tượng thể lý là những việc hay vật mà người tu nhận thức một cách rõ ràng quanh mình và bên trong mình.

Viết Kinh Bằng Tay Giúp Tăng Trưởng Não Bộ

Hiện nay, việc chép kinh bằng tay (shakyo) là một trong những loại hình thư giản được ưa chuộng của người Nhật. Nó có thể giúp cho con người làm tăng trưởng trí nhớ hay ít ra cũng giúp những người cao tuổi duy trì được các chức năng thần kinh của họ.

Đặc trưng tinh thần thiền học của Trần Thái Tông

Trần Thái Tông được giới Phật giáo tôn vinh là “Bó đuốc Thiền tông” từ bao đời nay, vì ở cương vị Hoàng đế hay Thái thượng hoàng hoặc thiền gia chứng đạo, Trần Thái Tông vẫn luôn khát khao thống nhất các thiền phái để hướng đến Phật giáo nhất tông cho phù hợp với tình hình bối cảnh phát triển mới bấy giờ. Chính ông là người chủ trương đặt nền móng cho thiền phái Trúc Lâm ra đời, trên hết là hình thành đặc trưng tinh thần thiền học Phật giáo đời Trần được thể hiện qua những phương thức hành trì mang một bản sắc dân tộc Đại Việt.

Góp phần làm sáng tỏ khái niệm “Vô ngã” của Phật giáo

Có lẽ cách đây một thế kỷ không khái niệm nào trong hệ thống triết học Phật giáo lại gây ra nhiều hiểu lầm và tranh luận như học thuyết “vô ngã”. Nhà nghiên cứu Hà Thúc Minh trong một bài viết gần đây đã đặt lại vấn đề học thuyết “vô ngã” và trên cơ sở phân tích khái niệm cốt yếu này ông tiến hành phê phán toàn diện giải thoát luận Phật giáo.

Bài xem nhiều