Phật giáo và nghệ thuật điện ảnh Việt Nam

Từ mốc ra đời là năm 1895 đến nay, điện ảnh trên thế giới đã hơn 100 năm tuổi, riêng điện ảnh Việt Nam còn non trẻ, nhưng cũng có những đóng góp ít nhiều cho nghệ thuật thứ bảy như là một tiếng nói có bản sắc riêng của dòng điện ảnh nghệ thuật một dân tộc trọng nhân ái, hòa hiếu, gắn bó với thiên nhiên- được hấp thu kế thừa nhiều di sản từ nghệ thuật truyền thống trong quá trình giao lưu, phat triển văn hóa hàng ngàn năm lịch sử.

NSƯT – TS Bạch Tuyết: Trường ca cải lương kinh Pháp cú

NSƯT - TS Bạch Tuyết vừa trở thành kỷ lục gia Việt Nam vào ngày 31-5-2007 với thành tựu là “người đầu tiên chuyển thể kinh Phật thành trường ca cải lương”.

Chùa Đồng Thiện – một sắc thái của đạo Phật Việt Nam

Hải Ninh là tên của một ngôi chùa lớn nằm ở trung tâm xã Vĩnh Niệm, huyện An Hải. Theo tục tuyền và nội dung văn bia thì chùa Hải Ninh được xây dựng vào những năm 30 của thế kỷ này, do Hội Đồng Thiện đứng chủ hưng công. Công việc thiện tâm này của Hội đồng thiện nhân được sự hưởng ứng của đông đảo tín đồ, thiện nam, tín nữ trong cả nước.

Sen trong nắng hạ

Mùa hè với ánh nắng chói chang đã đến báo hiệu một mùa sen nữa lại về trên khắp những miền quê. Phật tử Việt Nam trân trọng giới thiệu những hình ảnh hoa sen được cộng đồng mạng ghi lại.

Ngôi chùa Khmer ở Nam Bộ

Ở những thị trấn vùng Hậu Giang, những di tích của người Khmer còn sót lại rất nhiều trong đó, chùa chiền đã đóng vai quan trọng. Chùa Khdleang tại Sóc Trăng là một hình tượng của nền văn hóa đó còn lưu lại. Theo những tài liệu còn lưu lại trong ngôi chùa náy thì đây là một trong những ngôi cổ tự nổi tiếng có từ thế kỷ  thứ XVI. 

Ngôi chùa lừng danh nhất vùng đồng bằng Nam bộ: chùa Tây An và...

Chùa Tây An đã hai lần được trùng tu đại quy mô: lần thứ nhất vào năm 1861, do Hòa thượng Nhất Thừa chủ trì trùng tu chính điện và nhà Tổ rộng rãi thêm và có nhiều công trình điêu khắc trang nhã hơn; qua lần thứ nhì vào năm 1958, do công trình của thiền sư Bửu Thọ;  những công trình chính trong giai đoạn sau gồm có: xây ba

Điêu khắc Phật giáo

Vào tháng tám năm 1959, trong một cuộc triển lãm điêu khắc Phật Giáo thế giới tại Ấn Độ, Việt Nam đưa sang pho tượng nghìn tay nghìn mắt tham dự. Đây chỉ là pho tượng bằng thạch cao đúc lại tượng Quan Âm "Thiên Thủ Thiên Nhãn" tại chùa Bút Tháp, nhưng đã khiến cho nhiều nhà nghiên cứu mỹ thuật Phật Giáo "ngạc nhiên đến cùng độ về tinh thần và kỹ thuật điêu khắc này.

Giới thiệu sách ảnh nghệ thuật: Đạo và đời

Đạo Phật ở Việt Nam đã từng là Quốc Đạo từ thời Lý- Trần, nhiều triết lý sống của Đạo Phật đã mang đến sự yên bình, an lành trong cuộc sống, của mỗi cá nhân , của xã hội. Ở góc độ nào đó, trong thời buổi tòan cầu hóa, khi ngày lễ Phật Đản được  UNESCO công nhận là Lễ hội Tôn giáo Quốc tế từ năm 2006, thì Đạo Phật không chỉ có ở Phương Đông mà ở Phương Tây cũng đã có nhiều ảnh hưởng.

Dòng Phật giáo Vĩnh Nghiêm

Sự tích của Vĩnh Nghiêm Tự này, căn cứ theo "Bắc Giang Địa Chí" của ông Trịnh Như Tấn, hiệu Nhật Nham (Tín Đức Thư Xã xuất bản) tháng 7 năm 1937  viết: Theo  tục truyền trong dân gian địa phương thì chùa Vĩnh Nghiêm được xây dựng lên từ thời Lý Thái Tổ ( 1010-1028).

“Con xin làm sen nhỏ và nâng gót hài”

Ở cái xóm nhỏ này, ai cũng biết bác Thanh, hoạ sĩ Đặng Bá Đức và tôi là ba người bạn vong niên, tuy mỗi người một nghề nghiệp, một cảnh nhà khác nhau, nhưng cả ba chúng tôi đều có điểm chung: cùng là Phật tử đã quy y giữ năm giới, không rượu chè, cờ bạc, thuốc lá; thi thoảng ngồi lại với nhau uống chén trà đàm đạo hát hò cho vui vẻ cửa nhà. Đặc biệt đám trẻ rất mến yêu chúng tôi.

Bài xem nhiều