Tranh thờ Phật giáo

Trong những  thể loại  nghệ thuật tạo hình Phật Giáo Việt Nam, tranh thờ là loại tranh trang trí dùng trong hệ tín ngưỡng và tôn giáo. Hầu hết các tôn giáo Việt Nam đều dùng đến tranh thờ, như Phật Giáo, Khổng Giáo, Lão Giáo, Ki Tô Giáo. 

Chùa Từ Đàm

Chuà Từ Đàm được kiến tạo đầu tiên tại thôn Vĩnh Mỹ, phường Trường An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế, trên một khoảng đốc cao rộng trên dốc Bảo Quốc - Từ Đàm. Theo tài liệu của học giả Ứng Hoè Nguyễn Văn Tố thì ngôi chùa nầy được khởi công cất ngày 3 tháng Hai năm 1696, dưới đời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1727), danh lam nổi tiếng Đàng Trong.

300 năm nghệ thuật tạo hình tượng Phật Gia Định, Sài Gòn

Nói chung, nghệ thuật tạo hình Phật tượng ở xứ Gia Định-Sài Gòn từ buổi đầu đến thập kỷ 40, 50 của thế kỷ này dường như là một tiến trình song hành của hai dòng phái: dân gian và chuyên nghiệp. 

Điều kỳ lạ về pho tượng Chăm ngàn tuổi

Thành phố biển Quy Nhơn có 4 xã đảo, gồm 3 bán đảo Nhơn Hội, Nhơn Lý, Nhơn Hải và xã đảo Nhơn Châu đều đã phát hiện dấu tích văn hóa Chăm cổ. Tại Hải Giang - một ốc đảo chỉ rộng khoảng 1,2 km2 thuộc xã Nhơn Hải - có ngôi cổ tự nằm trong dãy núi Phương Mai, tên gọi là chùa Linh Phong. Hiện trong gian chính điện đang thờ pho tượng một tu sĩ Chăm, toàn thân được tạc bằng đá màu đen rất lạ. Pho tượng cổ cho ta một cảm giác kỳ bí, lạ lẫm và thiêng liêng, khi đến gần...

Cửa thiền qua nghệ thuật nhiếp ảnh (Phần 3)

Phật tử Việt Nam xin tiếp tục loạt ảnh giới thiệu nếp sống và khung cảnh nơi cửa thiền. Qua con mắt của những nhà nhiếp ảnh không chuyên, những nét bình dị, đời thường nơi cửa thiền trở nên có chiều sâu, có dấu ấn, ít nhiều truyền tải những giá trị tôn giáo, văn hóa, tâm linh. Ảnh được sưu tầm và chọn lọc trên internet.

3000 thế giới thơm

Nhà nghiên cứu văn học Nhật Chiêu từ lâu đã quen với độc giả cả nước qua những công trình nghiên cứu văn học phương Đông nói chung và nền văn học xứ sở hoa anh đào. Đất nước, con người và văn hóa Nhật Bản khiến nhà nghiên cứu Nhật Chiêu say mê nhiều năm ròng. Theo Nhật Chiêu thì đất nước Nhật Bản hội tụ đầy đủ hai yếu tố của cương và nhu. Xã hội Nhật sinh ra tinh thần võ sĩ đạo và huyền thoại Ninja nhưng bên cạnh đó thiền và Phật giáo ở Nhật cũng phát triển không kém. Sự đối lập trên đất nước ấy đã bổ sung cho nhau, làm nên nét văn hóa riêng biệt. Trong đó có văn học...

Phiên bản Cột chùa Dạm sai nguyên mẫu?

Gần đây, có dư luận cho rằng phiên bản cột chùa Dạm bằng đá mới được thực hiện đầu năm nay, thay thế cho phiên bản xi măng đặt tại sân bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam có những điểm méo mó, sai lạc so với bản mẫu.

Diễn tả cái vô minh bằng tiểu thuyết

Tôi thực sự ngạc nhiên khi đọc Đức Phật, nàng Savitri, và tôi (đọc kỹ hơn một lần). Tập sách là một tiểu thuyết rõ ràng, mà sao nghe như lời ký sự hành hương xứ Phật? Nghe như ghi chép của một chuyến điền dã, hay một luận văn Tiến sĩ Phật học viết nghiêm túc về đề tài: Đức Phật, một nhân vật lịch sử, một nhà đại văn hóa, hiền triết của thời đại? Và cũng nghe như là một Đối chiếu học giữa Phật giáo với 62 học thuyết đương thời của xã hội Ấn? Tôi không có gì để góp ý vào tập truyện, chỉ ghi lại đây một ít ấn tượng mà tập truyện đã đánh thức dậy trong tôi những ý tưởng thú vị.

Từ ngựa sắt Thánh Gióng đến Bạch Mã thái giám & Kiền Trắc mã

1- Cứ như truyền thuyết mà tin thì con ngựa sắt của Thánh Gióng (Sóc Thiên vương, Xung Thiên vương, Phù Đổng Thiên vương...) là biểu tượng ngựa đầu tiên trong lịch sử văn hóa xứ ta. Ở truyền thuyết kỳ vĩ này cũng như lễ hội hoành tráng - gọi là Hội Gióng, xét khía cạnh biểu trưng văn hóa của nó, chúng ta chú ý đến hai loại ngựa: ngựa sắt của Gióng và ngựa đá của giặc Ân.

Phật giáo trong tranh tượng của Lê Thành Nhơn

Bốn mùa Xuân sinh, Hạ trưởng, Thu liễm, Đông tàn là một chu kỳ sinh trưởng tận diệt của vạn vật đất trời. Bốn pháp Sinh, Lão, Bệnh, Tử của nhà Phật là chu kỳ sinh trưởng các trạng thái tâm sinh lý của con người và muôn vật. Cảm hứng sáng tạo của nhiều nghệ sĩ tài danh về Xuân, Hạ, Thu, Đông xưa nay đã quá nhiều. Nhưng cảm hứng sáng tạo nghệ thuật từ chu kỳ phát triển các trạng thái tâm sinh lý của con người theo triết lý nhà Phật thì xưa nay mấy người? Lê Thành Nhơn là một trong những người đó.

Bài xem nhiều