Lược khảo tư tưởng Thiền trúc lâm Việt Nam

Cùng với khuynh hướng tìm về cội nguồn, việc nghiên cứu thiền Trúc Lâm Yên Tử - một thiền phái Việt Nam, do người Việt Nam tạo dựng và phát triển - là một vấn đề cần thiết và cấp bách. Thông qua việc nghiên cứu một trường phái Phật giáo Việt Nam sẽ phần nào giúp chúng ta hiểu tổ tiên chúng ta hơn, hiểu con người Việt Nam trong lịch sử hơn. Từ đó giúp chúng ta trở về với cội nguồn một cách đích thực, trở về với những tinh hoa văn hóa của dân tộc.

Tôn giáo và xã hội hiện đại

Lần nào đọc Cao Huy Thuần tôi cũng có một cảm giác sảng khoái. Có lúc giật mình. Có lúc lại tủm tỉm cười. Anh có kiểu viết vừa bác học lại vừa bình dân, vừa Giáo sư Đại học vừa thầy giáo làng, vừa là nhà luật học, vừa là một người “hành thâm Bát nhã".

“Cái vô hạn trong lòng bàn tay”

Theo M. Ricard, những khía cạnh quyến rũ nhất của sự gặp gỡ giữa các khoa học tự nhiên và Phật giáo nằm ở việc phân tích hiện thực tối hậu của sự vật. Quan điểm nền tảng của Phật giáo là: “Các hiện tượng phụ thuộc lẫn nhau, không có gì tồn tại tự thân và là nguyên nhân của chính mình. Một vật chỉ có thể được xác định trong mối quan hệ với các vật khác. Sự phụ thuộc lẫn nhau là thiết yếu cho sự thể hiện của các hiện tượng… Hiện thực không thể bị khu biệt và chia nhỏ, mà phải được xem là một tổng thể”.

Về nghi lễ kết hôn trước Phật điện

Trên tuần báo Giác Ngộ số 261, ngày 27 tháng 01 năm 2005 đăng bài “Hằng Thuận – Nét đẹp trong đời sống lứa đôi” của tác giả Quảng Kiến, phản ánh hiện tượng hiện nay ngày càng có nhiều bạn trẻ cả trong và ngoài nước tổ chức hôn lễ tại các ngôi chùa ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một nét văn hoá đẹp của Phật giáo.

Nghĩ về ngày quốc lễ Phật đản trong lịch sử dân tộc

Người Ấn thường dùng hoa sen để chỉ cho sự ra đời của Đức Phật. Tổ tiên chúng ta đã đồng cảm về điều ấy, nên 2.000 năm về trước, từ những nụ sen mọc trên khắp quê hương, trí tuệ và phẩm hạnh của Đức Phật đã nở hoa trong tâm thức văn hoá Việt. Cũng với tâm thức gần gũi ấy, Đức Phật đã trở thành ông Bụt, hiện thân cho tình thương, lẽ công bằng, rồi nhanh chóng đi vào cổ tích, huyền thoại và phương thức ứng xử của mọi người…

Giới Thiệu Tập sách Bóng Áo Nâu

Thượng tọa Chơn Thanh là người học trò xuất sắc của Hoà thượng chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Phải khẳng định rằng Thượng tọa rất nhiệt tình đối với sinh hoạt của Giáo hội chúng ta.

Sách Đường Xưa Mây Trắng của Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh lên phim

Nhà tỉ phú người Ấn Độ, Bhupendra Kumar Modi, vừa loan báo ông sẽ tài trợ khoản tiền lên đến 120 triệu đôla để thực hiện một phim về cuộc đời Đức Phật, dựa theo cuốn sách Đường Xưa Mây Trắng của Hòa thượng Thích Nhất Hạnh.

Sóc Trăng : Chùa Đất Sét là một công trình văn hóa, tôn giáo...

Nguyên thủy, phật giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ. Phật giáo của người Ấn theo phái tiểu thừa tức là chỉ thờ duy nhất đức Thích Ca Mâu Ni Phật. Những vị sư sãi tu theo hệ phái này vẫn có thể ăn thịt nếu không phạm vào 3 điều cấm sau:

Tản mạn về văn hóa Phật giáo Việt Nam

Chúng ta đang hối hả đi vào tương lai bằng cách sử dụng những công cụ kỹ thuật điên dại tiên tiến nhất, nhưng tư tưởng, tình cảm và phong tục tập quán vẫn còn gắn kết với quá khứ. Hiện tại và quá khứ đan xen vào nhau là sự cân bằng cần thiết.

Bảo tồn & quản lý cổ vật Phật Giáo

Việc phát hiện, giám định, bảo tồn cổ vật luôn là một vấn đề nóng bỏng của các quốc gia, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Thế nhưng, việc bảo tồn và quản lý cổ vật Phật giáo cho đến nay vẫn chưa được các chùa viện quan tâm đúng mức

Bài xem nhiều