Trang chủ Văn hóa Giới thiệu sách Lược khảo tư tưởng Thiền trúc lâm Việt Nam

Lược khảo tư tưởng Thiền trúc lâm Việt Nam

128

Mặt khác, triết học là hạt nhân của văn hóa. Nghiên cứu tư tưởng triết học của thiền phái Trúc Lâm còn giúp ta phần nào hiểu dược bề sâu, bề dày của Văn hóa Việt Nam nói chung, đặc biệt là văn hóa Việt Nam thời Trần, thời thinh tri của Quốc gia Đại Việt Từ việc hiểu ông cha, con người Việt Nam hơn, từ việc hiểu văn hóa Việt Nam hơn sẽ góp phần đặt cơ sở khoa học cho việc hoạch đinh một đường lối khả thi, thích hợp, hữu hiệu cho sự phát triển đất nước, kết hợp được những tinh hoa của dân tộc với tinh hoa của thời đại, đưa nước ta tiến nhanh ở những giai đoạn đầu của thế kỷ XXI. Với tầm quan trọng như vậy, việc nghiên cứu thiền Trúc Lâm Yên Tử cỏ ý nghĩa cần thiết hơn bao giờ hết.


Mục đích của việc nghiên cứu này là vạch ra những điểm độc đáo, đặc sắc cửa Phật giáo thời Trần, đặc biệt là thiền Trúc Lâm Yên Tử. Vai trò, vị trí của thiền Trúc Lâm Yên Tử trong lịch sử Việt Nam cũng như Phật giáo nói chung và lịch sử tư tưởng triết học nói riêng. Từ đó quy đinh nhiệm vụ của công trình này là lý giải tại sao thiền phái Trúc Lâm lại xuất hiện? Nó xuất hiện một cách ngẫu nhiên hay là qui luật tất yếu của lịch sử? Những tư tường triết học cơ bản của tam tổ (Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang) là gì? Những tư tưởng này bắt nguồn từ đâu? Ai là người đặt cơ sở nền tảng? Tại sao Phật giáo Việt Nam mà cụ thể là thiền Trúc Lâm sau Huyền Quang lại dần dần bị phai mờ?


Với tầm quan trọng của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử như vậy, nên cho đến nay đã có khá nhiều công trình ở các cấp bậc, góc độ khác nhau đề cập đến nó. Về diện rộng phải kề đến những cuốn sách liên quan đến văn hóa, xã hội, mỹ thuật thời Trần như “Tìm hiểu xã hội Việt Nam thời Lý – Trần”, “Mỹ thuật thời Trần”, “Văn thơ Lý – Trần”, ‘Văn học thời Trần”, được sử văn học Phật giáo đời Trần”, “cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông”… Ngoài ra còn một số bài báo về văn thơ, tư tưởng, tôn giáo, văn hóa, sử học, khảo cổ học, dân tộc học … về thời Trần đã góp phần tạo nên khuôn mặt thời ấy khá phong phú.


Nghiên cứu Trúc Lâm Yên Tử còn được đề cập trong những công trình về phật giáo như cuốn “Lịch sử Phật giáo Việt Nam” của Viện Triết học do Nguyễn Tài Thư làm chủ biên “Việt Nam Phật giáo sử luận” (của Nguyễn Lang), “Lược sử Phật giáo Việt Nam” (của Thích Minh Tuệ), “Việt Nam Phật giáo sử lược” (của Thích Mật Thể), “Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến thế kỷ XIII” (của Trần Văn Giáp), “Thiền sư Việt Nam” (của Thích Thanh Từ), ” Phật giáo Việt Nam” (của Nguyền Đăng Thục), “Thiền học đời Trần” của Viện Phật học thành phố Hồ Chí Minh…


Những công trình về lịch sử tư tưởng cũng ít nhiều đề cập đến thiền phái Trúc Lâm, chẳng hạn như “Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Tập I” của Viện Triết học do Nguyễn Tài Thư chủ biên, “Lịch sử tư tưởng Việt Nam” (của Nguyễn Đăng Thục)…


Ngoài ra phải kể đến những công trình nghiên cứu trực tiếp thiền phái Trúc Lâm như “Yên Tử non thiêng” (Sở Văn hóa Quảng Ninh), “Non thiêng Yên Tử” (Nxb Văn hóa Thông tin 1994), “Yên Tử và thiền phái Trúc Lâm” (Sở Văn hóa Thông tin Quảng Ninh), ‘Tam tố Trúc Lâm” của Thích Thanh Từ, những bài báo của các nhà nghiên cứu như Hà Văn Tấn, Nguyễn Duy Hinh, Nguyền Huệ Chi, Tạ Ngọc Liễn, Minh Chi, Đỗ Thọ Việp… của các nhà phật tử như Thích Thanh Từ, Thích Gia Quang, Thích Trí Quảng…


Nghiên cứu thiền phái Trúc Lâm không thể không tính đến những tác phẩm của người xưa, những văn bản gốc như “Thiền Uyển tập anh”, “Tam tổ thực lục”, “Thánh đăng lạc”, “Khóa hư lục”, “Tuệ Trung Thượng sĩ ngữ lục”, “Trần triều đặt tồn phật điển lục”, “Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh”, những tác phẩm của Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang được sưu tầm, tập hợp in trong cuốn “Thơ Văn Lý Trần”…


Nhìn chung, trừ những văn bản gốc, những công trình trên đã đề cập tới những khía cạnh khác nhau của Thiên Trúc Lâm Yên Tử kể cả khía cạnh tư tưởng triết học. Nhưng phải nói một cách khách quan, ở góc độ triết học này, các công trình trên trình bày chưa được sâu và phần nào chưa được hệ thống, do đó mạch ngầm, tính lôgíc của tư tưởng phần nào còn bị lu mờ. Điều này cũng dễ hiểu bởi lẽ nhiệm vụ, mục đích của những công trình trên khác nhau chứ không thật chuyên về triết học. Bởi vậy, việc nghiên cứu này mong góp được một phần nhỏ bé vào việc lấp những khoảng trống trên.