Trang chủ Blog chùa Chia sẻ Phật pháp “Tầm nhìn tứ Thánh đế – tu tập...

Chia sẻ Phật pháp “Tầm nhìn tứ Thánh đế – tu tập và học Phật theo Phật giáo trong kỷ nguyên mới “

Hòa trong không khí hân hoan tưng bừng cả nước đón chào Đại lễ Vesak liên hợp quốc PL 2569 và sự kiện hy hữu, Giáo hội Phật giáo Việt Nam được cung rước Xá lợi Phật từ Ấn Độ đến Việt Nam. Ngày 1/6/2025, tại giảng đường chùa Quán sứ (73 phố Quán Sứ- Hà Nội) Ban trực  lễ Tùng lâm Quán Sứ đã tổ chức buổi chia sẻ  Phật pháp  với chủ đề ” Tầm nhìn tứ Thánh đế – tu tập và học Phật theo Phật giáo trong kỷ nguyên mới “.

Được sư phân công  của Hòa thượng Thích Thanh Ninh –  ban trực  lễ Tùng Lâm Quán Sứ đề cử Đại đức Thích Minh Hạnh trực tiếp  giao lưu chia sẻ pháp thoại. Tham dự có đại  đại diện chủ nhiệm các đạo tràng và CLB Phật tử sinh hoạt tại chùa Quán Sứ.

Nhân dịp này, Cư sĩ Diệu nhân – Nguyễn Thị Xuân Loan ,ủy viên Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam-  phó phân ban Cư sĩ Phật tử (BHDPT Trung ương) tham dự và phát biểu tóm tắt nội dung  ý nghĩa buổi  pháp thoại, đây là cơ duyên  để Phật tử cùng nhau ôn lại lịch sử cuộc đời Đức Phật  Thích Ca Mâu Ni, thực hành tu dưỡng thân tâm, áp dụng Phật pháp  vào cuộc sống thường ngày, đoàn kết lục hòa chung sức làm Tốt đạo đẹp đời, phụng sự xây dựng Phật giáo phát triển khoa học, văn minh trong kỷ nguyên mới.

Nội dung buổi Pháp thoại chia làm hai phần, một là tìm hiểu giáo lý Phật pháp, hai là toàn thể đại chúng cùng chia sẻ phát biểu kinh nghiệm ứng dụng trong cuộc sống thường ngày.

Qua đó các Phật tử  chiêm nghiệm  giáo lý  cơ  bản Tứ Thánh Đế , bốn chân lý cốt lõi là Khổ Đế, Tập Đế, Diệt Đế, Đạo Đế. Sau khi giác ngộ tìm ra chân lý  nhiệm mầu Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chỉ rõ cho chúng ta thấy được sự thật về khổ đau , nguyên nhân của khổ đau , phương pháp diệt trừ khổ đau và con đường thoát khổ đau.

Thực tế cuộc sống con người trong mọi thời đại đều có  tám  loại khổ: sinh, lão, bệnh, tử, ái biệt ly khổ (khổ do xa lìa người mình yêu thương), cầu bất đắc khổ (khổ vì cầu mà không đạt), oán tắng hội khổ (khổ vì ở cùng người mình ghét), và ngũ uẩn xí thịnh khổ (khổ vì thân tâm hủy diệt  sinh tử tiếp diễn).

Khổ ,tập, diệt, đạo, do con người không hiểu sự vô thương của thế gian đều là giả tạm, dẫn đến lòng tham không đáy, tạo ra những nguyên nhân của khổ. Phạm 5 giới cấm như : sát sinh, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ, say mê chất kích thích .Những nghiệp ác đó dẫn đến địa ngục, quả báo hiện tiền, do Tham, sân, si

Cách thoát khổ là thực hành Bát Chánh Đạo. Con người phải tu dưỡng theo con đường chân chính, tin sâu  luật nhân quả;   hiểu rằng mọi hiện tượng trong đời đều do duyên khởi, vô thường.

Tứ Thánh Đế sẽ giúp con người như phương thuốc quý chữa lành các bệnh nan y về thân và tâm, khai mở trí tuệ để diệt trừ khổ đau.

Tứ Thánh Đế là chân lý bất biến muôn đời trong vũ trụ không thay đổi. Được Đức Phật thực hành và thuyết giảng  kinh chuyển pháp luân  bài pháp đầu tiên cho 5 đệ  tử của Ngài.

Các Phật tử đều  biết  rõ  ý nghĩa các loại khổ trong cuộc sống con người gồm có

  • Sinh: Sinh ra là khổ
  • Lão :  già yếu làm suy giảm thể chất, tinh thần
  • Bệnh : Thân thể đau đớn, bệnh tật
  • Tử : đau khổ khi thần thức ham muốn rời bỏ khỏi thân thể
  • Ái biệt ly khổ: Phải xa lìa những người thân yêu, mất tài sản. xa rời  địa vị.
  • Cầu bất đắc khổ:  không đạt được mong ước.
  • Oán tắng hội khổ: Phải  ở cùng những người mình căm ghét.
  • Ngũ uẩn xí thịnh khổ: Tâm và thân luôn thay đổi, làm cho đau khổ phát triển

– Khổ đế : Cuộc đời là khổ

– Tập đế- Nguyên nhân đau khổ

– Diệt đế-  đoạn trừ phiền não, dứt trừ chấp ngã

– Đạo đế – Con đường thoát khổ,  tu tập theo Bát Chính Đạo  : chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính tinh tấn, chính niệm, và chính định.

.Chính Kiến: Nhận thức đúng về chân lý, tức là hiểu biết đúng đắn.

  • Chính Tư Duy: Suy nghĩ không có tà niệm, tức là suy nghĩ đúng đắn.
  • Chính Ngữ:  không nói có dối trá, luôn nói lời chân thật không hạo người.
  • Chính Nghiệp: hành động đúng đắn. Thiện lành
  • Chính Mạng Kiếm sống bằng nghề nghiệp chân chính,
  • Chính Tinh Tấn: Nỗ lực tu dưỡng thân tâm
  • Chính Niệm: luôn ghi nhớ việc thiện, hướng tới điều tốt đẹp.
  • Chính Định: Chuyên tâm vào chân lý đúng đắn.không thay đổi

Bát Chánh Đạo là con đường dẫn đến Niết Bàn thông qua việc tu tập và trải nghiệm thực tế giúp cho con người đạt được ước nguyện thoát khổ.

Giáo lý căn bản của Phật pháp  trong Tứ Thánh Đế, chỉ ra con đường giải thoát khổ đau cho chúng sinh, giúp con người thoát ly phiền não để đạt được sự an vui và giải thoát.

Tại buổi chia sẻ Phật pháp  đại đức Thích Minh Hạnh đã đưa ra nhiều câu hỏi giao lưu  ,đặc biệt câu hỏi (con đường trung đạo là gì ?) Được toàn thể đại chúng hưởng ứng nhiệt tình, tiếp đó đại diện ban thư ký đã tóm tắt nội dung  :  con đường trung đạo là cân bằng giữa  hai  cực đoan ,  tu khổ hạnh ép xác, sống  buông thả thoả mãn  cả hai đều sẽ hủy hoại thân tâm , Phật tử cố gắng trau dồi tu tập theo Bát chính đạo , hàng ngày dốc lòng tụng niệm  kinh chuyển pháp luân.

Buổi chia sẻ Phật pháp đã kết thúc trong không khí hoan hỉ tràn đầy Đạo vị và thành tựu viên mãn. Một số hình ảnh đã ghi nhận được:

                   

Ban truyền thông CLB Phật tử