Trang chủ Văn hóa Chùa Việt Nam Chùa Phật Tích và những dấu ấn đặc sắc của Phật giáo...

Chùa Phật Tích và những dấu ấn đặc sắc của Phật giáo Việt nam

114

Theo sách ” Đại Việt Sử Ký toàn thư”và các di vật tìm thấy ở khu vực chùa, thì Vạn Phúc Tự đư­ợc xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ VII-X và đư­ợc hoàn chỉnh vào triều Lý Thánh Tông năm Đinh Dậu, Niên hiệu Long Thuỵ Thái Bình thứ 4 (1057) và tu bổ khang trang vào năm 1686. Vào năm 1057 vua Lý Thánh Tông đã cho dựng cây tháp báu và đúc pho t­ượng phật mình vàng. Chùa đ­ược xây dựng đại qui mô vào thế kỷ thứ XVII. Năm 1947 do chiến tranh, chùa bị phá huỷ hoàn toàn. Năm 1958, chùa đư­ợc dựng lại sơ sài. Năm 1991 chùa đ­ược xây dựng lại theo qui mô kiến trúc cổ.


Chùa Phật Tích nằm trên một địa bàn diễn ra cuộc gặp gỡ giữa Phật giáo Ấn Độ và tín ngưỡng dân gian Việt cổ từ đầu công nguyên, trên cơ sở đó hình thành trung tâm Phật giáo Dâu – Luy Lâu có phạm vi ảnh hưởng rộng.


Hiện tại di vật chính của chùa còn lại:


Tư­ợng Phật A-di-đà bằng đá đã đi vào truyền kỳ của Phật Tích, tượng phật A-di-đà được tạc bằng đá xanh nguyên khối, ngồi thiền định trên toà sen, cao 1,87mét, bệ tượng cao 0,9 mét, và được chạm tinh xảo và mềm mại. Bệ đá hình hoa sen cao 0,9 mét có chu vi 5,92 mét được chia làm 2 phần: Phần trên chạm khắc trang trí hình rồng (rồng, rắn theo kiểu thời Lý ), dây hoa cúc uốn lượn tinh tế, các tiên nữ múa mềm mại. Phần dưới là hoa văn hình sóng nước. Đài sen phía trên có đường kính 1,32 m, với hai lớp cánh sen, mỗi lớp 15 cánh xoè nở rộng, có chạm hình rồng, mây uyển ch uyển. Các đường diềm xung quanh được trang trí tỷ mỉ chẳng khác gì ” thêu ren” các hoạ tiết hay những ngọn sóng nhấp nhô muôn ngàn đợt tạo nên sự nhẹ bay bổng cho bức tượng.


Tượng Người – Chim : Là một tác phẩm điêu khắc đá cỡ trung bình, được tạo hình khối tròn, một nửa từ ngực trở lên trang trí hình người, nửa sau trang trí hình chim. Khuôn mặt người chim đầy đặn, lộ nét hiền từ, lông mày cong thanh tú viền lấy đôi mắt nhỏ xinh…đôi cánh xoè rộng, hai chân cứng, khoẻ với móng cong sắc.


Chân cột chạm dàn nhạc : Chân cột chùa bằng đá ở chùa Phật Tích được chia làm hai phần: Phần trên mặt tròn, phần dưới là khối hộp vuông (mỗi cạnh 0,72 x 0,17m). Mặt tròn được chạm những cánh sen nở đều, trên mỗi cánh sen đều có đôi rồng trầu với những đường cong mềm mại. Nhưng cái cuốn hút nhất lại nằm ở phần khối hộp, các phần đều được chạm nổi các mảng trang trí giống nhau, được thể hiện theo chiều ngang, lấy điểm giữalà một vùng sáng bốc lên từ đoá sen trượng trưng cho đất phật. Tác phẩm chia làm hai phần đối xứng qua vòng sáng ấy, mỗi bên có 5 người, mỗi ngư ời thể hiện một điệu múa, chơi một nhạc cụ khác nhau, diễn tả một điệu múa phức tạp, song đều thống nhất trong một nhịp điệu chung.


Hàng thú trước sân chùa: Chùa Phật Tích còn lưu giữ được mười con thú đá như tê giác, trâu, voi, sư tử, ngựa được xếp đối xứng qua cửa dẫn lên tầng nền thứ 2 cửa chùa. Thú đá có kích thước chiều cao bằng nhau (1,2m), chiều dài của ngựa 1,5m, tê giác 1,6m, trâu 1,5m, voi 1,8m, sư tử 1,5 m. Tất cả đều được tạc bằng đá liền khối (trừ tượng trâu)



Pho tượng táng : Đó chính là pho tượng của thiền sư Chuyết Chuyết công, vị sư tổ được bó cốt (xương) hay còn gọi là ” Nhục thân bồ tát”. Đó chính là “chân dung kết tủa của thiền sư Lý Thiên Tộ, pháp danh Hải Trừng” hiệu Viên Văn, Ông sinh năm 1590 ở quận Thanh Chương, tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc), thuộc thế hệ thứ 34 dòng Lâm Tế. Tại chùa Phật Tích, ông được vua Lê Chân Tông phong hiệu Minh Việt phổ giácquảng tế đại đức thiền sư, ông viên tịch năm 1644.



32 bảo tháp : Tại tầng nền thứ 3, du khách sẽ bắt gặp một vườn tháp được dựng bằng đá xanh và đất nung, vườn tháp có 32 ngọn tháp lớn nhỏ nằm chen vào đá núinhấp nhô, một số tháp có ghi năm dựng và tên tháp như” ” Tháp Phổ Quang” dựng năm Cảnh Trị thứ hai (1664), Tháp ” Viên Dung” dựng năm Kỷ Mùi (1679), ” Tháp Hiển Quang” dựng năm Vĩnh Trị thứ 5 (1680), ” Tháp Viên Bảo” dựng năm Chính hoà thứ 5 (1684)…Các bảo tháp đều được dựng công phu và vững trãi.



Ao Rồng : Ao rồng (Long Trì) hình chữ nhật có chiều dài 7m, rộng 5m, sâu 2,2m, bốn bờ ao được kè đá tảng thẳng đứng với đáy ao. Đáy có thềm đá hình bán nguyệt đường kính 3,8m, chỗ nhô cao nhất là 1,9m, ở mỗi nửa thềm đá có chạm nổi một con rồng khá lớn, trên cạnh giữa thềm đá chạm nổi hình sóng nước nhô cao (Thuỷ ba)



Trung tâm tu tập Phật tích – Chùa Phật tích – Bắc Ninh


Với những giá trị tiêu biểu đó, ngày 28/4/1962 Nhà nước đã công nhận Phật Tích là di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định số 313-VH/VP.



Trẻ vui nhà – Già vui chùa