Trang chủ Quốc tế Chùa Tháp Borobudur – Nam Dương ( Indonesia )

Chùa Tháp Borobudur – Nam Dương ( Indonesia )

185

 Không xa Bali cho lắm, ( trung tâm đảo Java)  một di tích nghìn năm vừa mới khám phá vào đầu thế kỷ thứ 19, một công trình cỗ xưa  khá nổi tiếng về mặt tôn giáo , là một bộ kinh được khắc trên  đá  của Phật giáo đại thừa hay là một Bồ đề đạo tràng thuyết pháp Luân hồi ( Samsara )  đến cảnh giới của Niết bàn ( Nirvana )  qua những mẫu tự thâm ảo  của bộ kinh Hoa Nghiêm .( Avatamsaka Sutra )

Hay  nói một cách giản dị  Chùa Tháp Borobudur  là một kỳ quan , là một ngôi chùa Phật giáo  lớn nhất thế giới  …bị lãng quên trong suốt nhiều thế kỷ .

Borobudur , là tên rút ngắn từ  Vihara Buddha Uhr  , ( Sanskrit  – Phạn tự )  có nghĩa là Trú xứ của Phật . Toạ lạc về hướng Nam  trong thị trấn đông dân Magelang ( Muntilan ) cách thành phố Yogyakarta  độ 42 cây số về hướng Tây bắc ,  trung tâm của  đảo Java ( 1 trong 4 đảo lớn của Nam Dương quần đảo ) .

Tại sao Nam Dương là một quốc gia của Hồi giáo  ( Islam ) lại có tàng tích lịch sử của Phật giáo cổ xưa  ?
Thực chất thì Nam Dương là một quốc gia chịu ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ xa xưa , Ấn Độ giáo là quốc gia thời bấy giờ , song song với Phật giáo . Nhưng bắt đầu từ thế kỷ thứ 17 , qua sự thông thương buôn bán gia vị  với các quốc gia vùng Trung Á ( con đường Lụa trên mặt biển – Silk Road on the Sea ) , các thương nhân Á Rập , ngoài việc trao đổi hàng hoá , họ truyền giãng giáo thuyết đạo Hồi đến với cư dân địa phương , và lần hồi phát triển …, một mặt các triều đại Ấn giáo và Phật giáo suy tàn , cư dân sống rải rác ở các đảo nhỏ ,  thì sự kiện Hồi giáo là quốc giáo của Nam Dương ngày nay không là một điều đáng ngạc nhiên cho lắm  .

Borobudur ,không biết là được xây dựng từ lúc nào , nhưng với một giả thuyết có mức độ khả tín khá cao thì ngôi chùa này  được kiến trúc xây dựng bởi triều đại  Sanjaya ( Ấn Độ giáo thịnh hành  )   vào khoảng thời gian 775  , dự định là một ngôi chùa thời thần Shiva tối cao trong Ấn Độ giáo , công trình dang dở vì sự sụp đổ của triều đại Sanjaya . Trong khoảng thời gian từ 790 đến 835 , triều đại Sailendra ( Phật giáo thịnh hành ) tiếp tục công trình và hoàn thành một ngôi chùa vĩ đại với 504 tượng Phật , 72 bút tháp nhỏ bao quanh trung tâm 1 bút tháp to lớn , 1212  bức tranh đá, cùng với 4 khu vực trưng bày 1300 hình ảnh thiền vị . Tất cả chia làm 10 tầng xen kẽ  . .., trong phạm vi 123 mét  x 123 mét  và chiều cao khoảng chừng 42 mét nguyên thỉ với vật liệu gần 1 triệu thước khối  đá , tất cả nằm trong một diện tích hơn 52000 mét vuông .
Là một hình ảnh một toà sen từ trên cao nhìn xuống .

Nhưng đến năm 856, triều đại Sanjaya …sống lại , dù rằng ngôi chùa tháp  Borobudur đã hoàn tất với những hình ảnh khác biệt so  với triết lý Ấn Độ giáo ngự  vì  trong tâm hồn các vua chúa trong  triều đại Sanjaya . Và dĩ  nhiên , không có sự tôn trọng thần thánh nào trong những tư tưởng dị  biệt tín ngưỡng , Borobudur …tự chìm vào trong quên lãng của thời gian ,trong sự hờ hững của con người , trong rừng cây nhiệt đới , trong tro bụi phủ dầy của hỏa diệm sơn  ( Mt Merapi) ,  đi liền với nạn đói khiến cho dân chúng địa phương di tản , xa lánh hoàn toàn khu vực của Borobudur…

Borobudur …biến mất từ dạo đó đến hơn 1000 năm !

Đầu thế kỷ 19 , Hòa Lan củng như  các quốc gia  Âu Châu trên con đường tìm kiếm thuộc địa trong vấn đề kinh tế và quyền lực . Họ đến Nam Dương  bằng những đội thương thuyền hùng mạnh nhất lúc bấy giờ . Năm 1812 , một viên đại tá người Anh , Sir Thomas Stanford Raffles ,cùng một đoàn 200 người , đi tìm một ngôi chùa cổ trong …sách củ , xuyên qua đồng bằng Kedu , tiến vào vùng hoang dã , phá cây mở lối và… trong một dịp tình cờ họ đã đánh thức ngôi chùa Borobudur thức dậy với ánh sáng mặt trời ,

Thật là một cảnh tượng hoang phế của một công trình tôn giáo cổ xưa của phương Đông  bị chôn vùi  suốt 10 thế kỷ … dưới ánh mắt của một nhà thám hiểm Tây phương  !

Phải mất gần 100 năm , mới mang chùa Borobudur …ra ánh mặt trời , trở lại với đời sống của nhân gian .  Một hiệp hội được thành lập để tu sửa và bão quản Borobudur vào năm 1900 . Ông Thadeus Van Erp ( Hòa Lan ) được bầu làm chủ tịch năm 1907 , tiến hành công việc nâng cao  nền đất chung quanh ngôi chùa tháp bị lún sâu , giữ vững và thiết bị vững chắc những tường đá lung lay xiêu vẹo , nhưng tuyệt đối ông không phá hũy hay thay đổi vị trí một hình tượng nguyên thỉ nào …Mãi đến năm 1973 , với sự đồng thuận của 27 quốc gia cùng chính quyền  Nam Dương ( tuyên bố độc lập năm 1949 từ Nhật Bản  –  Hoà Lan   ) , UNESCO ( United Nations Educational , Scientific and Culture Organization ) với ngân khoản hơn 27 triệu đô la cùng hơn 10 năm trời không ngừng nổ lực mang lại  hình dạng nguyên thỉ  đến với ngôi chùa tháp Borobudur của Nam Dương hay thế giới nói chung …

Borobudur là biểu tượng thế giới của Phật gia ,  một thế giới khép kín , sự tỉnh lặng trong vô thức … Borobudur được xây dựng theo chiều hướng triết thuyết Đại thừa của nhà Phật , hình tượng Phật Thích Ca qua 504 tiền kiếp , các thủ ấn huyền nhiệm trên từng mổi tượng Phật , huyền thoại về  con đường tu tập của thái tử Tất Đạt Đa đến khi giác ngộ , khai nguyên một triết lý sâu xa có tầm ảnh hưởng hết sức rộng lớn đến đời sống tâm linh của  mọi người từ Dục giới  , Sắc giới  đến …cảnh giới Vô sắc qua 10 tầng tu tập của nhà Phật dựa trên  kinh điển Hoa Nghiêm ….tất cả được tạc trên đá , viết trên một nền tảng vô tri đầy tâm ý  .

Hàng năm ,không biết bao nhiêu khách du lịch đổ xô về thăm viếng một di tích tôn giáo cổ xưa , chưa kể chư vị Phật tử hành hương đến chiêm bái …họ phải đi theo chiều kim đồng hồ  , bắt đầu từ hưóng Đông ( bằng ngược lại bị xem là kẻ ác  ! ) và theo thứ tự 10  tầng lớp của ngôi chùa tháp Borobudur cổ kính .

Borobudur , nén hương trầm vô ngại  !