Trang chủ Văn hóa Đại công trường Yên Tử

Đại công trường Yên Tử

63

Yên Tử là di tích lịch sử, danh thắng bậc nhất của Việt Nam, nơi gắn liền với thân thế và sự nghiệp của vị anh hùng dân tộc Trần Nhân Tông (1258-1308). Chính tại nơi đây, Vua Trần Nhân Tông đã tu hành và sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, được coi là tinh hoa của văn hóa Việt Nam, một thiền phái kết hợp hài hòa giữa tinh thần Phật giáo và tinh thần dân tộc, giữa đạo và đời.

Đã hơn 700 năm từ khi Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập cõi niết bàn; quần thể kiến trúc Yên Tử đã bị chiến tranh, thiên nhiên khắc nghiệt phá hủy nhiều rất nhiều. Trong những năm gần đây, công cuộc trùng tu, tôn tạo di tích Yên Tử rất được chú trọng bởi cả các cơ quan trung ương và chính quyền địa phương, nhân dân và Phật tử mọi miền.

Tuy nhiên việc trùng tu/ tôn tạo, thiết nghĩ, phải làm trên cơ sở bảo tồn nguyên gốc di tích, các công trình, hạng mục xây mới chỉ làm nếu thật cần thiết và không làm ảnh hưởng tới cảnh quan di tích và cảnh quan thiên nhiên. Hiện tại, Yên Tử đang giống như một đại công trường, là điều đáng lo ngại hơn đáng mừng. Xây dựng nhiều, ồ ạt không hẳn là tốt…

 

Một chiếc cổng bằng đá mới được dựng lên trên lối vào khu di tích

 

Dưới chân núi, đối diện bãi đỗ xe bên kia đường, khu bán hàng lưu niệm hiện là một công trường đá

Ở Suối Giải Oan, một chiếc cầu đá, lan can gỗ có vọng lâu mới được xây dựng…

 

… cách không.xa cây cầu đá cũ

 

Án hương bằng đá mới dựng ngay chân cầu phía bờ trong suối Giải Oan

 

Cổng chính khu di tích dưới chân núi bị một dãy ki-ốt mới xây chèn ép

 

Dãy ki-ốt này cũng bó hẹp con đường

 

Cổng khu di tích Yên Tử. Ảnh chụp 12/2001 (tư liệu của tác giả)

 

Một lối đi mới được mở đâm thẳng vào sân chùa Giải Oan. Gạch đá, bê tông cốt thép ngổn ngang…

 

Sân chùa Giải Oan trở thành nơi tập kết vật liệu xây dựng

 

Thiêu hương mới đang được xây ở chùa Giải Oan. Căn cứ vào dây căng định vị có thể nhận thấy tỷ lệ kiến trúc này quá lớn so với kiến trúc chùa chính. Ảnh chụp từ lối cũ vào bên trái chùa.

 

Những bậc thang lên vườn Tháp Tổ được “bó” lại bằng lan can đá làm khô cứng mất tự nhiên, giới hạn lại không gian thoáng đãng…

 

Những chạm trổ cầu kỳ và chất liệu đá mới không hề ăn nhập với những bậc thang thô mộc

 

Đây là hình ảnh lối lên cũ khi chưa làm lan can, rất giản dị, thoáng và hòa nhập với thiên nhiên. Ảnh chụp 11/2007

 

Vườn tháp mộ cũng bị “quây” lại bằng hàng rào đá

 

Cũng như lối lên vườn Tháp Tổ, lối lên chùa chính Hoa Yên được bổ sung lan can đá với Rồng chầu

 

Hình ảnh lối lên Chùa Hoa Yên nhìn từ sân chùa, hệ thống lan can đá không hề hòa nhập với những bậc thang và những cây đại cổ thụ

 

Phế thải xây dựng chất đống ở sân chùa Hoa Yên dưới gốc đại 700 năm tuổi

 

Công trường lớn và quan trọng nhất của Yên Tử hiện tại: Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông ở lối lên chùa Đồng, gần khu vực cụm di tích An Kỳ Sinh. Tượng bằng đồng có chiều cao hơn 15m tính từ bệ, nặng 100 tấn, dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2010

 

 Nhà ga cáp treo số 2 mới đưa vào sử dụng cho tuyến Hoa Yên – Chùa Đồng… Khối kiến trúc cao tầng bên cạnh là lầu ngắm cảnh!?

 

Khung cảnh hiện tại từ phía chùa Đồng nhìn xuống

 

Yên Tử, ảnh chụp tháng 1/1997: vẻ đẹp nguyên sơ hòa quyện cùng thiên nhiên