Trang chủ Tết Việt Du xuân Video: Nườm nượp trảy hội xuân Yên Tử

Video: Nườm nượp trảy hội xuân Yên Tử

66

Chính hội từ 10 tháng Giêng Âm lịch, nhưng ngay từ mùng 1 Tết đến nay đã có gần 30.000 người hành hương về nơi được xem là kinh đô của Phật giáo Việt Nam thời Trần, cách đây 7 Thế kỷ. Mặc đêm lạnh, nhiều người vẫn hành hương lên chùa Đồng trên đỉnh Phù Vân, nơi cao nhất của dãy núi Yên Tử. Ước tính sẽ có khoảng 2 triệu lượt khách đến tham quan Yên Tử.



Bà Đoàn Thị Thanh, phố Tây Sơn, Hà Nội nói: “Hàng năm đầu năm tôi đều đi lễ Phật bởi chùa Yên Tử là tam tổ Trúc Lâm tu nên bao giờ tôi cũng đi đầu tiên. Mười mấy năm nay tôi đều đi“.



Từ xa xưa, Yên Tử đã có chùa thờ Phật. Nhưng Yên Tử thật sự trở thành trung tâm Phật giáo từ khi vua Trần Nhân Tông sau 2 lần đánh thắng quân Nguyên Mông đã từ bỏ ngai vàng về đây tu hành và lập ra thiền phái Trúc Lâm- một phật phái thiền Việt. Đây là một thời đại hoàng kim trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà Phật giáo là Quốc đạo.



Sau hơn 7 thế kỷ, hiện tỉnh Quảng Ninh và Giáo hội Phật giáo Việt Nam đang thiết lập nhiều dự án nhằm phát huy giá trị của 1 di tích lịch sử văn hóa và danh thắng cấp Quốc gia vốn.


Theo Thượng tọa Thích Thanh Quyết – Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Ninh: “Năm nay chủ yếu sẽ hướng về cội nguồn để khơi gợi tinh thần của thiền phái Trúc Lâm, một thiền phái Phật giáo với dân tộc để rồi hòa ánh sáng đó với nhân dân, với Phật tử cả nước. Trong tương lai trong kế hoạch dự án mở rộng Yên Tử, tỉnh đang cho lập quy hoạch rộng trên 10 ngàn ha, rộng gấp 3 lần diện tích Yên Tử bây giờ. Ban trị sự Phật giáo Quảng Ninh sẽ đúc tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông trên đỉnh An Kỳ Sinh“.


Theo kế hoạch, danh thắng Yên Tử sẽ được mở rộng bao gồm cả một số di tích liên quan đến vua Trần Nhân Tông trên địa phận huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Trong tương lai, khu di tích, danh thắng Yên Tử sẽ được bảo tổn, xây dựng thành khu du lịch văn hóa sinh thái trọng điểm quốc gia.