Trang chủ Tin tức Hải Phòng: Đạo Đời hòa quyện trong đổi mới tổ chức Phật...

Hải Phòng: Đạo Đời hòa quyện trong đổi mới tổ chức Phật đản

110

Chứng minh buổi lễ có TT Thích Quảng Tùng – Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban TTXHTW, P. Trưởng BTS THPGHP; chư ĐĐ: Thích Tục Khang, Thích Quảng Nghĩa; Ni sư Thích Tâm Chính, … cùng gần 1.000 Tăng, Ni Phật tử trong quận Kinh Dương và các tự viện, các tỉnh thành trong khu vực.

Tham dự Đại lễ còn có sự hiện diện của rất đông đảo các ông bà lãnh đạo HĐND, UBND, UBMTTQVN cùng các cơ quan, ban, ngành của Tp HP, Quận Kinh Dương, Phường Đa Phúc.

Chùa Quảng Luận vốn là một ngôi chùa cổ có từ lâu đời, trải qua thời gian đã bị xuống cấp và hủy hoại nghiêm trọng, tới nay chỉ còn là 1 phế tích.

“Giấy rách còn giữ lấy lề”, “hoa Đàm tuy rụng vẫn còn lưu hương”, nhờ ơn Phật tổ phù hộ, Đại đức Thích Quảng Nghĩa về trụ trì đã không quản gian nan vất vả, kết hợp với Đảng bộ, chính quyền và toàn dân từng bước xây dựng lại: nhà Tổ đã xây xong, hồ và tượng Quan Âm bạch y đã hoàn thành, cây cối, khuôn viên, cổng ngõ đã chỉn chu. Riêng tòa đại điện và đại tượng Phật bằng đồng thì đang triển khai với kinh phí hàng chục tỷ đồng.

Vừa kiến thiết xây dựng Đại đức trụ trì vùa mở các khóa tu cho các Phật tử mỗi tháng 2 khóa… Phật tử câu hội về ngày càng đông.

Về Hải Phòng trong mùa Phật đản này, chúng tôi thấy, so với trước đây 1-2 năm thì Hải Phòng nói chung và quận Kinh Dương nói riêng có sự đổi mới bứt phá trong việc đổi mới tổ chức Phật đản.

Thứ  nhất, ở đây đã nhanh chóng chủ thể hóa đối tượng tham gia mùa Phật đản. TT Thích Quảng Tùng tâm sự: “Nếu trước kia lễ Phật đản chỉ là của riêng Tăng Ni Phật tử thì ngày nay là của chung: toàn thể nhân dân, kể cả Giáo dân, các cấp Đảng bộ, chính quyền, các đoàn thể phụ lão, hưu trí, thanh niên, phụ nữ, giáo chức, trường học, v,v, lấy Tăng Ni và cơ sở nhà chùa làm nòng cốt, và do vậy toàn dân cùng chung tay lo toan chuẩn bị. Đến với Đại lễ Phật đản, ai nấy đều có vị thế của những người làm chủ – lo việc nhà ta, Đạo ta”.

Thứ  hai, ở đây đã tươi trẻ hóa Đại lễ Phật đản; đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, quảng bá, trang trí đại lễ, đưa vào các khu dân cư, lan tỏa ra các địa bàn quanh tự viện.

Tuổi trẻ, nhất là thiếu nhi luôn ham vui, hiếu động, hiếu  kỳ. Đó là lẽ tự nhiên. Về Kinh Dương lần này, mắt thấy, tai nghe, thấy nhà chùa mà sao vui quá. Thanh thiếu nhi khá đông, các em đến chùa trong sự hòa nhập, ăn nhập và tự nhiên; không xa lạ, không lạc lõng.

Cờ phướn, đèn hoa, băng rôn, âm nhạc tưng bừng,.. ai chả thích (!), cả một đoàn dân ca Quan họ Bắc Ninh với các nghệ sỹ – các liền anh liền chị nổi tiếng – tất cả đều là Phật tử thuần thành được cho “gọi về” đây, đem lời ca tiếng hát cúng dường Phật đản và phục vụ Đạo ta, – kết hợp với cả các “nghệ sỹ vườn nhà” không kém tính chuyên nghiệp do “năng dùng”.

Lễ – hội Phật đản ở đây tổ chức theo hướng thỏa mãn nhu cầu phong phú về nghe nhìn, ăn uống, giao lưu, v,v, theo định hướng của nhà Phật.

Thứ  ba, Hải Phòng đưa Đại lễ về tổ chức ở cơ sở tự viện, quận huyện, bám chùa, bám dân. “Phật thì ở khắp 10 phương, nhưng Phật chùa ta thì vẫn thân thương gần gũi hơn”. Theo cách tiếp cận đó, ĐĐ Thích Tục Khang chia sẻ: Phật giáo Hải Phòng chúng tôi triển khai các hoạt đông lễ hội Phật đản theo tinh thần làm sao cho càng nhiều Phật tử, càng đông quần chúng tham dự, tham gia, tham gia sâu, là chủ thể của các Phật sự thì càng vui.

Đây chính là cơ hội, là phương tiện để hoằng pháp, để gắn đạo với đời, đưa Phật sự và giáo lý nhà Phật vào cuộc sống, phục vụ nhân sinh. Phật giáo muốn tồn tại và phát triển không có cách nào khác là phải dựa vào dân, lấy sức sống và cảm hứng từ đời sống cơ sở.

Thứ  tư, nhất thiết phải đa dạng hóa, hiện đại hóa, thiết thực hóa nội dung các hoạt động mùa Phật đản. Đại đức Thích Quảng Nghĩa cho biết: Chùa Quảng Luận nói riêng, Phật giáo quận Kinh Dương và Hải Phòng nói chung, coi Phật đản không phải chỉ là một buổi lễ mà là một mùa Phật đản. Chúng tôi chuẩn bị hàng tháng, tập trung vào mươi ngày từ mùng 8 đến ngoài Rằm tháng Tư.

Điểm nhấn đậm nhất là buổi lễ chính. Trong mùa Phật đản nào là trang trí cờ hoa biểu ngữ khắp nơi, làn lễ đài, làm vườn Lâm tỳ ni, ấn tống kinh sách băng đĩa; nào là thi văn nghệ, ẩm thực, cắm hoa, v,v; nào là tổ chức các đàn giới tam quy ngũ giới, Bồ tát giới cho các cư sỹ, thăm hỏi kết thân với các các nhân, tổ chức hữu quan, mời khách, nào là làm từ thiện, tổ chức hành hương, đỉnh lễ các bậc thưởng thượng, chuẩn bị cho mùa an cư kết hạ, v,v.

Ngay trong buổi lễ chúng tôi thấy nội dung cũng rất đa dạng, cuốn hút mọi người: ngoài các nội dung cứng: niệm Phật, tuyên đọc thông điệp của Đức Pháp chủ và các văn kiện đi kèm, niêm hương bạch Phật, tắm Phật, còn có các chương trình khác: Văn nghệ đặc sắc, cung rước chư Tăng với cờ quạt, lọng tàn, hoa đăng, dàn kèn đồng hoành tráng, trao quà từ thiện, phóng sinh, thả bóng, ăn cỗ chay v,v.

Cùng với sự phát triển vươn mình đứng dậy của Phật giáo Thủ đô và cả nước, Phật giáo Hải Phòng cũng đang và chắc sẽ có sự bứt phá ngoạn mục.

Phattuvietnam.net xin giới thiệu chùm ảnh: