Trang chủ Tin tức Họp bàn Đại lễ PG mừng 1000 năm TL-HN: Định hình nhân...

Họp bàn Đại lễ PG mừng 1000 năm TL-HN: Định hình nhân sự và công việc cụ thể

100

Phát biểu mở đầu, Hòa thượng Thích Thanh Tứ – Phó chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban chỉ đạo tổ chức Đại lễ, chủ trì buổi họp nhấn mạnh đến sự kiện ngài Lý Công Uẩn – một vị vua, một Phật tử lớn lên từ cửa Thiền đã dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, khởi đầu cho sự phát triển bền vững và rực rỡ của thủ đô ngàn năm văn hiến, coi đây là niềm tự hào của Tăng Ni, Phật tử cả nước, đặc biệt là Phật giáo thủ đô.


Chư Tôn đức niệm Phật cầu gia bị


Hòa thượng Thích Thanh Tứ phát biểu khai mạc cuộc họp

Thừa ủy nhiệm của Hòa thượng Trưởng ban chỉ đạo, Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm – Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự THPG Hà Nội, Trưởng ban Tổ chức Đại lễ đã báo nhanh công tác chuẩn bị cho Đại lễ với nhiều nội dung, chương trình ý nghĩa.


TT. Thích Bảo Nghiêm báo cáo nhanh công tác tổ chức

Về nghi lễ, long vị Đức vua Lý Thái Tổ sẽ được rước từ đền Đô về chùa Tiêu Sơn để bái yết sư phụ – Thiền sư Vạn Hạnh, sau đó long vị Nhà vua cùng các vị cao Tăng sẽ được rước về an vị tại Hoàng thành Thăng Long. Tại đây, Pháp hội Dược sư cầu Quốc thái Dân an, Đại lễ cầu siêu sẽ được tổ chức liên tục trong 3 ngày với nghi lễ Phật giáo cả ba miền Bắc, Trung, Nam do TT. Thích Quảng Hà – PG Nam Định, HT. Thích Hải Ấn – PG TT. Huế, TT. Thích Lệ Trang – PG TP. Hồ Chí Minh chủ trì. Bảy tôn tượng Đức Phật Dược sư cao 1,7 mét, tượng Di Đà Tam Tôn sẽ được TT. Thích Quảng Tùng – PG Hải Phòng đúc riêng cho sự kiện này.

Về văn hóa, nhiều sự kiện sẽ được tổ chức như Hội thảo khoa học, văn nghệ chuyên nghiệp và văn nghệ quần chúng, triển lãm tranh, ảnh, cổ vật Phật giáo sẽ được tổ chức trong suốt 1 tuần lễ tại Thiên Đường Bảo Sơn cũng như các địa điểm khác tại Hà Nội.

Tại cuộc họp, chư Tôn đức, quý Phật tử tài trợ, đại diện các ban ngành đã đưa ra phương án cụ thể, góp ý, đề xuất, cam kết đối với công tác tổ chức Đại lễ.

Đại đức Thích Minh Hiền – Trưởng ban Văn hóa THPG Hà Nội báo cáo về các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng Đại lễ. Từ 3 – 4 chương trình biểu diễn nghệ thuật sẽ được tổ chức, đó là Đêm văn nghệ tại Cung văn hóa hữu nghị Hà Nội do đạo diễn Việt Tú, nhạc sĩ Anh Quân đảm trách, Đêm nhạc giao hưởng Diệu Pháp Âm do nhạc sĩ Đỗ Dũng đảm trách, các đêm văn nghệ quần chúng Phật tử được tổ chức liên tục trong vòng 1 tuần lễ tại Thiên đường Bảo Sơn.


Đại đức Thích Minh Hiền

Về hoạt động triển lãm, sẽ có Triển lãm tranh sơn dầu, sơn mài, thủy mặc của các họa sĩ Phật tử trong 1 tuần tại Bảo tàng Mỹ thuật, Trưng bày cổ vật Phật giáo qua các triều đại tại Hoàng thành Thăng Long, Triển lãm 108 bức ảnh về Phật giáo Thăng Long – Hà Nội tại Việt Art Center, triển lãm ảnh panorama tại các địa điểm công cộng thích hợp.

Thượng tọa Thích Gia Quang – Phó Tổng thư ký Hội đồng Trị sự, Chánh văn phòng I Trung ương GHPGVN đề nghị Ban tổ chức hoàn thiện danh sách các tiểu ban phụ trách từng lĩnh vực trình phê duyệt.

Đại đức Thích Đức Thiện, đại diện Phân viên Nghiên cứu Phật học trình bày về việc tổ chức Hội thảo với 6 chủ đề như Phật giáo Đại Việt, Tinh hoa Phật giáo thời Lý, Quan hệ tam giáo trong thời Lý, Bài học Phật giáo thời Lý đối với thời đại ngày nay, Phát huy di sản Phật giáo thời Lý, Thành tựu Phật giáo với Thăng Long – Hà Nội. Dự kiến sẽ có 120 bài tham luận sẽ được tuyển chọn cho Hội thảo với kinh phí tổ chức khoảng 800 triệu đồng.


Đại đức Thích Đức Thiện

HT. Thích Hải Ấn, TT. Thích Lệ Trang, ĐĐ. Thích Quảng Hà, ĐĐ. Thích Chân Tính đã có đề xuất cụ thể để hoàn thiện công tác tổ chức.


HT. Thích Hải Ấn


TT. Thích Lệ Trang


ĐĐ. Thích Chân Tính


ĐĐ. Thích Thanh Phong

Tại buổi họp, đại diện Thiên đường Bảo Sơn, Phương Đông Media, Tập đoàn An Viên bảy tỏ tấm lòng hoan hỷ khi được tài trợ một phần cho Đại lễ, mong muốn đóng nhiều cho công tác tổ chức được thành tựu.


Đại diện Thiên đường Bảo Sơn – Đơn vị tài trợ mặt bằng


Đại diện Phương Đông Media

Phát biểu ý kiến, ông Bùi Hữu Dược – Vụ trưởng Vụ Phật giáo Ban Tôn giáo Chính phủ nhấn mạnh nhân duyên 1.000 năm mới có một lần được tổ chức Đại lễ, tôn vinh công lao của vị vua, vị Phật tử nhờ trí sáng của Phật giáo đã định đô ở mảnh đất của muôn đời, nhờ anh minh và đức độ của Phật giáo đã mang lại sự thịnh trị, ấm no cho đất nước, tạo tiền đề phát triển cho một thủ đô đã đánh thắng tất cả các thế lực ngoại xâm hùng mạnh.


Ông Bùi Hữu Dược

Ông Dược cũng đề nghị Giáo hội và Thành hội phải chủ động trong công tác tổ chức, kêu gọi sự phối hợp của các tỉnh thành trong cả nước, sao cho Đại lễ của Phật giáo để lại tiếng vang lớn, khẳng định sức sống, sức mạnh của Phật giáo trong lòng dân tộc Việt Nam. Ông Dược cho rằng cần có một tổng đạo diễn, một kế hoạch tổng thể, có thời gian, địa điểm, nhân sự chịu trách nhiệm chính. Các tiểu ban cần có kịch bản chi tiết cho hoạt động của mình. Vụ Phật giáo sẽ là cơ quan trung gian để liên hệ với các ban, ngành trung ương và Hà Nội để giúp Ban tổ chức hoàn thành nhiệm vụ. Ông Dược cũng đánh giá cao các nhà tài trợ, coi đây là một yếu tố quan trọng để giúp Phật giáo phát triển mạnh hơn.

Đại diện Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Hà Nội và Cục An ninh Xã hội – Tổng cục An ninh Bộ Công an cũng có một số trao đổi tại cuộc họp.

Sau cuộc họp, Ban tổ chức sẽ kiện toàn nhân sự, phân công các tiểu ban chuẩn bị chương trình cụ thể. Hàng tháng, ban tổ chức sẽ có các cuộc họp để đẩy mạnh công tác tổ chức.