Trang chủ Nghiên cứu Phật giáo và Khoa học Khoa học và Tôn giáo

Khoa học và Tôn giáo

59

ĐỊNH NGHĨA TÔN GIÁO VÀ KHOA HỌC:


Tôn giáo có thể chia ra làm hai thành phần. Tôn giáo tín ngưỡng (religious belief) và tôn giáo tâm linh (spirituality). Tôn giáo tín ngưởng đưa ra những giới luật (commandments)  để con người tuân theo. Tôn giáo tâm linh là tôn giáo mà con người nhận ra khi đi sâu vào đòi sống nội tâm. Chúng ta sẽ đề cập đến tôn giáo tâm linh ở phần sau.


Khi khoa học chưa phát triển, Tôn giáo tín ngưởng là nền tảng của sự tạo lập một xã hội.  Tôn giáo tạo nên một đường lối và lập ra những quy luật để con người noi theo, nhờ đó mà sống hòa hợp với nhau trong xã hội.  Các tôn giáo tạo ra quy luật dựa trên sự sợ hải của con người.  Sợ bị phạt rơi xuống địa ngục, sợ không được cứu rổi khi chết, sợ có một cuộc đời xui xẻo… Muốn không bị phạt thì con người phải thờ phụng các vị thần linh, hay người sáng lập tôn giáo và nghe lời các vị lảnh đạo tôn giáo. Vì con người không có khả năng tiên đoán được tương lai nên lúc nào cũng phập phòng lo sợ. Lòng tin ở một tôn giáo tạo nên một cảm giác chắc chắn trong cuộc sống bâùp bênh.  Lòng tin tạo ra một tương lai sáng suốt được cứu rổi nếu ta thực hành những quy luật tôn giáo ta đưa ra. Tôn giáo dựng lên một đối tượng vô hình, thí dụ như Thượng Đế, vàsức mạnh của tôn giáo dựa trên sự tưởng tượng của con người. Thượng Đế có hay không là do con người có tin hay không. Con người có lòng tin thì Thượng Đế sẽ hiện diện trong tâm hồn người đó và  sẽ linh thiên giúp đở người đó. Con người không tin thì Thượng Đế sẽ im lặng.


Khác với tôn giáo, khoa học lấy sự suy luận làm nền tảng.  Triết gia Descarte đã từng nói: “je pense donc je suis” ( “Tôi suy nghỉ vì thế tôi hiện diện”).  Câu nói đó có thể tượng trưng cho khoa học. Đối tượng của khoa học là sự lý luận. Nếu có điều gì mà lý luận chứng minh không ra thì điều đó không có.  Đối với khoa học, Thượng đế (tín ngưởng) không thể chứng minh dược bằng lý luận cho nên Tượng Đế không có.  Khoa học còn dựa trên thí nghiêäm (experiment), muốn kết luận một sự kiện có thật thì ta phải thí nghiệm ít nhất hai lần và đều có cùng một kết quả như nhau; hoặc hai người làm cùng một thí nghiệm cho ra môät kết quả giống nhau.  Vì Thượng Đế vô hình, không thể cân đo được, thì làm sao có được một thí nghiệm để chứng minh được? Nói một cách khác, khoa học phủ nhận thế giới quan của tình cảm.  Khác vọng của khoa học là làm chủ được cuộc sống và tiên đoán được tương lai. 


 


SỰ SAI LẦM CỦA TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ KHOA HỌC


Tín ngưỡng một cách mù quáng sẽ dẩn đến cuồng tín (fanatism). Lịch sử cho ta thấy đã có nhiều cuộc đổ máu vì sự cuồng tín đó.  Dân tộc Incas giết người không gớm tay vì mù quán tin rằng giết trinh nử tế thần thì thần mặt trời sẽ ban  cho mùa gặt hái được tốt đẹp. Thánh chiến xãy ra vì những người công giáo cho rằng chỉ có tôn giáo của họ mới là chính đáng và phải dẹp bỏ những kẻ tà giáo. Hitler đã giết biết bao nhiêu người Do Thái vô tội cũng vì sự cuồng tín đó.  Nói đúng ra những lổi lầm đó không phải ở tôn giáo mà chính nơi con người áp dụng tôn giáo một cách sai lầm vì thiếu sự nhận thức rộng rải. Tôn giáo có thể ví như lưởi gươm sắc bén, con người có thể dùng gươm đó để khai phá rừng tìm lối thoát hay có thể dùng nó để chém giết lẩn nhau.


Lúc đầu khoa học mới phát triển, những khoa học gia có ước vọng rằng sản phẩm khoa học sẽ giúp con người sống hạnh phúc. Nào ngờ những sản phẩm của khoa học tạo ra nhiều vấn đề nan giải khác. Chiến tranh với những vủ khí tối tân với khả năng giết người càng ngày càng nhiều. Thuở xưa, cây gươm chỉ có thể đâm chết người đứng ở tầm tay, sau đó súng được phát minh và có tầm giết chốc xa hơn, súng đại liên giết nhiều hơn và sau này lại có vủ khí nguyên tử có thể tiêu diệt cả một thành phố và có thể bắn xuyên lục địa.  Ngoài vủ khí chiến tranh, sản phẩm khoa học còn tạo ra ô nhiểm môi sinh (pollution) và có nguy cơ ảnh hưởng xấu toàn cầu. Xe cộ được chế tạo ra để giúp giao thông nhanh chóng. Nhưng ở những thành phố lớn, nhiều xe quá tạo nên nạn kẹt xe khổng lồ và ô nhiểm thành phố. Lại một lần nưả, con người chứng tỏ họ thiếu sự sáng suốt để quản lý cuộc sống.


Như thế cái ước muốn làm chủ được tương lai rất khó thực hiện. Con người ở bất cứ lảnh vực nào, tôn giáo lẩn khoa học, khi muốn thực hiện quyền làm chủ và muốn chứng tỏ rằng mình đúng thì kết quả là chiến tranh và giết chốc! Con người biến cái phương tiện lành mạnh (tôn giáo hoặc khoa học) thành một công cụ giết người tàn nhẩn.


 LÀM SAO PHÂN BIỆT ĐƯỢC VÀNG THẬT VỚI VÀNG GIẢ?


Như vậy cuộc sống rất phức tạp. Ta biết theo con đường nào bây giờ? Thế nào là cái đúng.  Con người với tín ngưởng cuồng tín sẽ làm hại cho mình và cho kẻ khác. Thí dụ như người bịnh nặng tin rằng Thượng đế sẽ chửa bịnh cho mình và không uống thuốc thì bịnh sẽ nặng hơn.  Con người đặt hết lòng tin vào khoa học cũng có thể gây hại cho mình. Thí dụ như sự lạm dụng thuốc trụ sinh sẽ gây ra những loại vi trùng có sức đề kháng trụ sinh rất mạnh làm cho căn bịnh rất khó trị. Rốt cuộc con người lại phải đối diện với sư hoang man lúc ban đầu.


Nói một cách khác, cái hứa hẹn của tôn giáo tín ngưởng và khoa học đưa con người đến một thế giới mà con người có quyền lực tiên đoán tương lai và làm chủ cuộc đời là một ảo tưởng.  Aûo tưởng đó ví như một loại thuốc giảm đau chỉ làm bớt đau tức thời và sau khi thuốc tan rồi thì cơn đau vẩn còn như cũ.  Tôn giáo tín ngưởng và khoa học tạo nên những bánh vẻ, những hứa hẹn không thể thực hiện được.


Vấn đề đăït ra bây giờ là liệu ta có can đảm bỏ cái ảo tưởng đó hay không? Ta có can đảm bước xa hơn sự thờ phụng tôn giáo và những sản phẩm của khoa học đặt ra mà ta gọi đó là nhu cầu về tinh thần và vật chất không?  Ta có cần thật không hay là bám víu vì sợ hải.  Ta có cần đi xe Mercedes không? Hay la ta sợ bạn bè khinh chê khi ta lái loại xe bình dân?  Ta có cần đi lể mỗi tuần không? Hay là ta sợ  nếu không đi lể thì điều xấu xa sẽ đến với ta?


 


TÔN GIÁO TÂM LINH.


Nếu có người can đảm vượt qua cái hàng rào của sự sợ hải đó thì có thể thấy được ánh sanùg của tôn giáo tâm linh. Tôn giáo tâm linh là tôn giáo chung của nhân loại.  Có nghỉa là người đạo Phật hay đạo Chúa khi thấy được ánh sáng đó thì cùng chia sẻ một nụ cười với nhau. Cái nghỉa thật của tôn giáo là nhịp cầu nối liền nhân loại không phân biệt chủng tộc hay tín ngưởng. Thuở xưa, đức Phật đã phủ nhận 49 năm giảng đạo của mình, đức Chúa Jesus thì tự nguyện không dùng phép lạ để thoát khỏi sự đau đớn khi bị đóng đinh trên thập tự. Những thánh nhân đó đã thoát khỏi sự sơ hải và khi đã nhìn thấy được cái ánh sáng của tâm linh thì hiểu rỏ sự mê lầm và điên rồ của loài người nên mới có được hành động như vậy.  Thật như vậy, mặc dù Phật đã nói: “Trong 49 năm giảng đạo, ta chưa từng nói một lời” nhưng sau khi Phật nhập niết bàn, các đệ tử lại cố chấp lời Phật dạy, chia ra nhiều giáo phái và xâu xé lẩn nhau, đến nổi tổ Đạt Ma phải trốn lánh bên Trung Hoa.  Chúa Jesus có phép lạ làm người chết sống lại nhưng tự nguyện chịu cực hình trên thập tự.  Nhưng gương đó không ngăn cản được những tín đồ cuồng tín xưng danh Chúa tạo ra thánh chiến giêát người không gớm tay.


Tôn giáo tâm linh chỉ có thể thể hiện khi con người loaị bỏ cái mặt nạ của ảo tưởng để nhìn lại con người thật của mình. Cái mặt nạ đó rất đa dạng.  Một khía cạnh của mặt nạ đó là thờ phụng vật chất.  Con người mang cái mặt nạ đó từ lảnh vực tôn giáo ra tới ngoài đời.  Ở tôn giáo thì không thích tu tâm sửa đổi tánh tình mà cho rằng đi lể nhà thờ mỗi tuần hay tụng mấùy cuốn kinh là đủ rồi. Rồi khi về nhà thì bỏ lại ở chùa hay nhà thờ những gì đã học hỏi. Ở ngoài đời thì  nghỉ rằng có nhiều tiền, có nhiều của cải thì cuộc đời mới có hạnh phúc và bỏ ra suốt cuộc đời để làm nô lệ cho đồng tiền. Nói một cách khác, con người chạy theo cái muốn nhân tạo mà quên cái cần thiết cho tâm linh. Đó là nguồn gốc của xung đột và chiến tranh. Con người dùng sự thờ phụng vật chất để che dậy sự sơ hải trong nội tâm và kết quả là sự sợ hải đó hiện ra thế giói vật chất dưới hình dạng xung đột và chiến tranh. Khi can đảm vứt bỏ cái mặt nạ thờ phụng vật chất ra thì con người sẽ trở về với bản tánh chân thật của mình và sống với sự nhậy cảm của tâm hồn.  Lúc đó con người mới có thể thể nghiêäm được sự linh thiên mầu nhiệm của cuộc sống. Phật giáo gọi đó là chân tâm (tâm hồn thật) và Thiên chúa giáo gọi là cảm nhận được Thượng đế (communion with God).  Khi cảm nhận được tôn giáo tâm linh thì con người sẽ có tình nhân bản rộng rải, hiểu lẩn nhau và tha thứ cho nhau.


    


THẾ GIỚI QUAN CỦA TÔN GIÁO TÂM LINH.


Người sống với chân tâm hay cảm nhận được Thượng đế thì tâm hồn cảm thấy thật an ổn. Chính sự lo âu khiến ta muốn làm chủ thiên nhiên và cai trị đồng loại, khiến ta muốn biết được tương lai và nhai đi nhai lại quá khứ.  Khi hết lo âu thì con người dừng chân tại hiện tại và chính nơi hiện tại con người mới có khả năng thay đổi quá khứ và xây dựng được tương lai. Nói một cách điển hình nếu người học sinh tự trách mình học dở bị điểm xấu (quá khứ) và bỏ tiền đi coi thầy bói tiên đoán tương lai thì sẽ không bao giờ học thành công. Dừng chân ở hiện tại có nghỉa là ngồi xuống học bài để được điểm cao trong kỳ thi tới. Đạo Phật thì có phương pháp thiền hay niệm Phật để con người dừng tâm lo âu lại, còn đạo Chúa thì cho xưng tội để có thể bỏ qua quá khứ nặng nề và khuyên con chiên nên củng cố lòng tin để bớt lo âu cho tương lai.


Mơí nhìn hai tôn giáo hình như khác nhau trên hình thức tu tập nhưng hiểu cho sâu thì cùng một mục tiêu: nhẹ gánh lo âu. Lo âu là bức tường ngăn cách con người với nhau tạo nên sự ích kỷ, hết lo âu thì con người sẽ thành thật với nhau hơn, và sẽ có nhiều cơ hội trao đổi hiểu biết với nhau và thương yêu nhau.


Từ lúc mới sanh thành đến lúc chết, con người lúc nào cũng tìm cách tự dối mình vì không dám trực diện với con người thật mình.  Lúc nào cũng tìm cách tô điểm cho cái mặt nạ vật chất hay tôn giáo mà quên săn sóc cho mặt thiệt của mình.  Đó là nguyên nhân của lòng tham và sự tức giận.  Khi được thì muốn được nhiều hơn và khi không được hoặc mất thì tức giận (sân). Càng tham nhiều và tức nhiều thì đâm ra mất khôn (si mê). Suốt dời ta chỉ chạy theo cái vòng tham sân si lẩn quẩn đó.  Khi trở lại sống với con người thật của mình thì ta cảm thấy tâm hồn rất an ổn. Con người thật là con người trong im lặng.  Chỉ có sự im lặng trong tâm hồn mới có thể thấm nhuần được cái giây phút mầu nhiẹâm của hiện tại.  Cái chìa khóa giải quyết mọi vấn đề nằm trong cái giây phút im lặng đó.  Rất đơn giản nhưng mà rất khó để được sự im lặng trong nội tâm. Chỉ có sự im lặng mới giải trừ được lo âu, bớt lo âu thì ta mới có thể châùp nhận được chính ta. Tình yêu chân thật chỉ có thể phát triển được khi ta chấp nhận chính ta vì lúc đó ta yêu thương trong sự đầy đủ chớ không phải trao tình yêu để đổi lâùy một cái gì khác. Im lặng trong tâm hồn không phải là sự cằn cỗi mà là nguồn gốc của sáng suốt và sáng tạo. 


Phật đã ngồi thiền dưới cây bồ đề 49 ngày mới ngộ đạo, Chúa thì đi vào sa mạc để cầu nguyện, như thế sự im lặng đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống tâm linh.  Như thế, ta nên để sự im lặng trong nội tâm làm tôn giáo tâm linh của thế kỷ 21!