Trang chủ Đời sống Nghệ thuật sống Cuộc sống hạnh phúc

Cuộc sống hạnh phúc

56

Người lữ khách lạc trong sa mạc cảm thấy hạnh phúc khi  tìm được giếng nước. Những hạnh phúc căn bản của loài người lànhững việc làm giúp cơ thể được trạng thái căn bằng ổn định (homeostasis), thí dụ như  ăn no, ngủ ngon, cơ thể không có đau đớn bịnh tật, ở nơi không lạnh lắm hay nóng lắm.


Ngoài hạnh phúc đơn giản trên, còn có hạnh phúc không liện quan trực tiếp đến sự căn bằng ổn định của cơ thể ta. Hạnh phúc đó liên quan đến quan hệ người nhận (ngả) và sở hữu của người nhận (ngả sở).  Hạnh phúc có thể nghiên nặng về người nhận.  Thí dụ như ta cảm thấy hạnh phúc khi được người khác khen tặng, hoặc khi thi đậu có thêm chức tước.   Hạnh phúc cũng có thể nghiên về sở hữu của con người.  Thí dụ ta hạnh phúc khi làm ăn thành công và có được nhiều tiền hoặc ta lấy được chồng có nhiều địa vị hay vợ có nhiều sắc đẹp. Nói theo chiều nghịch, hạnh phúc có được khi ta xa lánh người ta không thích hoặc một nghịch cảnh làm ta ưu phiền.


Ngoài ra hạnh phúc còn lệ thuộc vào tư tưởng: niềm hy vọng (expectation) và thành kiến (fixed idea) của ta.  Tôn giáo gọi là lòng tham và sự cố chấp. Nếu ta cho rằng hạnh phúc của ta là khi ta sắm được căn biệt thự to lớn thì những ngày ta nằm ngủ trong căn phòng trọ,  mặc dù giường nệm êm ấm nhưng ta sẽ không ngủ ngon giấc vì ta bực bội bất mãn với hoàn cảnh hiện tại. Ngoài ra ta có thể sanh lòng ganh ghét những người được cái mà ta đang muốn.  Còn nếu ta cho rằng người có tôn giáo khác ta là ngoại đạo, là những kẻ thiếu sáng suốt thì ta bực tức không chấp thuận con cái ta quan hệ với người “ngoại đạo”,  từ đó sanh ra sư sức mẻ trong gia đình. Tóm lại, nếu ta không được những gì ta ước muốn và được những gì ta không thích thì ta sẽ không thấy đầy đủ .


 


HẠNH PHÚC VÀ KHÔNG GIAN, THỜI GIAN:


Vì con người không phải là pho tượng vô tri, ngay cả khi ngồi yên một chỗ, cơ thể vẫn hoạt động không ngừng (tim đập, thở ra vào…). Có vô số sự thay đổi xảy ra trong cơ thể ta hàng giây, hàng phút. Như thế cái trạng thái căn bằng ổn định vừa mới được sẽ không tồn tại lâu dài.  Ta mới no đó rồi lại đói, mới nằm giường ngủ ngon đó nhưng khi thức dậy, nằm lâu hơn thì sẽ mất sự sản khoái của giấc ngủ vừa rồi. Thoạt đầu mới nghỉ ta ước chi cơ thể không thay đổi thì ta sẽ được hạnh phúc.  Đó là một hy vọng ảo huyền vì nếu cơ thể thật sự không thay đổi thì tim ta sẽ ngưng đập và phổi ta sẽ ngưng thở và ta sẽ chết.  Đó là một nghịch lý ở cõi vật chất:  sự bền vững lâu dài tương đương với sự chết! Tuy nhiên vẫn có rất nhiều người muốn nuôi dưỡng cái ảo tưởng của cơ thể tồn tại lâu dài bằng cách xài những mỹ phẩm hy vọng kéo dài được sự trẻ trung hay bôi lên che dấu những vết nhăn của tuổi già đang đến. Ai có nhiều tiền hơn thì chịu đau đi giải phẫu thẩm mỹ để kéo dài cái ảo tưởng của tuổi trẻ càng lâu càng tốt.


Hạnh phúc đó hay sự đầy đủ đó có thể ví như  đổ nước vào một ly bị lủng dưới đaý.  Cái ly không bao giờ được đầy lâu dài và con người sẽ không bao giờ được hạnh phúc dài lâu. Sự thật căn bản mà Đức Phật thấy rồi quyết định bỏ ngai vàng đi tu tìm chân lý là: sanh, lão, bịnh  và chết.  Phật dã thấy được rằng ngay trong cái sanh dã có mầm mống của cái chết rồi. Thế gian ai cũng mừng khi có một đứa trẻ mới chào đời trong gia đình nhưng nếu dùng trí tuệ để phân tích thì có đứa bé nào mới ra đời mà mở miệng cười đâu? Cái vui buồn của đứa bé còn xảy ra nhanh hơn  người lớn vì mới no lại đói, tả mới khô lại ướt. Đứa bé không làm gì được, hoàn toàn lệ thuộc vào người lớn để giúp nó. Ta hay nghỉ già mới sanh bịnh nhưng thật sự bịnh tật không phải đợi đến già mới tấn công ta, nếu vậy thì mấy bác sỉ nhi khoa bị thất nghiệp hết rồi! Có thể vì già bịnh và chết là số phận chung nên ta không dám nhìn nhận sự thật phũ phàng đó và chấp nhận sống trong ảo tưởng của sự bền vững.  Tết ta chúc mấy cụ “sống đến trăm năm” chớ không nói: “ chúc cụ có được cái chết yên ổn, không đau đớn”.


Suốt cuộc đời, con người tự mình che mắt lại để sống trong sự “phồn vinh giả tạo”.  Con người còn tạo ra chiến tranh để làm tăng sự ảo tưởng của “ta” và “ta được”.


Những vị lãnh tụ không nhìn thấy cái “được” của quốc gia mình là đủ mà muốn xâm chiếm quốc gia khác. Loài thú không có lòng tham nên không gây ra chiến tranh, thí dụ con cợp chỉ giết con nai khi nó đói chớ không giết thêm vì thú tiêu khiển. Con người vì có bản ngã nên gây ra chiến tranh và sự giết chốc hàng loạt để thỏa lòng chinh phục (tham) hoặc muốn chứng tỏ mình hơn hoặc đúng hơn kẻ khác (cố chấp).  Như vậy cuộc đời bản chất tự nhiên nó đã có mầm mống đau khổ rồi, con người vì lòng tham và sự cố chấp lại tạo ra chiến tranh và gây thêm nhiều đau khổ hơn nửa.  Cái nghịch lý ở đây là bản chất cuộc đời đã vô thường ngắn ngủi, con người vì tham vọng muốn sống lâu hưởng nhiều tạo ra chiến tranh và rút ngắn cuộc đời nhiều và nhanh hơn nửa.


Tóm lại trừ khi con người làm chủ được không gian và thời gian thì lúc đó mới có sự hạnh phúc lâäu dài. Nếu chưa làm chủ được không gian và thời gian thì dù con người có quyền huy cách mấy đi nửa nhưng cái ngày đi xuống dốc vẫn phải đến. Cuộc đời của hoàng đế Cesar rồi Napoleon cho ta thấy rất rỏ quy luật này. Cái thịnh luôn đi đôi với cái suy. Cesar bị ám sát và Napoleon bị tù đày sau khi những hoàng đế này chinh phục gần hết thế giới.


 


HẠNH PHÚC QUA CÁI NHÌN CỦA PHẬT GIÁO VÀ THIÊN CHÚA GIÁO.


Phật giáo giải quyết vấn đề khổ như thế nào?  Trước nhất Phật muốn ta dung lý trí để quan sát cuộc đời.  Qua sanh lão bịnh tử,  Phật chỉ cho ta thấy đời sống, cái mà ta quý nhứt không tồn tại lâu dài. Mọi sự hữu hình đều qua quy luật vô thường. Thật vậy, khoa học chứng minh rằng cơ bản của vật chất là nguyên tử.  Những hạt nguyên tử cấu tạo vật chất lúc nào cũng xoay chuyển.  Cái ta cho là một vật bền vững chỉ là một đám mây nguyên tử.  Nhìn theo phương diện mắt thấy thì mọi vật đều phải trải qua quá trình thành hình (sanh), giữ cái dạng vật chất một thời gian (trụ), từ từ củ đi và biến dạng (dị) và sau cùng là tan rả và biến mất (diệt).  Nếu ta bám lấy cái thường xuyên biến đổi làm điểm trụ thì làm sau ta có hạnh phúc lâu dài được.  Cái hạnh phúc ta được chỉ là một ảo tưởng, có đó rồi sẽ mất. Cái mà thế gian cho là hạnh phúc là ước vọng kéo dài cái ảo tưởng lâu bền đó càng lâu càng tốt. 


Như vậy thì đáng buồn quá, tất cả những giá trị của ta đều bị lung lay.  Thân thể và sở hữu của ta, những cái mà ta quý nhứt đều không bền vững.  Đạo Phật có phải bi quan không? Ttại sao Phật không để ta say sưa trong sự ảo vọng,  có thể ảo tưởng còn tốt đẹp hơn sự thật phủ phàng. Phật có cho thí dụ như người thợ săn bị cợp rượt, chạy trối chết đến gần một vực thẩm và bám vào sợi dây thừng để leo qua bên kia. Leo tới nửa đường thì thấy trên cành cây có tổ ong với mật ong ngọt lịm.  Nhìn xuống dưới thì thấy con ca sấu to lớn đang há họng chờ ông rớt xuống, bên kia bờ vực thẩm thì có con sóc đang nhai sợi dây thừng mà ông đang bám, làm sợi dây càng ngày càng mỏng dần.


Bền này thì con cợp đang gầm gừ.  Thay gì leo qua bên bờ kia cho lẹ, ông không dằn được thò tay qua tổ ong để thưởng thức mật ong. Đó cũng là tâm trạng của chúng ta muốn hưởng cái hạnh phúc nhứt thời và tới đâu hay tới đó! Những con thú kia tượng trưng cho sự vô thường và sự bất ngờ lúc nào cũng đang rình rập ta.


Thiên chúa giáo giải quyết vấn đề khổ như thế nào?  Giống như Phật giáo, Thiên chúa giáo cũng dạy dỗ con chiên rằng con đường thờ phụng vật chất là con đường dẫn đếøn đau khổ.  Lúc Chúa tại thế các tín đồ ước muốn Chúa trở thành một lãnh tụ quy tụ quân lính đánh lại chế độ La mả độc tài.  Nhưng ngược lại Chúa, người có thể khuất phục bảo tố và làm người chết sống lại, tự nguyện  chịu cực hình chết trên thánh giá.  Hành động đó nói lên mạnh mẽ rằng sự cứu rỗi sẽ không có được nếu con người còn bám vào vật chất nói chung và thân thể nói riêng.  Chúa chết để chuộc tội và đổi lấy sự sống vĩnh viễn cho loài người.  Điều này thoạt nhìn hết sức mâu thuẫn với thuyết nhân quả Phật giáo: ai gây nhân thì sẽ gặt hái kết quả.  Nhưng nếu hiểu giá trị sâu sắc của sự hy sinh đó thì không có gì mâu thuẫn cả.  Nếu người nào vượt khỏi sự giới hạn và ràng buộc của ngãû và ngãû sở thì người đó không còn bị ảnh hưởng của luật nhân quả nửa.  Thí dụ như mặc dù thân thể bị tù đày nhưng với tâm hồn vô ngã thì sự tù đày đó không còn gây ra khổ nửa, cũng như người tỉnh được trong cơn ác mộng nên cơn ác mộng đó không còn sức mạnh quấy phá nửa.  Chỉ có khi ta vô ngã thì Chúa mới có thể chuộc tội cho ta.  Chỉ có khi các vị thánh tử đạo với lòng tin củng cố đạt đến trạng thái vô ngã thì mới có thể chịu đau đớn cực hình và tha thứ cho kẻ làm khổ mình.  Nếu hiểu theo Phật giáo, giả sử có cơ hội đầu thai lại sau khi chết để trả thù, các vị thánh kia sẽ lắc đầu và trả lời: “Không, chúng tôi tha thứ và không muốn trở lại trả thù!”


Tóm lại Phật giáo và Thiên chúa giáo tuy có nhiều điểm khác nhau về lý thuyết nhưng trên phương diện tâm linh đều quy về một điểm chung: vô ngã và vô ngã sở. Vô ngã và vô ngã sở là một tâm trạng hạnh phúc. Cũng như uôáng nước, nếu là nước thật thì chay nước mặc dù có nhãn hiệu và xuất xứ khác nhau nhưng cái đã khát thì đồng nhứt.  Phật giáo nghiên nặng về lý trí phân tích giải thích tường tận, còn Thiên chúa giáo thì nghiên nặng về tình thương và lòng tin. mỗi người tùy căn cơ khác nhau thích hợp với tôn giáo khác nhau,  nhưng cái hạnh phúc của người hành đạo thì sẽ không khác. 


 


CON ĐƯỜNG MÂY TRẮNG, CON DƯỜNG CHÁNH NIỆM.


Con đường mây trắng là con đường vượt khỏi lo âu.  Muốn vượt khỏi lo âu, ta phải có sự tha thứ.  Chúng ta nên hiểu theo cái nghĩa rộng của sự tha thứ là tự cởi bỏ những ràng buộc.  Có hai con đường chính dẫn đến  tâm trạng tự do của sự tha thứ: lý trí và tình cảm.  Muốn đến đó dễ dàng thì ta phải dung hòa tình cảm và lý trí.  Nếu ta quá nghiêng nặng về lý trí thì ta sẽ trở nên khắc khe vì trước mắt ta chỉ thấy trắng với đen, đúng với sai.  Khi ta thấy người khác sai thì ta không tha thứ được và khi ta thấy ta đúng thì bản ngã ta lớn hơn và ta sẽ mất khả năng thông cảm.  Ngược lại khi ta thấy ta sai thì sẽ mang mặc cảm tự ti và không tiến bộ được. Mặt khác, nếu ta tự vỗ ngực và nói: ‘Lổi tại con, lỗi tại con” nhưng tin rằng ta được tha thứ thì sự rộng lượng đó sẽ ảnh hưởng thái đôä của ta.  Vì ta hưởng được sự rộng lượng nên ta sẽ rộng lượng với kẻ khác và từ đó sự rộng lượng sẽ lan tràng trên thế giới.


 Gần đây có một vị linh mục hiểu được tinh thần này và phát cho tín đồ mình mỗi người 50 đô (dollars) thay vì quyên tiền sau buổi giảng đaọ. Mục sư khuyến khích các tính đồ hãy dùng số tiền đó một cách hữu ích.  Có một nhà báo theo dõi  sự lưu hành của những tờ giấy bạc đó và đăng lên báo những câu chuyện hạnh phúc khi tờ giấy bạc đó chuyền từ tay người này đến người kia và biến những hoàn cảnh khó khăn đau khổ thành một câu chuyện có một kết cuộc tốt. Có rất nhiều người lo khi tiền không đến tay mình nhiều theo ý muốn, cho nên cái khả năng để đồng tiền rời khỏi tay ta trong sự thông cảm hoàn cảnh người khác là một dạng tha thứ, cởi bỏ một cách vui vẽ. 


Sống trong chánh niệm là theo con đường mây trắng. Con đường mây trắng không lệ thuộc không gian và thời gian.  Mây trắng cứ bay lơ lửng trên bầu trời xanh, không có gì trói buộc nó được.  Nếu cần, mây biến thành mưa, trời khô lại thì nước mưa bóc hơi trở thành mây.  Mây không buồn khi biến thành mưa. Những giọt mưa không lo âu khi sắp bóc hơi thành mây. Đó là một dạng tha thứ, chánh niệm của thiên nhiên.  Sở dĩ ta lo là vì ta không biết sống trong chánh niệm.  Chánh niệm là sự yên lặng của hiện tại.  Ta đau khổ vì ta hay để những suy nghĩ lăng xăng chạy về quá khứ  hay lo lắng đến một chuyện chưa tới trong tương lai. Ta không thể thay đổi những chuyện đã qua và ta không có khả năng tiên đoán tương lai. Điều ta có thể làm được là giữ chánh niệm trong hiện tại và từ đó có thể làm chủ được cuộc đời của ta.  Thí dụ có kẻ mắng nhiếc ta trong quá khứ, bây giờ ta không thể trở lại quá khứ  để rửa nhục, nếu ta cứ chạy theo những suy tư thù hằng bực tức về chuyện quá khứ thì người mà ta hại là chính ta.  Ta ốm mòn ăn không ngon, ngủ không được.  Khi ta lo nhiều về một chuyện trong tương lai thì cơ thể ta sẽ phản ứng như thể chuyện lo có thật. Nhịp tim, áp huyết có thể tăng, bộ phận tiêu hóa dễ bị xáo trộn (buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy), hơi thở cạn và dồn dập hơn, bộ phân thần kinh xào trộn làm tay chân có thể bị tê, mồ hôi ra nhiều.  Nếu trường họp lo âu kéo dài sẽ có thể dẫn đến bịnh mất ngũ kinh niên hay nặng hơn là bịnh buồn chán (depression) hay những cơn sợ hãi thất thường (panic attacks). 


Phật giáo gọi chánh niệm là thiền định.  Tư tưởng là phân bón làm cho tham, sân (giận) và si mê lơnù thêm.  Hãy lấy trường hợp đứa bé bực bội khóc, bà mẹ dỗ nó bằng cách đưa cho nó trái banh để nó cầm trong tay.  Nó nhìn trái banhø quên sự bực bội và nín khóc.  Tại sao người lớn đau khổ dài lâu? Là vì họ cứ dùng tư tưởng khơi dậy sự bực bội của quá khứ khóc thầm cho thân phận hết ngày này qua ngày kia. Họ không làm được như đứa bé là sống trong hiện tại và bỏ quên sự bực dọc.  Tư tưởng là ngọn  lửa đau khổ đốt cháy ta, tư tưởng ít khi ở hiện tại mà hay tiếc rẻ hoặc bực bội chuyện quá khứ hoặc ham muốn hay lo âu chuyện tương lai. 


Thiền là nuôi dưởng chánh niệm ở hiện tại.  Khj ta dừng tư tưởng ở hiện tại thì ta có chìa khóa mở ngục tù của lo âu và đau khổ.  Bực tức, lo âu làm tâm trí ta rối ren và không giải quyết được vấn đề gì hết.  Khi giải quyết một vấn đề mà không có sự bực bôi hoặc lợi nhuận chen vào thì đầu óc ta sáng suốt hơn vì ta nhìn thấy sự thật khách quan.  Khi giữ được chánh niệm thì tự ái ta mỏng dần, lo âu, buồn bực ít đi và ta sẽ bước đi vui vẻ trong cuộc đời.  Ở thế giới nội tâm, tư tưởng là mầm mống của không gian và thời gian.  Có không gian và thời gian thì sự thay đổi va đau khổ không bao giờ tránh được. Khi tư tưởng lặng đi, ta trở về chánh niệm.  Sự tự tại của chánh niệm không lệ thuộc vào không gian và thời gian.


Thiên Chúa giáo gọi chánh niệm là cầu nguyện.  Khi ta cầu nguyện thì ta giao phó sự lo âu  hay bực dọc cho Thượng Đế và không để những tư tưởng phiền muộn làm vướng bận tâm ta. Khi ta đang sống trong hoàn cảnh khổ đau nhưng với lòng tin vững chắc ta giao phó cuộc sống ta cho Thượng Đế vì ta tin Ngài là đấng toàn năng sáng suốt và chỉ có Ngài mới giải quyết được hoàn cảnh trắc trở của ta.  Nếu ta cầu nguyện Ngài trong sự tha thứ (buôn xả) thì Ngài rất linh thiêng sẽ giúp ta có những nhận thức làm tan nổi khổ. Nhưng nếu ta cầu nguyện Ngài với lòng tham(“lạy trời cho con trúng số”) hay với sự bực dọc (“xin trời cho sét đánh chết kẻ thù của con”) thì sẽ không có Thượng Đế nào đáp ứng ta hết.


Cũng như chánh niệm, Thượng đế không có hình dạng. Vì không có hình dạng nên Ngài mới có toàn năng, có nghĩa là năng lượng của Ngài không lệ thuộc ở không gian và thời gian. Cũng vì thế mà trên thế gian nếu có hàng triệu người ở nhiều nơi khác nhau cầu nguyện, Ngài đều chứng kiến hết. Cho nên nếu ta thờ phụng thượng Đế bằng một tư tưởng thì đó là sự sai lầm vì ta gáng buộc Ngài vào một khuôn khổ có giới hạn, ta dùng cái trí giới hạn để giải thích cái vô giới hạn.  Cái giới hạn lúc nào cũng có khác biệt. Con người dựa trên cái khác biệt đó mà chia ra nhiều nhánh khác nhau của một tôn giáo, tranh chấp lẩn nhau, đâm đầu vô cái hang đen tối của sự tranh luận đúng và sai. Họ bỏ quên đi chánh niệm bao dung sáng suốt.  Vì thế, cầu nguyện trong sự tha  thứ buôn xả hay cầu nguyện bằng chánh niệm rất quan trọng.


 


HẠNH PHÚC LÀ KINH NGHIỆM NGƯỜI GIÀ VỚI SỰ VÔ TƯ TRẺ THƠ.


Thiền, cầu nguyện, niệm Phật, chánh niệm là những ngón tay chỉ mặt trăng.  Mặt trăng sáng trong đêm tối tượng trưng cho sự đầy đủ hạnh phúc. Trong đêm tối ta lạc đường hoang mang, không có gì sung sướng bằng khi thấy gió thổi may bay qua và mặt trăng hiện ra soi sáng đường đi.  Chúng ta hãy quên đi sự định nghiã của những danh từ kia, như thế trong sự buôn xả ta mới có thể nếm được hương vị của hạnh phúc.  nếu ta cứ thích tranh luận trên danh từ hay phân biệt tôn giáo thì thật khó mà có thể hươnûg được cái hương vị ngọt ngào của sự đầy đủ.  Ta hãy biến thành đứa bé với đầu óc vô tư rồi lấy chánh niệm soi sáng sự vô tư đó thì cảm giác hạnh phúc đầy đủ sẽ dầân dần thành hình trong tâm hồn ta. Ta nên biết, suy nghĩ và nắm giữ là con đường dẫn đến đau khổ. Hãy tha thứ cho đến độ tâm hồn ta thật nghèo tư tưởng thì ta sẽ hưởng được hạnh phúc. Ta hãy tha thứ thêm nửa đến khi không còn tư tưởng và cũng không còn ta để hưởng nửa, chỉ còn lại sự chứng kiến hạnh phúc, thì lúc đó hạnh phúc thật khó lường.   


Bài kệ:


Hoa nở trên hư không


Không rể cũng không đất


Hương vị cứ phản phất


Phật, Chúa cùng mỉm cười.