Trang chủ Tuổi trẻ Gia đình Phật tử Những khó khăn của Gia đình Phật tử Long An

Những khó khăn của Gia đình Phật tử Long An

102


Đạo Phật không thể tách rời cuộc đời mà có thể tồn tại một cách độc lập. Nhưng từ nhiều năm qua, một số người đã nhìn Đạo Phật không theo xu hướng tích cực mà trái lại họ đã nhìn Đạo Phật theo góc độ tiêu cực. Nghĩa là Đạo Phật chỉ là một tôn giáo chỉ dành cho những con người chán nản cuộc đời, thất bại trong cuộc sống và những người già cả, sắp gần đất xa trời để tìm niềm vui trong những ngày cuối đời…


Chính những nhận định sai lầm trên đã làm cho các bậc tôn túc, Phật tử suy tư, trăn trở phải làm sao để “trẻ hóa hàng ngũ, trẻ hóa đội ngũ…”. Phật tử Tâm Minh – Lê Đình Thám đã lấy ý kiến từ nhiều Phật tử và chủ trương đứng ra thành lập Gia Đình Phật Tử vào những thập niên 40, lấy tên là “Gia Đình Phật Hóa Phổ” và “Đoàn Phật Học Đức Dục”. Mục đích ra đời của tổ chức này là đưa Đạo Phật đi vào tầng lớp thanh thiếu nhi, hình thành tầng lớp trẻ tin Phật và hiểu Phật, lấy giáo dục Phật Giáo làm nền tảng, rèn luyện đạo đức, kỷ năng ứng xử và chuẩn mực làm thước đo cuộc sống, đào luyện thanh thiếu niên thành những Phật tử chân chính và góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật Giáo như trong quyển “Phật Pháp”, Hòa Thượng Thích Minh Châu đã nói: “Đạo Phật là đạo của mọi người, phải là đạo của thiếu nhi, của tuổi trẻ. Gia Đình Phật Hóa Phổ ra đời nhằm mục đích áp dụng trong sự giáo dục, đào tạo các thiếu nhi thành những Phật tử chân chánh, sống đúng với tinh thần Đạo Phật, sống có ích cho các em, cho gia đình và cho mọi người”.


Trải qua chặn đường dài tồn tại và phát triển, Gia Đình Phật Tử đã khẳng định vai trò và vị trí khá quan trọng của mình trong lòng Phật Giáo Việt Nam. Bên cạnh đó, mặc dù đã được sự quan tâm, hỗ trợ của các bậc tôn túc, Gia Đình Phật Tử Việt Nam nói chung và Long An nói riêng vẫn còn gặp những khó khăn về nhiều mặt:


– Mang tính tự phát: Tự thân các em tìm hiểu và đến chùa sinh hoạt, chưa có sự động viên từ phía ông bà, cha mẹ và người thân…


– Thiếu kinh phí: Long An là cửa ngõ của Đồng Bằng Sông Cửu Long, người dân sống chủ yếu là nghề nông, mặt bằng dân trí còn thấp, đời sống văn hóa tinh thần chưa cao, nền sản xuất cây lúa nước vẫn còn thuần nông, mang nhiều yếu tố rủi ro, đời sống người dân con bấp bênh, khó khăn, cho nên việc hỗ trợ vật chất còn rất nhiều yếu kém. Mặc dù đã có sự ủng hộ đắc lực của Chư Tôn Đức nhưng vẫn còn hạn chế, từ đó các em ít được tổ chức những chuyến tham quan, dã ngoại, thăm những trại dưỡng lão, trại mồi côi, trại tâm thần… để tự thân các em thấy được sự đau khổ, bất hạnh, ngõ hầu các em có sự đồng cảm, sẻ chia, tự thân vươn lên và quy định những giá trị sống thực cho chính mình.


Thiếu huynh trưởng: Yếu tố nhân sự quyết định chất lượng của thành quả, chúng ta biết rằng thành lập một nhân sự có hiệu năng không phải là dễ. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Vì hạnh phúc mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”, Huynh Trưởng là một lực lượng nồng cốt, trực tiếp hướng dẫn, truyền đạt những điều hay, lẽ phải, những kinh nghiệm mà tự thân đã kinh nghiệm qua …, nhưng phần lớn các anh chị huynh trưởng đã vì công việc riêng, vì gia đình…, các anh chị không thể gắn bó lâu dài với gia đình để hướng dẫn các em sinh hoạt, ví dụ như Gia Đình Phật Tử Chùa Hòa Bình.


Thiếu những khóa đào tạo huynh trưởng, đoàn trưởng, đội trưởng, đàn trưởng.


Qua những khó khăn trên, theo cặp mắt thiển cận của con, con có một số ý kiến như sau:


– Kêu gọi sự đóng góp của các mạnh thường quân.


– Tổ chức những chuyến đi tham quan, dã ngoại để các em có những bài học thực tiển từ cuộc sống thực tế, phát triển lòng vị tha, thương yêu mọi người.



– Hiện nay, với sự phát triển của thời đại, chúng ta cần đầu tư nhiều hơn nữa các lớp dạy vi tính, dạy đàn, tạo nhiều sân chơi… để có sự thu hút và các em có thể bắt kịp với nhịp sống, không để cho các em bị lôi cuốn bởi những yếu tố độc hại, những tệ nạn của xã hội.


Tóm lại, Gia Đình Phật Tử đã đào tạo được sống đông tầng lớp thanh thiếu niên đóng góp rất lớn cho nền Phật Giáo, góp phần không nhỏ cho sự an vui của nhân loại, theo đúng mục đích cao cả mà Đức Phật đã dạy: “Ta ra đời vì lợi ích, an lạc cho số đông, vì hạnh phúc cho chư thiên và loài người”.