Trang chủ Quốc tế Phật giáo sẽ chính thức là quốc giáo của Thái Lan?

Phật giáo sẽ chính thức là quốc giáo của Thái Lan?

99

Những người ủng hộ dự luật này thì cho rằng Phật giáo nên được công nhận là quốc giáo vì Phật giáo không phân biệt đối xử với các tôn giáo khác và những điều khoản được quy định trong dự luật là cần thiết nhằm bảo đảm rằng nhà nước sẽ phải làm nhiều hơn nữa để quảng bá và bảo vệ các giá trị Phật giáo.


 


Người phát ngôn của Ủy ban dự luật Thongthong Chantharangsu cho rằng các điều luật trước đó chưa bao giờ xác định Phật giáo là quốc giáo chính thức, mặc dù tầm quan trọng của Phật giáo và các tôn giáo khác đã được đề cập trong các điều khoản khác nhau.


 


Hòa thượng Rajpanyamethi, phó khoa của trường đại học Phật giáo Maha Chulalongkorn cho biết: “Lịch sử và truyền thống đã chứng minh rằng Phật giáo và Tổ quốc Thái Lan luôn có mối liên kết chặt chẽ với nhau và không thể tách rời.” Hòa thượng cũng thêm rằng những gì được xác định trong dự luật là để nhà nước nhận rõ tầm quan trọng của Phật giáo và hỗ trợ cho sự phát triển của đạo Phật. Đổi lại, đạo Phật giúp củng cố các giá trị đạo đức và giúp hoàn thiện hệ thống xã hội, an ninh và chính trị. Ngài kết luận “chúng tôi không có ý định “hạ” các tôn giáo khác. Đức Phật không bao giờ dạy các đệ tử của Ngài đi khủng bố các tôn giáo khác.”


 


Tuy nhiên, hòa thượng Paisan Visalo, trụ trì chùa Pasukato ở Chaiyaphum thì không đồng ý như vậy. “Nếu như dự luật mới được thông qua thì việc xác định như thế sẽ là một trò hề và khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn”. Ngài nói “Nghĩa vụ hỗ trợ cho sự phát triển của Phật giáo không nên giao cho nhà nước. Không được đặt hết niềm tin vào chính quyền mà đó là nghĩa vụ của những người con Phật và những ai quan tâm đến Phật giáo.”


 


Tavivat Puntarigvivat, giảng viên khoa Nhân văn đại học Mahidol thì nói rằng dự luật mới nên quy định rằng Đức Vua phải là Phật tử và có toàn quyền trong việc bổ nhiệm Tăng thống. Ông cho rằng nhà nước và tôn giáo nên tách rời nhau và chính trị và nền hành chính nên có khoảng cách nhất định với tôn giáo. Ông cũng kêu gọi xóa bỏ các cơ quan phụ trách việc đối ngoại của các tôn giáo vì đây là công việc của bản thân mỗi tôn giáo và của công chúng.