Trang chủ Tu học Thiền Tứ Niệm Xứ Thực tập thiền quán – phần 5: Bài ca Giác ngộ

Thực tập thiền quán – phần 5: Bài ca Giác ngộ

121

Chúng ta ai cũng có thể làm được điều này nếu biết phương pháp và ta tu là để khám phá phương pháp ấy. Sự giác ngộ không tùy thuộc ở giai cấp xã hội hay trình độ học vấn của. Chúng ta ai cũng có thân và tâm khi đang sống, bổn phận của chúng ta là tỉnh thức và thanh lọc tâm vì đó là lợi ích của chính chúng ta và của chúng sanh cho dù trong hoàn cảnh nào, trường hợp nào và ở đâu.

Trong cuộc sống, bất cứ ở đâu ta đều có thể học để tu tập. Khi chúng ta ý thức được con đường giải thoát và thực tâm tu tập, thì cho dẫu bất cứ chuyện gì xảy ra, ta cũng tin chắc rằng rồi một ngày nào đó, ta sẽ có thể hát lên khúc ca giác ngộ của chính chúng ta do chúng ta đã làm rồi những gì cần phải hoàn tất.

Đơn giản lắm nhưng cũng không dễ, nhưng nếu chúng ta muốn được hạnh phúc, biết được hạt giống hạnh phúc thì ta cứ tiếp tục tưới tẩm chúng, rồi một ngày hạnh phúc sẽ đơm hoa kết trái. Ta nhận ra rằng mục tiêu tối hậu của tu  tập là làm sao để phát triển những tâm thiện, tu tập để chuyển hóa tâm mình, thanh lọc hết những tham, sân, sợ hãi, ganh tỵ, hiềm khích v.v.., đây là những năng lực đã từng gây biết bao khổ đau cho ta và những người chung quanh.

Ta biết rằng tâm bất thiện sẽ tạo nên một số ảnh hưởng đặc biệt có lợi cho việc tu tập khi ta thấy những gì tâm này tạo nên sự đau khổ cho ta và so sánh chúng với những gì mà tâm thiện có thể đem lại  cho ta như tự do, hạnh phúc, trí tuệ và từ tâm. Giác ngộ có nghĩa là ta buông bỏ được hết đau khổ, tự cỡi trói và thoát ra những tâm tánh nào đã từng ràng buộc và làm cho ta khốn đốn. Thanh lọc thân tâm là buông bỏ hết những gì có thể mang lại cho ta khổ đau.

Hãy tưởng tượng nếu như ta đang cầm trên tay một cục than hồng, chắc chắn là ta sẽ không chần chừ buông bỏ nó ngay.  Ta thực tập thiền quán là để làm điều này: Là buông bỏ những gì gây cho ta khổ đau bằng sự quán chiếu (quan sát). Đơn giản ta chỉ trực tiếp theo dõi tiến trình thay đổi và biến chuyển của sự vật cho đến khi thực sự hiểu được  thực tướng của chúng. Đức Phật đã diễn tả giáo lý một cách vắn tắt nhưng đầy đủ, Ngài nói rằng Ngài chỉ dạy một điều duy nhất đó là khổ đau và con đường chấm dứt khổ đau. Hiểu được và kinh nghiệm được sự thực này sẽ giúp ta giải thoát tâm mình và mở lòng với cuộc sống chung quanh, và một ngày nào đó ta sẽ có thể đem từ bi, trí tuệ vào cuộc đời để giúp làm vơi bớt khổ đau.

Ai cũng có thể giác ngộ hết, và đây là cơ hội may mắn cho tất cả chúng ta. Kết quả của việc tu tập tùy thuộc vào trí thông minh của người tu, tuy nhiên cũng có những người hay chấp hoặc tự hào nơi trí thông minh của mình, đây là một cái bẫy ngã chấp có thể gây hại cho ta và làm liên lụy đến những người chung quanh.

Chúng ta đừng nên kẹt vào quan niệm chỉ có một con đường đúng duy nhất hay chỉ là một phương pháp tu tập mà thôi. Sự giải thoát và từ bi phải luôn được đem ra làm tiêu chuẩn cho mọi sự tu tập, nếu phương pháp nào có thể làm dịu mát ngọn lửa tham, sân, si, giúp cho cuộc sống càng ngày  càng trở nên khiêm tốn, tâm xã càng ngày càng tăng thêm thì đó là con đường đúng, còn bằng không thì phương pháp đó sẽ là vô dụng. Chúng ta là những dũng sĩ lấy vô ngã làm trí tuệ.

Khi chúng ta tu tập một cách thành kính và đúng đắn cho khi tuệ giác thấy được sự vô thường một cách rõ ràng, thấy bản chất mọi hiện tượng đều bị chi phối bởi đều điều kiện, biết rằng bất cứ việc gì hễ có sanh thì có diệt, khi quan sát một cách thâm sâu ta sẽ còn bám víu nữa, khi còn bám víu nữa thì khổ đau tự nhiên chấm dứt. Khi ta tu tập đúng đường, khi nhân duyên đầy đủ, tâm sẽ tự nhiên bùng nổ.

Sự bùng nổ ấy sẽ xảy ra bất cứ lúc nào với định lực làm nền tảng, từ đó ta có thể quán chiếu thân tâm mình qua nhiều khía cạnh khác nhau. Trong khi thực tập có những lúc ta sẽ thấy sáng suốt, hạnh phúc, tràn ngập, ta sẽ có dịp chứng nghiệm sự tỏa sáng phi thường của tâm, nhưng nó cũng không tồn tại lâu, sau đó lại tiếp tục mở rộng để đi sâu hơn nữa vào tuệ giác khổ đau, không phải là lý thuyết suông mà bằng kinh nghiệm trực tiếp bằng cách cảm nhận trực tíếp những cảm giác khổ đau đến với chúng ta ngay trong đời sống hàng ngày cũng như ngay trong sự tu tập.

Sẽ có những lúc ta kinh nghiệm một hạnh phúc bao la, tràn ngập nhưng cũng có lúc ta kinh nghiệm nỗi khổ đau cùng cực, nhưng rồi cuối cùng ta sẽ đến một chỗ tĩnh lặng, thâm sâu. Tâm ta bây giờ đã trưởng thành vì  đã trãi qua những thăng trầm. Nó không dễ xao động, không bám víu vào sự dễ chịu hoặc khó chịu, tâm đạt đến sự quân bình, tĩnh lặng giống như một dòng sông vững vàng xuôi chảy, và cũng ngay tại nơi an tịnh này, tâm sẽ có đủ nhân duyên để đột nhiên bùng nổ và chứng ngộ được một trạng thái vô điều kiện, vượt ra ngòai thân tâm để đi đến sự giải thoát.

Một vị thầy giỏi sẽ biết khi nào thiền sinh bị mắc kẹt. Bằng những phương tiện thiện xảo khác nhau, vị thầy sẽ biến những khổ đau trở thành nhiên liệu cho lửa giác ngộ, có những lúc vị thầy cần khuyến khích, nâng đỡ ưu ái thiền sinh, nhưng cũng có những lúc cần phải tạt thẳng vào mặt thiền sinh một gáo nước lạnh.

Ngài U Pandita không bao giờ lộ vẽ khâm phục đối với bất kỳ kinh nghiệm kinh nghiệm nào mà ta trình bày, ngài dạy cho chúng ta là không bao giờ chấp nhận một cái gì kém hơn sự giả thoát thực sự.Ngài Nyoshu Khenpo Rinpoche chỉ cho chúng ta thấy tự do cao tột qua một cách khác: Giá vàng có lúc lên lúc xuống, nhưng bản chất của vàng luôn luôn vẫn như vậy. Một vị thầy sẽ không để cho chúng ta bị kẹt vào bất cứ một kinh nghiệm nào tạm thời. Phật giáo Nguyên Thủy xem vị thầy như là một thiện tri thức, bạn lành về đạo lý, lúc nào cũng hành động vì lòng từ bi, thương xót chúng sinh do có quá nhiều đau khổ.

Hết

Dịch giả: Tỳ khưu Khánh Hỷ (Trần Minh Tài), Hiệu đính: Tỳ khưu Kim Triệu