Trang chủ Diễn đàn Tiếng than từ một ngôi chùa

Tiếng than từ một ngôi chùa

85

Khánh Triền Tự (người dân quen gọi là chùa Trung Thôn) thuộc thôn Trung, làng Đại Vượng xã Thanh Nguyên, Thanh Liêm, Hà Nam. Đây là ngôi chùa có lịch sử lâu đời. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, ngôi chùa từng là nơi nuôi dấu nhiều cán bộ cách mạng trong những năm chiến tranh. Rồi được chuyển samg sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.


Gần đây, ngôi chùa này đã được khôi phục trở lại. Tuy vậy, hiện nay, ở chính nơi ngôi chùa này tọa lạc, đã xảy ra không ít chuyện gây xôn xao dư luận, gây mất đoàn kết trong dân.


Thỉnh sư về rồi tìm cách đuổi đi!


Vào cuối những năm 90 của thế kỷ trước, do nhu cầu tín ngưỡng, phù hợp với chính sách của Đảng, và pháp luật của Nhà Nước…người dân ở đây đã họp và làm đơn lên các cấp chính quyền, xin khôi phục lại ngôi chùa trên cơ sở các di tích cũ còn xót lại. Năm 2000 được sự đồng ý của các cấp chính quyền, nhân dân phấn khởi họp bầu ban kiến thiết chùa. Ban kiến thiết có nghĩa vụ đi quyên góp toàn dân, các nhà hảo tâm…để lấy kinh phí xây dựng, tu bổ lại chùa. Và đứng ra quản lý, tổ chức hoạt động cúng lễ.


Sau hơn 6 năm xây dựng và kiến thiết lại, ngôi chùa đã hoàn thiện, và tương đối khang trang. Tuy vậy, ngôi chùa vẫn chưa có sư trụ trì. Vào dịp tết hoặc các ngày lễ lớn, dân làng phải đi thỉnh sư ở các nơi khác về  lễ giúp. Trước tình hình này dân làng lại họp bàn, yêu cầu ban kiến thiết làm đơn lên Giáo Hội Phật Giáo, các cấp chính quyền, các ban nghành hữu quan để thỉnh sư về trụ trì cho ngôi chùa.


Ngày 19/12/2006 có quyết định từ trên cho phép nhà sư Thích Đàm Thanh về trụ trì ở Khánh Triền Tự này. Toàn dân vui mừng tổ chức lễ đón linh đình như hội làng. Từ ngày có sư về giáo hóa cho dân, giúp dân tổ chức các hoạt động cúng lễ…nhà sư Thích Đàm Thanh đã được sự tin kính của dân làng.


Nhưng không được lâu, ở cái làng nhỏ bé đó đã xảy ra nhiều mâu thuẫn. Nguyên do theo bà Bùi Thị ÚT (thôn Trung) thì: “Trong lần cuộc họp dân và nhà chùa, mọi người đã yêu cầu ban kiến thiết công khai các khoản thu chi trong việc xây dựng tu bổ, và tổ chức các hoạt động của nhà chùa…cho nhân dân và nhà sư mới về trụ trì rõ. Đồng thời yêu cầu ban kiến thiết bàn giao giấy tờ liên quan đến chùa cho nhà sư nắm giữ…Nhưng những người trong ban kiến thiết không đồng ý…“(?)


Từ đây, xảy ra sự nghi ngờ trong dân. Người dân nghi ngờ những người trong ban kiến thiết làm việc không minh bạch. Ban kiến thiết thì hiểu lầm nhà sư: cho rằng nhà sư về gây mất đoàn kết trong dân?


Những người trong ban kiến thiết sau đó đã tỏ thái độ không hợp tác. Họ không theo nhà sư nữa, đồng thời tự do tung tin nói xấu, mắng chửi nhà sư suốt từ đó đến nay. Đồng thời khinh thường những người dân theo sư.


Ngược lại nhà sư và những người dân thấp cổ bé họng, không ai dám động đến những người đó vì họ là những người giầu, có thế lực trong làng. Khi có mâu thuẫn, cãi nhau, họ chỉ biết trông chờ vào chính quyền đến can ngăn.


Những người này được đà họ còn đòi kiện lên chính quyền địa phương với mục đích đuổi nhà sư đi. Nhà sư Thích Đàm Thanh cho biết : “Tôi rất buồn, cũng không ngờ sự việc lại xảy ra như vậy… Trước đây chính họ thiết tha mời tôi, xin chính quyền, các ban ngành cho tôi về chùa, thế mà bây giờ lại tìm cách… đuổi đi?”


Về vụ việc trên Ông Bùi Văn Ngọ chủ tịch Ủy Ban Mặt Trận tổ quốc xã Thanh Nguyên cho biết: “Mâu thuẫn xảy ra nhiều năm nay rồi, nhưng chỉ là mâu thuẫn cá nhân, gây rối mất trật tự. Chính quyền xã cũng đã nhiều lần gọi họ lên khuyên ngăn…”. Nhưng chỉ là tạm thời.


Bà Nguyễn Thị Hòa (giúp việc ở chùa), tay cầm những chiếc khóa bị cắt, cho biết: “họ không những mạt sát nhà sư, mà còn thuê kẻ trộm bẻ khóa vào ăn cắp cửa gỗ của nhà chùa…”


Di tích lịch sử văn hóa?


Khánh Triền Tự là một ngôi chùa có lịch sử lâu đời.. Những người cao tuổi ở làng cũng không ai biết chính xác chùa được xây dựng năm nào. Để tìm hiểu chuyện này, chúng tôi tìm đến nhà cụ Đinh Văn Độ. Năm nay cụ 86 tuổi, nhưng còn rất minh mẫn. Cụ cho chúng tôi biết: “Các cụ ngày xưa truyền rằng ngôi chùa này có cách đây gần năm trăm năm, do sư Kim khởi sướng xây dựng. Và đây là vị sư trụ trì đầu tiên của ngôi chùa này.


Từ đó đến khi cách mạng tháng Tám, chùa đã trải qua nhiều đời sư trụ trì. Trong số đó, có nhiều người từng là cán bộ cách mạng giả danh nhà sư về chùa, để gây dựng cơ sở Đảng, hoạt động bí mật ở đây như sư Xừ, sư Tiễu, sư Hới, sư Quý; sư Giang…”.


Sau khi cách mạng tháng tám thành công, thực dân Pháp quay lại chiếm nước ta lần nữa. Chúng mở nhiều đợt càn quét, tàn phá khiến nhân dân phải chạy loạn khắp nơi. Chùa bị tàn phá, nhiều nhà sư thì bị bắt, rồi bị tử hình vì “tội” yêu nước.


“Ít lâu sau có một vị chỉ huy bộ đội về làm việc với chính quyền địa phương, đã mượn ngôi chùa làm kho lương thực cho bộ đội. Khi chuyển đi, vị chỉ huy ấy để lại cho nhân dân ba tấn gạo. Mãi sau này người dân mới biết đó là đồng chí đại tướng Nguyễn Chí Thanh. Sau khi bộ đội chuyển đi, chính quyền lấy chùa làm kho lương thực trong những năm xây dựng hợp tác xã. Tên gọi lúc đó là Kho Lương Thực Tâng…”  cụ Bùi Thị Sáu (82 tuổi), một người cao tuổi ở làng nhớ lại.


Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, ngôi chùa được bệnh viện E19 của quân đội mượn làm cơ sở dưỡng thương cho thương binh. Và Khi hòa bình trở lại, sau khi hợp nhất bốn thôn làm hợp tác xã Đại Vượng, ngôi chùa này không hoạt động nữa, mà chuyển sang làm trụ sở Hợp Tác Xã; Câu Lạc Bộ Người Cao Tuổi; rồi Nhà Văn Hóa… Đến nay thì người dân ở đây đã làm đơn xin các ban ngành, các cấp chính quyền cho ngôi chùa hoạt động thờ cúng trở lại.


Tuy hiện nay mâu thuẫn không còn gay gắt như xưa. Nhưng có một thực tế vẫn còn tồn tại ở nơi đây đó là dân làng hiện nay chia làm hai phe. Một bên là số ít theo những người trong ban kiến thiết trước đây. Toàn những gia đình giàu có tiếng ở nơi đó. Họ mời thầy tự về, tổ chức cúng lễ riêng. Còn một bên là nhà sư và nhân dân.


Cụ bà Nguyễn Thị Mường đi chùa cho hay: “Hơn ba năm nay, không kể dịp lễ tết, vào ngày giằm, ờ ngôi chùa này đều được cúng lễ hai lần…hàng tháng nhà sư trụ trì lễ vào ngày 15 còn những “nhà giàu” kia thì tổ chức lễ vào ngày 14…” Không biết tình trạng này còn tiếp diễn đến bao giờ?