Trang chủ Tin tức TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại Ninh Bình

TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại Ninh Bình

159

Buổi thuyết giảng có sự chứng minh của TT. Thích Tâm Thiện – Trưởng ban Đại diện PG huyện Giao Thuỷ, ĐĐ. Thích Tâm Thuần, Sư Thầy Thích Đàm Tín – Trưởng ban Thư ký huyện Giao Thuỷ…


Qua bài pháp thoại HIỂU RÕ BẢN NGÃ, TT.Thich Chân Quang đã phân tích, nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tu tập CÁI TA đúng theo tinh thần lời Phật dạy, tránh những căn bệnh nguy hiểm như tự ái, tự kiêu, tự tôn, tự mãn, tự hào… để không làm hao tổn công đức.


Người tu trong đạo Phật phải hướng đến mục tiêu VÔ NGÃ. Không những vô ngã trong đạo đức cư xử với cộng đồng mà vô ngã cả trong pháp môn tu tập tâm linh và Tôn giáo nào đưa người tu tập đến chỗ Không còn CÁI TA HƯỞNG THỤ thì mới là  “chính đạo”.


Cuối cùng bài thuyết pháp được đúc kết bằng 4 câu kệ:


Bản ngã phù du như khói sương
Thân tâm cát bụi ở ven đường
Một lòng theo Phật tìm vô ngã
Pháp giới chỉ là một khối thương.


Đồng thời, cũng nhân chuyến đi hoằng pháp và thăm viếng miền Bắc này, TT. Thích Chân Quang còn nhận lời mời của ĐĐ. Thích Đắc Lợi – trụ trì chùa Đồng Đắc – huyện Kim Sơn – tỉnh Ninh Bình đến thuyết Pháp nhân ngày ĐẠI LỄ HUÝ NHẬT TỔ SƯ ĐỆ NHẤT (Khai sáng Tổ Đình Kim Liên).


Đúng 9 giờ 30 sáng ngày 01/03/2009 (tức mùng 5/02/năm Kỷ sửu), mặc dù thời tiết có mưa phùn rỉ rả suốt ngày, cái lạnh dù có buốt da cũng không ngăn được tinh thần ham tu ham học của hơn 2000 Phật tử từ khắp các tỉnh thành về tham dự pháp hội nhân ngày kỵ giổ của Tổ Sư.


Qua đề tài CÔNG ĐỨC BẬC THÁNH, Thượng toạ cho ta cái nhìn minh triết mà chỉ trong đạo Phật mới có, đó là “Đạo Phật luôn mong tín đồ thành Phật còn tôn giáo khác chỉ yêu cầu tín đồ làm con chiên, vâng lời sẽ được thưởng”.


Vì vậy ta không có quyền đứng yên mà phải biết ước mơ, phải tiến tu, tích luỹ công đức đến vô hạn, khi nhân duyên chứng Thánh đã chín muồi, sẽ có ngày ta thành Phật như Phật đã thành. Đây là ước mơ chính đáng vì người không có ước mơ làm Thánh sẽ cứ loay hoay trầm luân đoạ lạc mãi.


Ta thấy, một người hiện đời giàu có là do công đức của bao nhiêu đời bố thí, huống nửa làm vị Thánh cao siêu thì công đức phải là vô lượng vô biên. Muốn làm Thánh, ta hãy làm người sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội, đất nước mình, cộng đồng của mình một cách rõ ràng cụ thể. Song song đó ta phải nỗ lực thiền định.


Còn một người ngồi thiền cầu mong mau chứng đắc để sau đó hoá độ chúng sinh thì đây chưa hẳn đúng, vì nếu vị này không hề xây dựng nền công đức, xây dựng đạo đức tròn đầy trước đó và không gieo duyên với chúng sinh thì làm sao giáo hoá. Thánh phải có đôi tay từ ái và trái tim tận tuỵ.


Tóm lại, Thánh luôn biết rõ nhân quả nên độ lượng, đồng thời thiền định đúng và chuyên sâu. Hai điều này như đôi cánh của vị Thánh.


Bài Pháp thoại đã để lại trong lòng người nghe một sự hoan hỷ và một định hướng cho con đường tu tập của mình là không chấp vào thời gian, chỉ đi đúng con đường Bát Chính Đạo, Tứ Niệm Xứ Phật dạy, gầy tạo công đức nhiều vô số mà không chấp công (theo tinh thần kinh Kim Cang), trên cơ sở nhân quả đó sẽ đắc đạo.



Chùa Tiên Trưởng


Chùa Tiên Trưởng























Chùa Đồng Đắc





Chính điện chùa Đồng Đắc