Trang chủ Người thời nay TT. Thích Kiến Nguyệt: Quét nhà, rửa bát cũng có thể thành...

TT. Thích Kiến Nguyệt: Quét nhà, rửa bát cũng có thể thành Phật”

204

Buổi hành lễ, giảng pháp, tọa thiền gợi nên một thời kì huy hoàng của Phật giáo Việt Nam, với dấu ấn đậm nét của phái Thiền tông Trúc Lâm đời nhà Trần.


PV: Thưa thầy, sức mạnh của việc cầu nguyện tập thể sẽ mang lại hệ quả gì, khi đoàn Phật tử hơn 300 người cùng nhất tâm cầu nguyện cho quốc thái, dân an sẽ tạo ra nguồn năng lượng mạnh mẽ như thế nào?


TT. Thích Kiến Nguyệt: Năng lượng là tư duy của con người phát ra. Khi mình làm việc thiện thì tạo ra năng lượng thiện; nếu mình nghĩ điều ác, sẽ phát ra năng lượng xấu. Chính năng lượng đó tác động đến năng lượng của chúng ta đã có từ trước tới nay, từ đó chuyển hóa cuộc sống của mình.  



Nếu trước mình có năng lượng thiện nhiều thì có nhiều phúc báo. Nếu nay làm việc xấu ác, thì tạo nghiệp lực xấu ác. Năng lượng xấu đó sẽ tác động vào năng lực tổng có trước, tạo thành tổng mới, làm cho cuộc sống của mình ngày càng bất hạnh. 


Mô tả ảnh. Nguồn: www.vsolutions.vn


Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên (Vĩnh Phúc)


Chẳng hạn, một người được hưởng phúc báo đời trước mà được làm vua. Khi làm vua thì say sưa hưởng thụ, gây đau khổ cho dân. Đến khi hưởng hết phúc, thì ắt bị người ta lật đổ, giết chết. Chính vì ông vua đó đã làm những việc gây đau khổ cho người khác – tạo nghiệp ác.







“Đầu năm, người Việt có phong tục đi cầu an, cầu siêu. Đó là việc lành, tốt. Nhưng không phải do việc cầu mà thành tựu. Việc cầu chỉ có giá trị khi mình đã có tâm như vậy, và mình sẽ làm để lợi ích, lợi dân, đóng góp được gì đó, thì mới được cái quả.


Nếu cầu mà thành tựu thì không ai khổ”


Cũng như nhà giàu, vì không biết đạo, nên tự nghĩ mình có tài trí, lợi dụng phương tiện tiền bạc sẵn có để buôn gian bán lận, gây ác cho người khác, thì mình bị tổn phúc.


Những người nghèo, nhưng làm ăn chân chính, dần dần tạo phúc, khi đó mới vươn lên, có cuộc sống hanh thông hạnh phúc.  


Tư tưởng phát ra thì tạo thành nghiệp, nếu nhiều người cùng phát ra tư tưởng đó, sẽ tạo thành sức mạnh, có sức chuyển hóa lớn. Một người tụng kinh, không bằng tụng cả tập thể – an lạc hơn, nhiều phúc báo hơn, do thành tựu chung cấu thành.


Mô tả ảnh. Nguồn: www.vsolutions.vn


Tập thiền trong Thiền viện Trúc lâm Tây Thiên


Việc nam nữ Phật tử hơn 300 người lên cầu cho quốc thái dân an là một tiến bộ trong sự tu tập – thay vì đi cá nhân, thì tổ chức một đoàn, cùng tạo nên một năng lực lớn. Điều này cho thấy Phật giáo đã chuyển hóa, từ mê tín tới chính tín.


PV: Việc hành lễ, tất nhiên là có ý nghĩa quan trọng trong việc nhiếp tâm cầu nguyện. Nhưng cũng có người xem đó chỉ là những thủ tục rườm rà. Thầy có ý kiến thế nào?


TT. Thích Kiến Nguyệt: Mỗi người có mỗi nhân duyên khác nhau. Những người từ trước chưa từng đi chùa, chưa từng tu tập, mình không thể bắt họ phải như những Phật tử được. Tư duy con người đều do nghiệp lực, nên mỗi người có suy nghĩ khác nhau. Nghiệp lực che mờ người ta đến với chân lí, đạo pháp, nên không thể trách họ được.  







Có những người chưa có duyên tiếp xúc với các quý thầy nghe chánh pháp, thì vẫn bị rủ rê đi lễ bái, tin theo đồng cốt.


Còn những người đã từng tu tập, khi mình tụng kinh, muốn có được lợi ích, thì phải nhiếp tâm vào lời kinh, thanh tịnh, sau đó ứng dụng vào hành. Còn nếu gõ mõ tụng kinh, mà mải nghĩ ngợi, thì không có được năng lượng, không giải thoát nội tâm, và không tạo được kết quả là tâm an tịnh.


PV: Những người quá chú tâm đến việc ngược xuôi đi lễ bái khắp các chùa chiền, so với người tĩnh tâm cầu nguyện ở một nơi, ban tình yêu thương đến với những người xung quanh, ai được phúc nhiều hơn?


TT. Thích Kiến Nguyệt: Những người đi nhiều chùa là do tập tục, thói quen, mà người ta chưa hiểu biết Phật pháp. Họ cho rằng đi như thế là có nhiều phúc, được nhiều lộc, đến nhiều chùa chiền chừng nào, lễ lại thần thánh, thì được chư Phật, chư thần thánh gia hộ cho mình… vậy là người ta chưa hiểu trên lí NHÂN QUẢ.  



Tu như vậy là không đúng với Phật pháp. Đó là tu trên cái THAM (ở đây là tham phúc), chưa giải thoát.


Còn mình ở tại nhà, tu chân chính, lòng mình luôn thanh tịnh, thì ấy là mình có được tâm Phật rồi.


Những người hiểu đạo rồi, khi làm việc, quét nhà, rửa bát… đều với cái tâm thanh tịnh, không nghĩ ngợi vọng tưởng, thì chính người đó đang là Phật rồi, đâu cần cầu Phật bên ngoài.


Người tu hiểu đạo chính là người biết sửa tâm mình sao cho thanh tịnh, không phiền não, không giận hờn, thì ngay đó mình đang chuyển tâm mình từ phàm thành tâm bậc thánh, bậc Phật. Nếu mỗi ngày ta được 24h thanh tịnh, thì làm Phật 24h, nếu chỉ tu được 15’ thanh tịnh, thì ngày đó ta làm Phật 15’.


Tu là con đường chuyển hóa nội tâm từ phàm tới thánh, tùy mức độ tâm thanh tịnh mà được đạo quả, trí tuệ.


PV: Đạo lực của người tu được nhận biết qua bề ngoài như thế nào, thưa thầy


TT. Thích Kiến Nguyệt: Khó mà nhận biết hết đạo lực của người tu từ bên ngoài. Nhưng có thể quan sát thế này: nếu thấy một người tu nói năng tỉnh giác, trầm tĩnh, đi đứng nhẹ nhàng, giữ mình trong mọi uy nghi, thì người đó đã làm chủ được tâm mình, có sức tu nội tâm. Nếu không có sức tu nội tâm thì đi đứng thô tháo, nói năng quát tháo, không làm chủ.


PV: Nhà Phật dạy rằng: “Tu là chuyển nghiệp”. Xin thầy giảng nghĩa cho điều này được hiểu như thế nào?


TT. Thích Kiến Nguyệt: Tất cả cuộc sống này đều do nơi nghiệp tác thành. Do nơi nghiệp, mà có khi mang thân thú, hoặc sinh ra ở nơi biên địa nghèo khổ, hay ở một gia đình giàu có trí thức.






” Việc nam nữ Phật tử hơn 300 người lên cầu cho quốc thái dân an là một sự tiến bộ trong sự tu tập của các đạo tràng. Thay vì đi cá nhân, thì tổ chức một đoàn, thì cùng tạ nên năng lực lớn, có tác động với quần chúng đi du lịch tham quan bên ngoài. 

Ngày hôm nay cho thấy Phật giáo đã chuyển hóa, từ mê tín tới chính tín. ” 


Chuyển nghiệp là khi đang có cuộc sống bất hạnh, khổ đau, nay mình ăn hiền ở lành, giúp đỡ mọi người, từ đó cuộc sống ngày càng đi lên; từ độc ác, tham lam, nay chuyển thành tâm biết thương người, ít sân hận, mở rộng lòng từ.  


Nếu không biết tu, đang từ hạnh phúc, mà làm những điều bất thiện, thì rơi xuống khổ đau, làm ăn thất bại.  


PV: Phật giáo miền Bắc những năm gần đây đang ở nên hưng thịnh hơn, đó là nhờ đâu thưa thầy? 


TT. Thích Kiến Nguyệt: Trong thời gian có chiến tranh, mọi người phải tham gia nhiệm vụ chống ngoại xâm, nên không có trường học đào tạo Tăng Ni. Các vị tôn túc, hòa thượng chỉ ở trong chùa giúp đỡ đệ tử, không mở nhiều trường lớp giáo hóa cho mọi người.


Trong thời gian đó, Phật tử đến chùa không được nghe giảng kinh giảng pháp, đi đến chỗ dễ mê tín dị đoan.  


Từ những năm 1980 trở đi, các quý thầy bắt đầu mở trường lớp, hướng dẫn Phật tử đi vào chính kiến. Phật giáo miền Bắc hưng thịnh trở lại: nhiều chùa chiền được mở để giảng dạy Phật pháp, nhiều Tăng Ni đi học, nhiều đạo tràng cũng phát xuất từ các chùa.












Mô tả ảnh. Nguồn: www.vsolutions.vn
Nguyễn Thanh Đức – Chúng trưởng đạo tràng Phật Hạnh Hà Nội.
“Nhiều người chưa hiểu được nghĩa rộng của đạo Phật, mới chỉ đi cầu cho riêng mình, gia đình mình. Nhưng đạo Phật không bó hẹp ở đó, đạo Phật là mở rộng từ bi, thương yêu tất cả mọi người.

Đạo tràng Phật Hạnh, Phật Minh chúng tôi tổ chức đi cầu an cũng theo tinh thần đạo Phật – cầu cho mọi người thương yêu lẫn nhau, cùng giúp đỡ lẫn nhau.”