Trang chủ Quốc tế Vài nét về đạo Phật ở Hồng Kông hiện nay

Vài nét về đạo Phật ở Hồng Kông hiện nay

65

Trong số hơn 40 người đang ngồi trên những tấm đệm mỏng trong thiền viện nằm trên tầng 5 của một tòa nhà thương mại nhìn ra vịnh Causeway, có một phụ nữ mặc trang phục doanh nhân ngồi vắt chéo chân trong tư thế hoa sen, tập thiền giữa một tu sĩ Phật giáo trong chiếc áo tràng màu xám và một sinh viên trong trang phục thể thao đời thường.. Hầu hết trong số họ mắt nhắm và đắm chìm trong suy tưởng.


Thỉnh thoảng, người ta nghe thấy tiếng ngân yên bình của chiếc chuông và tiếng cạch của cây trích trượng keisaku. Ngồi trong giờ học thiền tại một thiền viện, mọi người sẽ dễ dàng quên hết thế giới bên ngoài cho đến khi tiếng còi xe bus và xe điện thỉnh thoảng réo lên khó chịu bên ngoài đường Leighton.


Khi sự im lặng bị phá vỡ, tôi băn khoăn tự hỏi: những người trẻ và các doanh nhân – họ đang tìm gì ở đạo Phật.


Đại đức Jing Yin, đang ngồi trong tư thế hoa sen nói “Đạo Phật là một niềm tin truyền thống, nhưng đó không còn giống như niềm tin của ông bà thời trước”.


“Ngày càng nhiều người có học từ nhiều thành phần xã hội quan tâm đến đạo Phật vì các khóa học Phật được tổ chức cả trong trường Đại học Hồng Kông và Đại học Trung Hoa, và đạo Phật ngày nay trở nên dễ tiếp cận hơn”, Tiến sĩ Jing Yin, cũng là giám đốc của Trung tâm nghiên cứu Phật học thuộc Đại học Hồng Kông nói.


 


Sự phổ biến ngày càng tăng của đạo Phật cho thấy mức sống của người dân đang được cải thiện, và họ cần tìm “thức ăn” cho đời sống tâm hồn”, ông nói.


 


Mọi người cũng quan tâm nhiều hơn đến các triết lý như Phật giáo, vốn có nhiều điều để phát triển hơn Thiên Chúa giáo.


 


Sự chú ý của giới truyền thống cũng là một lý do quan trọng khiến đạo Phật có sự phổ biến mới. Các nhân vật nổi tiếng như Eric Tsang Chi-wai, Connie Chan Po-chu và Jacky Cheung Hok-yau là những tín đồ kiên định.


 


Chính quyền cũng quan tâm nhiều hơn đến giáo dục, Jing Yin nói.


 


Trung tâm Nghiên cứu Phật học vừa thực hiện các dự án nghiên cứu do Chính quyền tài trợ để tổ chức các hội thảo về lý thuyết Phật học cơ bản cho học sinh lớp 4, lớp 5 tại 5 trường tiểu học dành cho Phật tử. Trung tâm cũng tham gia phát triển các nghiên cứu tự do cho học sinh trung học.


 


Sự phổ biến ngày càng tăng của Phật giáo là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với những người trẻ. Hội thanh niên Phật giáo đã chứng kiến sự tăng nhanh số lượng hội viên của mình, từ vài trăm người lên tới hơn 4.000 người trong 20 năm qua, với thành viên trẻ nhất chỉ 16 tuổi.


 


Một phát ngôn viên của Hội nói những người từ 20 đến 30 tuổi quan tâm đến đạo Phật vì họ cần sự thanh thản sau những áp lực của cuộc sống bận rộn và thiên về vật chất.


 


Số lượng các trung tâm tu học nở rộ trong các tòa nhà thương mại trong những năm gần đây. Theo Hội Phật giáo Hồng Kông, khoảng 400 trung tâm tu học Phật giáo đã được mở cửa,, chủ yếu theo truyền thống Đại thừa, đặc biệt là Thiền và Tịnh Độ. Địa danh nổi tiếng nhất là Ni viện Chi Nin tại đồi Kim cương.


 


Tu Viện Po Lin tại Lantau, nơi có nức tượng Phật ngồi bằng đồng cao nhất thế giới mỗi năm đón 1,3 triệu khách thăm quan trong năm ngoái.


 


Theo Hội Phật giáo Hồng Kông, số lượng Phật tử đã tăng gấp 3 lên tới khoảng 1 triệu người trong vòng 5 hay 6 năm qua. Số tăng lên này bao gồm cả những người chuyển từ Thiên Chúa giáo sang.


 


Timothy Fu, một tín đồ Thiên Chúa giáo 36 tuổi, theo đạo hơn 20 năm đã chuyển sang đạo Phật nói rằng anh đã ngừng đi nhà thờ vì không thỏa mãn với những câu trả lời trong đạo Thiên Chúa.


 


“Khi mọi thứ tốt đẹp, họ tạ ơn Chúa; khi khó khăn, họ nói rằng Chúa đang thử thách chúng ta. Nhưng trong đạo Phật, tôi có được nhiều câu trả lời hơn cho cuộc sống,” Anh nói.


 


“Tôi nhận ra cuộc đời luôn thay đổi, bao gồm cả những điều tốt và xấu. Tôi cảm thấy hạnh phúc hơn và muốn xả bỏ những thứ mà trước kia tôi muốn bám giữ lấy. Tôi cũng hiểu bản thân và những người khác sâu hơn.


 


“Tôi cũng có thể nhận thấy những cảm xúc của mình đến và đi. Hiện nay tôi thanh thản hơn rất nhiều. Tôi không kiểm soát những cảm xúc của mình và cũng không là nô lệ của nó”.


 


Li Kong-yin, 27 tuổi, nói cô thường học trong các trường Thiên Chúa giáo nhưng bây giờ không đi nhà thờ nữa vì cô cảm thấy nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời.


 


“Liệu Chúa có tồn tại không? Tại sao Chúa trừng phạt chúng ta? Tôi được dạy phải tin Chúa và không được hỏi.


 


“Nhưng trong đạo Phật, tôi đã học được cách sống tốt hơn, và chấp nhận mọi thứ như nó vốn có. Tôi cảm thấy thanh thản hơn,” Li nói.


 


Cả Fu và Li đã quyết định theo đạo Phật bằng cách quy y Tam bảo – một buổi lễ chính thức để thể hiện lòng tin vào ba ngôi báu – Phật, đại diện cho mục tiêu mà con người cần đạt được; Pháp, những lời dạy đưa con người đạt được mục đích đó, và Tăng đoàn – cộng đồng các thầy cô có thể giúp họ thoát khổ trong hiện tại và tương lai.


 


Dorothy So Wai-yee, quản lý của Trung tâm Nghiên cứu Phật học nói: “Trong đạo Phật, chúng ta nói nhiều về các học thuyết, có nhiều điểm để cho giới trí thức phát triển khảt năng lập luận hơn các tôn giáo dựa vào niềm tin khác.”


 


Sự phổ biến của đạo Phật cũng có thể do sự chú ý lớn hơn vào niềm tin của thế hệ mới.


 


“Đạo Phật giống như một siêu thị,” Jing Yin nói về sự phát triển của đạo Phật trong xã hội đương đại.


 


“Mọi người đến siêu thị để tìm những gì họ muốn. Những người già tìm câu trả lời cho cuộc sống sau cái chết, những người yêu nhau tìm câu trả lời cho tình yêu, doanh nhân tìm cách duy trì sự thịnh vượng.”


 


Đạo Phật có thể phổ biến hơn nữa khi mọi người nhận ra khả năng đáp ứng của tôn giáo này, anh nói thêm.


 


Ví dụ, giáo lý nhà Phật có thể giúp hòa giải xung đột, người chủ có thể “quản lý tinh thần” của nhân viên, không chỉ bằng cách tăng lương mà bằng cách giúp họ cảm thấy phát triển đời sống tinh thần tại nơi làm việc.


 


Nhưng có nhiều hiểu sai, anh nói thêm. “Mọi người coi đạo Phật như một tôn giáo, nhưng còn hơn thế nhiều. Và nhiều người nghĩ Phật giáo đơn thuần là mê tín hoặc tín ngưỡng dân gian có liên quan đến cầu cúng cho người chết”.


 


Jing Yin nói đạo Phật có các pháp môn khác nhau, mỗi pháp môn có cách thực thực hành tụng kinh, thiền tập và trì chú khác nhau, nhưng tất cả đều giống nhau về tứ diệu đế, bát chính đạo, ngũ uẩn.


 


“Giống như khi chúng ta leo núi – có nhiều cách khác nhau để leo lên đỉnh, nhưng khi đã lên đó thì khung cảnh giống nhau, nội tâm giống nhau – đó là giải thoát,” Jing Yin nói. “Cốt lõi là tìm cách để sống hạnh phúc hơn trong cuộc đời này, và để giải thoát tâm”.


 


Thiền sư Dae Kwan của Thiền viện Su Bong cũng kể một câu chuyện: “Cảm xúc và suy nghĩ giống như những vị khách không mời. Khi chuông cửa rung lên và bạn mời khách vào nhà mà không có chuẩn bị, mời một vài tách trà… sau đó bạn nên chào tạm biệt họ.”


 


Nhìn những người đang ngồi thiền tại Trung tâm thật thanh thản và thư giãn, trừ một người phụ nữ ngồi phía sau đang khóc nức nở.


 


“Nỗi đau là một phần của quá trình đó,” Tôi được cho biết như vậy.


 


Tôi tin rằng cô đang đối diện với nỗi đau trong tâm. Nhưng đối với tôi, ngồi vắt chân kết già còn đau hơn. Cây gậy trích trượng keisaku có thể có ích nếu được sử dụng ở lưng để giảm đi những mệt mỏi khi ngồi lâu.


 


Sau giờ tập thiền, một tu sĩ nói những lời uyên thâm: “Hãy buông xả tâm nhưng đừng cố.”