Trang chủ Diễn đàn Hộ Pháp Ám dụ của ngoại đạo đối với đạo Phật

Ám dụ của ngoại đạo đối với đạo Phật

112

Bạn đọc Chánh Khai, trong phản hồi đối với bài “Kỹ thuật cải đạo tín đồ Phật giáo: Đăng ký qua mạng” có bày tỏ sự thắc mắc, khó hiểu đối với những từ ngữ mà một tôn giáo sử dụng trong hoạt động cải đạo tín đồ Phật giáo, như “con gặt”, “đại mạng lệnh”, “cánh đồng”…

Xin có lời giải thích với bạn đọc, theo kiến giải chủ quan của tôi.

Đây là cách nói ám dụ hoạt động cải đạo tín đồ Phật giáo, dành riêng cho nội bộ tôn giáo của họ.

Quan điểm của họ, đã được quán triệt đối với các tín đồ trong hội rất rõ ràng.

Trong công trình nghiên cứu Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, kế thừa Đề tài khoa học cấp nhà nước KHXH 04 – 06, giáo sư Đặng Nghiêm Vạn, một nhà tôn giáo học trải qua nhiều năm nghiên cứu, đã có nhận xét như sau:

Đã có một thời những người lãnh đạo tổ chức Ki tô giáo có thái độ cực đoan đã phủ nhận các tôn giáo khác, coi đó là tà giáo, dị đoan”.

Đó là ngày trước, còn bây giờ thì sao? Giáo sư Đặng Nghiêm Vạn chú thích riêng như sau về đạo Tin Lành:

Hiện nay, đạo Tin Lành vẫn còn thái độ cố chấp, biểu hiện trong việc cấm tín đồ tham dự các hội hè, các hành vi tôn giáo khác. Ở Việt Nam đạo Tin Lành đi đến đâu, tôn giáo và văn hóa dân tộc bị tàn phá đến đó" (sách dẫn trên, trang 226).

Tàn phá tôn giáo và văn hóa bản địa thực chất là một cuộc chiến tranh tôn giáo, mà hiện nay được tiến hành theo kiểu mới.

“Tàn phá” là chiến tranh, với mục tiêu hủy diệt tôn giáo và văn hóa dân tộc một cách triệt để, san bằng thành bình địa, đào tận gốc, trốc tận rể.

Ở Việt Nam tôn giáo dân tộc là Phật giáo, văn hóa dân tộc là văn hóa Việt, là lẽ tất nhiên.

Nhưng với sự phát triển văn minh ngày nay, những từ ngữ như thánh chiến, hủy diệt tôn giáo bản địa, xóa bỏ văn hóa bản địa, là những từ ngữ đi ngược lại sự tiến bộ của nhân loại hoàn toàn không thích hợp, nên họ chỉ phổ biến nội bộ.

Còn ở chỗ công khai, thì như chúng ta đã thấy, họ dụng phương pháp ám dụ, mã hóa các từ ngữ.

Trong trường hợp Việt Nam, họ không gọi một cách liều lĩnh ở chỗ công khai Phật giáo là tà giáo, nhưng họ gọi là lực lượng mê tín dị đoan đang thống trị và gây tác hại gieo lầm lạc, u mê (điều này có thể nghe thấy trên các chương trình phát thanh Tin Lành từ hải ngoại).

Họ thường xuyên cầu nguyện cho sự tận duyệt của các lực lượng mê tín dị đoan đang mê hoặc đất nước, gây khổ não mê mờ cho dân tộc.

Song song với việc đả kích vào các thế lực mê tín dị đoan, ma quỷ là một khái niệm dùng để ám chỉ lực lượng nào thì chúng ta đã rõ.

Ma quỷ được liệt kê nhiều tội trạng mà Đức Chúa Trời của họ sẽ trừng phạt trong nay mai.

Hình tượng con rắn cũng vẫn được dùng đến.

Ngôn từ trên các buổi truyền giảng, phát trên các đài Tin Lành qua mạng, là một thứ ngôn từ kích thích cảm xúc tôn giáo cao độ, xoáy sâu vào lòng thù hận bất mãn, và cụm từ “cơn phấn hưng”, “phấn hưng”, không phải chấn hưng, và có danh từ “cơn” phía trước, gợi cho chúng ta những hình ảnh đáng sợ về những cơn sảng loạn tôn giáo, thánh chiến, bạo động không biết bộc lộ vào lúc nào.

Tưởng cũng cần nhắc lại rằng, một bộ phận trên thế giới  Tin Lành là một giáo phái bạo lực, khủng bố không khác gì Hồi giáo.

Bạo lực kiểu khủng bố kiểu Tin Lành đã từng là vấn đề ở Ireland 200 năm. Không phải là chiến tranh công khai, mà là đặt bom, ném lựu đạn, bắn tỉa, đốt nhà bằng bom xăng, chẳng khác gì Abu Sayyaf hay Al. Queda . Các nước Cơ Đốc giáo đã phải can thiệp, đã tìm cách giải quyết vấn đề, nhưng bạo lực vẫn thỉnh thoảng bùng nổ ở đây đó rất đáng sợ.

Cái cách bạo lực mà Tin Lành tiến hành đối với các tôn giáo khác không phải là hô hào bạo động trực tiếp, mà tạo ra tình huống dễ gây bạo động, rồi lợi dụng những thế lực có vũ trang thân Tin Lành bênh vực.

Chẳng hạn, tại Hàn Quốc, trong dịp căng thẳng quân sự vừa qua, những người theo đạo Tin Lành đã đổ dầu vào lửa bằng cách dựng một cây thông với đèn trang trí cực mạnh, có thể nhìn thấy sâu từ bên trong lãnh thổ Cộng hòa Nhân dân Triều Tiên để trêu ngươi, khiêu khích, rồi cho thả các khinh khí cầu mang truyền đơn dĩa VCD, DVD, CD để phát tán sâu vào lãnh thổ Cộng hòa Nhân dân Triều Tiên.

Trước đó, nhà truyền giáo Tin Lành đã tìm cách xâm nhập bất hợp pháp vào lãnh thổ Cộng hòa Nhân dân Triều Tiên. Làm sao mà những mục sư xâm nhập kiểu gián điệp vượt tuyến như vậy có thể truyền giáo? Nhưng những người Tin Lành có thể gây tiếng vang, kích thích xung đột, qua những việc làm “lên cơn” như vậy.

Ở Việt Nam, đối với đạo Phật, các phương thức cải đạo mềm đối với tín đồ Phật giáo mua đạo, dụ đạo vẫn còn hiệu quả. Cho nên, dù sắp sẵn, họ chưa có những thức bạo lực.

Nhưng kiểu kích động phấn hưng dạng kích thích tình cảm tôn giáo cực đoan, hài ra rõ (dù là ám dụ) vấn đề tôn giáo truyền thống, tức Phật giáo, có thể coi là một sự chuyển hướng nào đó trong hoạt động cải đạo tín đồ Phật giáo từ giai đoạn dùng phương thức mềm, sang giai đoạn tiền bạo lực.

Phật giáo là trở ngại chính ngăn cản cái việc sáp nhập nước Việt Nam vào nước Chúa dâng nước Việt Nam cho Chúa, do vậy, vấn đề cải đạo tín đồ Phật giáo Việt Nam là đòn xung kích mũi nhọn hiện nay.

Họ đã thành công bước đầu trong việc hình thành những mặt trận cục bộ trong các gia đình có người cải đạo, thậm chí đưa đến xung đột đổ máu giữa anh em ruột thịt với nhau trước những va chạm đối với vấn đề thờ cúng ông bà tổ tiên.

Bạo lực tôn giáo trong việc cải đạo tín đồ Phật giáo đã bước đầu manh nha, và diễn tiến cục bộ với quy mô lẻ tẻ.

Lời tuyên bố “nếu phải chết thì chết” trong bài ”Lửa đã cháy trên quảng trường Mỹ Đình” là phát pháo lệnh đầu tiên cho chiến thuật cải đạo. Lần đầu tiên cái chết đã được nhắc đến như một lời đe dọa, thách thức, kích thích. Nó giải thích chặng đường mới của cuộc cải đạo.

Vì vậy, trước hết Phật giáo chúng ta cần ý thức rằng chúng ta đang chịu một mũi nhọn tấn công cải đạo vô cùng nham hiểm, quyết liệt, căng thẳng.

Họ nhắc đến Phật giáo chúng ta hàng giờ trong các buổi thánh lễ, các buổi phát thanh, các buổi truyền giảng. Có điều, họ “mã hóa” các danh từ riêng của họ, bằng cách gọi ám dụ là các lực lượng ma quỷ, mê tín dị đoan, rắn xưa…

Tình hình sắp tới rất phức tạp, với những thủ đoạn tinh vi, nham hiểm và những hoạt động có thể không ngờ đối với Phật giáo Việt Nam.

MT