Hạt cơm nặng như núi Tu Di

Thời Phật tại thế, trong hàng đệ tử có nhóm Lục quần Tỷ khiêu thường hay khen chê thức ăn do tín thí cúng dàng. Một hôm, vì muốn cảnh tỉnh sáu vị Tỷ khiêu ấy, nhân lúc họ đang đứng trên bờ sông, Phật dạy Tôn giả A Nan đem y cà sa của Ngài ra giặt. 

Bảy cái lò lửa

Một lần, trong buổi nói chuyện, Thiền sư Phật Ấn bảo Tô Ðông Pha rằng: “Tôi nghe ngài có đến bảy người thiếp, mà tôi lúc này thiếu người hầu hạ, không biết ngài có vui lòng cho tôi mượn một nàng không?”. Ðông Pha cười nói: “Hòa thượng đã muốn, tôi đâu dám chẳng vâng lời”.

Kèn sừng ốc

Nghệ thuật sống của con người cũng như vậy, thân giống như vỏ ốc, tâm giống như người chơi kèn. Trước hết phải chăm sóc, giữ gìn thân thể lành lặn, khỏe mạnh. Muốn bảo dưỡng tinh thần tốt, thì phải khéo tuyển chọn và thu nạp những gì có ích cho tâm linh, giúp tâm sáng suốt, an tĩnh, không bị kích động loạn cuồng…

Chai dầu hạnh phúc

Có nàng dâu ngày nào cũng bị mẹ chồng chì chiết, ganh tỵ vì sắc diện tươi trẻ và thân hình thon thả của cô, nhất là những lần cô đi ca múa, vui chơi về. Sau những năm tháng bị trầm cảm nặng nề, đến lúc không còn chịu đựng nổi, cô tìm đến một nhà hiền trí uất nghẹn kể lể và buột miệng bảo nếu mẹ chồng có chết thì cô cũng chẳng buồn. 

Tặng một vầng trăng sáng

Trong mỗi mỗi chúng ta ai cũng mong hướng đời mình đến những chân trời tươi đẹp sáng sủa và không ai tự chọn cho mình nơi đến là nhà tù ngục tối, là hố thẳm vực sâu. Thế nhưng cuộc đời không như ước muốn nên xã hội có đủ thành phần, nào: giàu sang, nghèo khó, trí thức, bình dân, thất học, trộm cắp, hút xách… Hiện nay xã hội luôn quan tâm đến những tệ nạn như trộm cướp, ma túy, mại dâm… nhưng xã hội đã làm gì nhiều cho họ chưa?

Ngoại hình

Sự tu tập chủ yếu là dụng tâm, chuyển hóa tâm, tu cái tâm, chứ không liên quan gì đến ngoại hình. “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”, dù đó là tướng tốt của Như Lai. Đức Phật đã từng cảnh giác, hễ ai nhìn Ngài qua hình tướng, tìm Ngài qua âm thanh, thì người ấy đang thực hành tà đạo, không thể gặp được Ngài.

Khiêm cung

Tài năng thường có thuộc tính xã hội, cộng đồng. Ai cũng có ít nhiều thiên phú hay tài năng về một khía cạnh nào đó. Tuy nhiên, thiên phú hay tài năng của một người phải nhờ vào sự thán phục và ủng hộ của nhiều người khác mà được rèn luyện, nuôi dưỡng và phát triển. Như vậy, tài năng hay những thành tựu do tài năng đem lại luôn mang tính chất tương duyên, một cá nhân không thể tự có được.

Mướp đắng và mạt cưa

Xưa, có anh trồng nhiều mướp đắng nhưng khi đem bán thường vắng khách. Một hôm, anh nghĩ thầm làm ăn kiểu này chắc thất bại, bèn lấy mướp đắng giả làm dưa chuột, hy vọng có nhiều người mua. Vậy là, trong một phiên chợ chiều, lợi dụng trời nhá nhem tối, anh bày “dưa chuột” ra mời mọc, cốt sao bán được hoặc đổi trao xong là mừng.

Đồng tiền với mạng người

Tiền bạc, tài sản là do mồ hôi nước mắt của bản thân mình làm ra, cho nên ai cũng trân trọng, giữ gìn, nhất là những người dân chân lấm tay bùn, làm thuê cuốc mướn để có cái ăn, cái mặc, đồng tiền đối với họ thật là đáng quý. Trừ những kẻ dư dật, thừa mứa hoặc có nguồn thu phi pháp, không cần phải đổ mồ hôi nước mắt, công sức và trí tuệ thì mới “ném tiền qua cửa sổ” không tiếc.

Cho và nhận

Chuyện bố thí, biếu tặng... không phải lúc nào cũng xuôi chèo mát mái. Nhất là khi người nhận đòi hỏi quá độ, làm ta dễ thối tâm, để rồi cuối cùng kẻ thí, người nhận đều phiền não, tổn thương; người thí không còn tâm hoan hỷ cho như ban sơ và người nhận cũng đánh mất tâm khiêm tốn, tri ân, lịch sự.

Bài xem nhiều