Bản đồ hành trình tâm linh (Chương 11, phần 2)

Có nhiều lúc cảm giác không chịu biến mất. Chẳng hạn như cái đau, nó ngày càng đau hơn, và sau một lúc bạn nghĩ: “Tôi không thể chịu đựng thêm được nữa, nó đau quá và làm tâm tôi trạo cử, bất an”. Đôi khi có người đau đến phát run. Họ cố gắng chịu đựng, chịu đựng thêm rồi nghĩ: “Tôi không thể chịu đựng thêm được nữa”. Có người run lên vì đau, có người đau đến toát mồ hôi. Nhiều người rất dũng cảm. Nhưng khi bạn thấy đây đã là giới hạn chịu đựng cuối cùng rồi, nó không còn ích lợi gì nữa thì hãy đổi sang tư thế khác một cách chậm rãi và chánh niệm.

Đại Niệm Xứ (Quán sát thọ trong thọ, Phần 6)

Cảm thọ mà thiền sinh biết được khác với cảm thọ mà một người không hành thiền biết. Mặc dù khi có cảm thọ tốt thì bạn biết rằng bạn đang có cảm thọ tốt, và khi có cảm thọ xấu thì bạn biết rằng bạn đang có cảm thọ xấu. Nhưng như thế không hẳn là thiền Minh Sát. Thiền sinh hành thiền Minh Sát thấy hay quán sát cảm giác chỉ là cảm giác thôi, không phải cảm giác của một người, không phải cảm giác trường cửu bất biến.

Thực tập thiền quán – phần 3: Bài tập thiền hành căn bản

Giữa hai lần thiền tọa là khoảng thời gian từ bốn mươi đến chín mươi phút để thiền hành. Thiền hành xen kẽ giữa thiền tọa để quân bình năng lực và những yếu tố của sự định tâm, đồng thời để tránh buồn ngủ. Bạn có thể thiền hành trong phòng hay ngoài sân. Lúc thiền hành bạn nên đi chậm hơn lúc bình thường và đi một cách tự nhiên.

Chân đế và tục đế (Phần 5)

Bất kỳ lúc nào chúng ta sờ vào cơ thể mình nếu thấy cứng hay mềm đó là vật chất, là vô tri. Sự nhận biết cứng mềm là tri giác hay tâm. Cứng, mềm là vật chất, là sắc, thì không nhận biết, chỉ có tâm mới có khả năng nhận biết. Vào lúc biết được sự cứng mềm của cơ thể, chỉ có vật chất và tâm hiện diện. Cứng mềm là sắc, biết được cứng mềm là tâm, chẳng có tôi anh, đàn ông, đàn bà, con gái, con trai chi cả.

Thiền quán -Tiếng chuông vượt thời gian (Phần Bảy)

Giáo pháp diệt trừ đau khổ và đem lại hạnh phúc. Ai cho hạnh phúc này? Không phải Ðức Phật cho, mà chính là sự tuệ giác về vô thường ở trong bạn đem hạnh phúc đến cho bạn. Chúng ta phải thực hành thiền Vipassāna để cho sự tuệ giác này không ngừng lại hay biến mất. Chúng ta phải thực hành thế nào? Hãy tập trung chú ý vào bốn yếu tố, hãy bình thản, vun trồng định (samàdhi) và đừng để giới (sìla) bị hư hỏng.

Thiền quán -Tiếng chuông vượt thời gian (Phần Sáu) (d)

Thiền Quán nhắm tới những mục tiêu thiêng liêng cao cả nhất, đó là sự giải thoát toàn diện và sự giác ngộ hoàn toàn; mục đích của nó không bao giờ chỉ là để chữa trị những căn bệnh thể xác. Tuy nhiên, nhiều chứng bệnh vật lý cũng được chữa lành như là một kết quả phụ của sự thanh tẩy tâm linh. Thiền Quán tiêu trừ được ba nguyên nhân của mọi đau khổ: tham, sân, và si. Việc hành thiền liên tục sẽ làm giảm sự căng thẳng trong đời sống hằng ngày, gỡ được những nút thắt của thói quen phản ứng thiếu quân bình trước những hoàn cảnh dễ chịu và khó chịu.

Niềm vui trong tu tập

Đi tìm thú vui hay cố gắng có được nhiều thú vui hơn nữa là một cực đoan, đè nén nó là một cực đoan thứ hai. Đức Phật dạy chúng ta đi theo con đường trung đạo, nhận biết sự thưởng thức với thái độ đúng đắn. Một cảm giác chỉ là một cảm giác, sự thưởng thức chỉ là sự thưởng thức.

Lễ Đức Phật Thắng***

Cách đây 33 năm, tức năm 2500 Phật lịch, tại Ấn Độ, thế giới long trọng tổ chức đại lễ “Đức Phật Thắng” – Buddha Jayamti, nay thường gọi là lễ Tam Hợp Vesak – để kỷ niệm ngày Đức Phật chiến thắng Ma Vương, tiêu diệt được tất cả mọi ô nhiễm trong nội tâm, giải thoát vĩnh viễn ra khỏi vòng sinh tử luân hồi.

Bản đồ hành trình tâm linh (Chương 7, phần 1)

Ở giai đoạn này, khi kinh nghiệm một điều gì đó, bởi vì đôi khi bạn có thói quen suy nghĩ và ghi nhận bằng cách định danh, bạn cố đặt tên cho nó, nhưng khoảng khắc bạn cố đặt tên thì nó đã không còn ở đó nữa. Do đó, bạn có cảm tưởng là mình không thể đặt tên cho mọi thứ được nữa, chỉ có thể thấy chúng, quan sát chúng mà không suy nghĩ, không làm một cái gì hết. Đối với những người mới đến, thiền sư dạy phải ghi nhận mọi thứ: nghe, nghĩ…

Thiền sư Achaan Naeb

Thiền sư Achaan Naeb là con một vị tỉnh trưởng ở Thái Lan trong một tỉnh biên giới nước Miến Ðiện. Vào độ tuổi ba mươi lăm bà bắt đầu học Vi diệu pháp và thiền quán dưới sự hướng dẫn của một vị thầy tên là Achaan Pathunta U Vilasa.

Bài xem nhiều