Chùa Khmer Nam Bộ – công trình nghệ thuật kiến trúc độc đáo

Chùa Khmer  Nam Bộ, ngoài chức năng thỏa mãn nhu cầu sinh  hoạt  tôn giáo,  còn là một trung tâm sinh hoạt văn hoá-xã hội của từng cộng đồng phum, sóc Khmer, một công trình nghệ thuật kiến trúc có giá trị, góp phần làm phong phú kho tàng văn hoá của dân tộc.

Loài hoa vừa quen vừa lạ ở ngôi chùa cổ Bối Khê (Hà Tây)

Lá diêu bông trong thơ của thi sĩ lãng du Hoàng Cầm, trong âm nhạc lãng phiêu Trần Tiến hay hoa thảo mưa hiện lên vừa buồn bã vừa lãng mạn trong tranh vẽ Nguyễn Quang Thiều là những hư cấu nghệ thuật đầy tính sáng tạo ngẫu hứng. Cũng mang một cảm xúc như thế, loài hoa này tưởng chừng chỉ có trong thi ca, trong giai điệu dân ca xứ Thanh mà thôi.

Chùa Ang Kor Raig Borei (Trà Vinh)

Trà Vinh là một trong những vùng có đông đồng bào Khmer sinh sống. Người Khmer  cư trú thành từng phum, sóc. Mỗi phum, sóc đều có những ngôi chùa. Toàn tỉnh có đến 142 ngôi chùa. Chùa của người Khmer ở đồng bào sông Cửu Long nói chung và ở Trà Vinh nói riêng là một trong những di sản văn hóa đặc sắc. Chùa Ang Kor Raig Borei ( còn gọi là chùa Ang) là một công trình tiêu biểu.

Chùa Văn Quán huyện Thanh Oai tỉnh Hà Tây – một địa chỉ tâm...

Chùa Văn Quán nằm trên địa bàn làng Văn Quán, xã Đỗ Động, xưa thuộc về tổng Động Cứu, huyện Thanh Oai. Đây là một làng có từ lâu đời. Bên những mái đình, mái đền, bờ ao, bến nước, còn thấy những cây đa, cây đề cổ thụ, dấu ấn của sự thanh bình, trầm tích và sâu nặng tâm linh.

Chùa Vĩnh Phước An: Một di tích cần được bảo tồn

Chùa có tên chữ là “Vĩnh Phước An tự”, tọa lạc tại khóm 3, phường 5, thị xã Bạc Liêu, cách trung tâm thị xã 1,5km và cách mộ nhạc sĩ, liệt sĩ Cao Văn Lầu khoảng hơn 150m. Chùa được phân bố theo chiều dọc, mặt quay về hướng Đông Nam trên một khu đất rộng với diện tích khoảng 3.000m2, trong đó, diện tích xây dựng là 453m2.

Ghé Chùa Bổ Đà, thăm bộ kinh cổ

Cách Hà Nội 40km về hướng Bắc, xuôi theo quốc lộ 1A, giữa núi rừng Việt Yên có một ngôi chùa cổ kính mang tên Bổ Đà. Đến đây, du khách không chỉ được thưởng lãm vẻ đẹp của ngôi chùa cổ mà còn được biết đến một báu vật được gìn giữ đã hàng trăm năm: bộ kinh cổ nhất Việt Nam khắc trên gỗ thị…

Chùa Phật Tích

Chùa Phật Tích là di tích lịch sử văn hóa quốc gia, toạ lạc trên sườn núi Lạn Kha, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Với số lượng di sản vật thể vô cùng phong phú, chùa được xếp vị trí hàng đầu về giá trị cổ vật.

Chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ (Linh Mụ Tự) tọa lạc trên ngọn đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương,  trong địa hạt của xã Hương Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế, cách trung tâm thành phố vào khoảng 5km về hướng Tây. Chùa do Chúa Nguyễn Hoàng tái thiết khá hoàng chỉnh vào năm 1601. Năm 1665, Chúa Nguyễn Phúc Tần cho trùng tu.

Chùa Linh Sơn tại núi Bà Đen

Núi Bà Đen cao lớn, khắp  vùng trấn hạt từ xa đều trông thấy cả. Đất đá vươn lên cao, cây cối xanh tốt; giòng suối nước ngọt, đất đai nhiều mầu mỡ. Trên núi có chùa Linh Sơn; dưới lại có ao hồ; cảnh trí trong vùng nầy quảthật là u nhã; chung quanh lại có những hố sâu thăm   thẳm, bao la... 

Kim Chương Tự – ngôi chùa lịch sử của đất Gia Định

Hai ngôi chùa cổ của trấn Phiên An được tác giả Gia Định thành thông chí khảo tả là Giác Lâm tự và Kim Chương tự. Kim Chương tự là ngôi chùa gánh lấy hầu hết những thăng trầm của lịch sử đất Gia Định. Lúc được coi là ngôi “đại bửu sát”, lúc chỉ còn là ngôi chùa lá nhỏ hoang tàn ở ven Đồng Tháp Mười. Giờ đây, những gì còn lại ở đó là những di vật quý hiếm của lịch sử, của lịch sử Phật giáo, của lịch sử mỹ thuật đất Gia Định xưa...

Bài xem nhiều